Thanh Hóa: Đảm bảo an ninh rừng khu vực biên giới

Thu Thủy | 30/03/2021, 16:08

(TN&MT) - Những năm qua, tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng phối hợp chặt chẽ với tỉnh biên giới nước bạn trong công tác giám sát, kiểm tra, chỉ đạo quyết liệt việc bảo vệ rừng (BVR), góp phần giữ ổn định khu vực vùng biên, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng.

Mặc dù là địa phương có trên 641.000 ha rừng với hơn 48.000 ha rừng thuộc vùng trọng điểm cháy, nguy cơ cháy cao và rất cao, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Thanh Hóa; sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, chủ rừng trong triển khai, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) nên tình trạng cháy rừng trên địa bàn tỉnh đã giảm đáng kể.

Tỉnh Thanh Hóa thực hiện tốt công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng

Về công tác phối hợp, Sở NN&PTNT Thanh Hóa và Sở Nông - lâm nghiệp tỉnh Hủa Phăn (Lào) đã thực hiện Chương trình “Phối hợp bảo vệ rừng, PCCCR vùng biên giới hai tỉnh Hủa Phăn - Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020”. Nhờ vậy, công tác trao đổi thông tin, phối hợp tuần tra, kiểm tra an ninh rừng giữa hai bên được chặt chẽ và thường xuyên, góp phần đảm bảo an ninh rừng ở khu vực biên giới.

Tỉnh Thanh Hóa có 5 huyện, 16 xã, 54 thôn, bản tiếp giáp với 3 huyện Xốp Bâu, Viêng Xay, Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào), gồm: Mường Lát, Quan Sơn, Lang Chánh, Quan Hóa, Thường Xuân, với 115.200 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có 5.500 ha có nguy cơ cháy cao. Thực hiện phối hợp, 5 năm qua lực lượng chức năng, chính quyền địa phương hai bên đã phối hợp tổ chức 258 lượt tuần tra, kiểm tra song phương tại các khu vực trọng điểm.

Riêng đối với huyện Thường Xuân, đây là địa bàn có 17 km đường biên giới tiếp giáp với cụm bản Xôm Phay, huyện Sầm Tớ, tỉnh Hủa Phăn (Lào). Từ năm 2016 đến nay, Hạt Kiểm lâm Thường Xuân đã phối hợp với xã Bát Mọt, Đồn Biên phòng Bát Mọt, các đơn vị liên quan thường xuyên phối hợp với huyện Sầm Tớ về công tác BVR, PCCCR khu vực biên giới. Xây dựng được 16 tổ đội quần chúng BVR, PCCCR của thôn, bản, xã, cụm bản; vận động 736 hộ gia đình xã Bát Mọt ký cam kết tham gia quản lý, BVR, PCCCR trên địa bàn xã và khu vực biên giới. Trong 5 năm qua, hai bên đã phối hợp, trao đổi 48 lượt thông tin; phối hợp tuần tra, kiểm tra 109 lần về an ninh rừng, đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 20 vụ vi phạm. Chính vì vậy, những năm gần đây an ninh rừng khu vực biên giới huyện Thường Xuân luôn ổn định, không xảy ra cháy rừng, phá rừng làm nương rẫy.

Xây dựng thêm 19,5 km đường băng cản lửa, phát dọn lại 35,3 km đường băng dọc biên giới, đảm bảo an toàn cho khu vực rừng có nguy cơ cháy

Bên cạnh đó, hai bên đã xây dựng 19,5 km đường băng cản lửa, phát dọn lại 35,3 km đường băng dọc biên giới. Rà soát, bổ sung vào 54 quy ước BVR ở 54 thôn, bản vùng biên; xây dựng 5 bảng tuyên truyền bằng 2 ngôn ngữ Việt - Lào tại khu vực các cửa khẩu, cấp phát 4.400 tờ bướm, tờ rơi, tổ chức cho 3.560 hộ dân ký cam kết thực hiện tốt quy định về BVR, PCCCR; tổ chức được 219 cuộc họp thôn, bản cho hơn 10.000 lượt người tham dự; rà soát trên 55.000 ha rừng trọng điểm, 120 km tuyến đường trọng điểm vận chuyển, buôn bán, thẩm lậu lâm sản, động vật hoang dã.

