Thanh Hóa: Cần sớm có giải pháp cứu Đình cổ Đông Môn

Tuyết Trang - Đinh Huê | 14/03/2023, 10:16

Đình làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) nằm sát Thành nhà Hồ, vốn là niềm tự hào của làng, là nơi sinh hoạt văn hoá của bà con. Nhưng hiện tại người dân đang thấp thỏm lo sợ ngôi đình 400 năm tuổi nay có thể đổ sập bất cứ lúc nào.

Theo các tài liệu lịch sử, Đình Đông Môn được xây dựng từ thời chúa Trịnh Tùng (1570 - 1623), tọa lạc giữa cộng đồng dân cư đông đúc, cách cổng thành phía đông Thành Nhà Hồ 70m, mặt trước hướng về phía hào nước của thành đá nhà Hồ, theo luật phong thủy thì nằm đúng thế "tụ thủy" là điềm thịnh mãn cho làng. Đình nằm ở vị trí trung tâm có ý nghĩa lớn về vị trí địa lý và tâm linh đối với nhân dân trong làng.

Xưa kia Đông Môn là trang ấp của họ Trịnh nhưng lại giao cho quan đại thần họ Vũ là ông Vũ Khắc Minh cai quản, người có công lao lớn đối với họ Lê và chúa Trịnh. Ông từ Hà Nam Ninh vào Thanh Hóa chiêu nạp con cháu họ Vũ và Nhân dân khai ấp họ Trịnh, khôi phục lại làng Đông Môn. Khi Ông Vũ Khắc Minh mất thì nhân dân suy tôn là Thành Hoàng làng và đình Đông Môn là nơi thờ phụng, sau này nơi đây được sử dụng là nơi sinh hoạt cộng đồng của làng. Hiện nay dân cư trong làng Đông Môn chủ yếu mang họ Vũ.

a1.jpg
Ngôi đình cổ cạnh Thành Nhà Hồ xuống cấp nghiêm trọng

Trong đình làng hiện nay còn lưu giữ đôi câu đối: “Hồ Thành đối trĩ giang sơn cựu/Trịnh ấp tung hoành đồng Vũ tân (Thành Nhà Hồ đứng sừng sững cùng non sông kỳ cựu Ấp họ Trịnh, tòa ngang, dãy dọc, họ Vũ mới xây). Kiến trúc của đình gồm 5 gian, 2 chái, cấu trúc 4 mái, bốn tàu mái cao rộng đó không trở nên nặng nề vì nhờ bốn góc có bốn tầu đao cong vút như nâng các tàu mái bay bổng.

Ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ nhận định: Di tích đình Đông Môn nằm ở cửa Đông Thành