Thực tế cho thấy, nhờ những giải pháp đồng bộ, sự chung tay của chính quyền địa phương và người dân, cùng sự phối hợp chặt chẽ công tác BVR, PCCCR giúp an ninh rừng ở khu vực biên giới Thanh Hóa - Hủa Phăn luôn ổn định, tình trạng đốt nương làm rẫy đã giảm hẳn, giảm nguy cơ cháy rừng đến mức thấp nhất.

Bài liên quan
  • Giữ rừng... vì mục tiêu kép ở Điện Biên
    (TN&MT) - Đứng trên đỉnh Pha Đin, phóng tầm mắt hướng về Tuần Giáo (Điện Biên), ngọn núi Pu Huốt cao ngất “chứng nhân” ngàn đời cho hàng vạn cây rừng ngã xuống... thế vào đó là những giống cây lương thực ngắn ngày. Bây giờ Điện Biên đang là mùa khô, nhìn tổng thể đồi đã có màu xanh nhưng vẫn là “chiếc áo vá”... Nghĩa là, tỷ lệ người dân ở Điện Biên sống được nhờ rừng còn thấp. Song đồng bào hãy nhìn về góc nhìn thiên tai, bão lũ... Hãy giữ rừng để giữ ngôi nhà mình đang ở.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Trạm Tấu (Yên Bái): Nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) đã chủ động, tích cực triển khai các chính sách an sinh xã hội tới đồng bào vùng dân tộc thiểu số, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
  • Quy định mới về hỗ trợ đất sản xuất cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo
    Ủy ban Dân tộc vừa ban hành Thông tư số 02/2023/TT-UBDT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
  • Già làng K’Bông thuộc việc làng như việc nhà
    Đối với những già làng Tây Nguyên, buôn làng là máu thịt; còn với buôn làng, già làng là linh hồn. Già làng K’Bông trú ở bon Cây Xoài, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) thuộc việc làng như việc nhà, hiểu từng hoàn cảnh gia đình trong buôn và bằng uy tín cũng như sự hiểu biết, nhiệt tình của mình, ông đã giúp bon Cây Xoài dần thay da đổi thịt.
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại lễ hội Điện Hòn Chén
    (TN&MT) - Những năm qua và đặc biệt là năm nay, tại lễ hội Điện Hòn Chén (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã không còn xuất hiện tình trạng xả rác hay đốt vàng mã xung quanh và xuống sông Hương từ các thuyền tham gia. Ý thức người dân đã được nâng cao, môi trường được đảm bảo.
  • TP. Cần Thơ: Giáo hội Phật giáo tích cực bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), góp phần xây dựng TP. Cần Thơ ngày càng xanh - sạch - đẹp, bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với Thượng tọa. TS Lý Hùng, Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ.
  • Rực rỡ sắc màu văn hóa các dân tộc Sơn La đón Tết Độc lập
    (TN&MT) - Hân hoan đón Tết Độc lập, các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, hấp dẫn, tạo nên những dấu ấn khó quên trong lòng du khách.
  • Nghệ An: Náo nhiệt phiên chợ vùng cao Tri lễ
    Sáng ngày 01/9/2023, phiên chợ người Mông đầu tiên tại huyện Quế Phong (Nghệ An) đã chính thức được mở phiên đầu tiên tại xã Tri Lễ, mục tiêu vừa kích cầu sự phát triển kinh tế, lưu giữa nét văn hóa đặc sắc lâu đời của người Mông và hướng tới phát triển du lịch cộng đồng.
  • Lào Cai: Linh thiêng Lễ hội đền Bảo Hà
    (TN&MT) - Ngày 1/9 (tức 17/7 âm lịch), UBND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Bảo Hà. Hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đến tham dự Lễ hội.
  • [Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh
    Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.
  • Giải quyết tổng thể khó khăn cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    (TN&MT) - “Việc phê duyệt và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước ta, lần đầu tiên có một chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Hầu A Lềnh tại Hội nghị sơ kết 03 năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021- 2023 và triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ nay đến năm 2025.
  • Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng chúc mừng Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhân đại lễ Vu lan
    (TN&MT) - Nhân dịp đại lễ Vu lan Phật lịch 2567 - Dương lịch 2023, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng và bà Trần Thị Minh Nga, Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ cùng đoàn công tác đã đến thăm, chúc mừng Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tại Văn phòng I, chùa Quán Sứ, TP. Hà Nội.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO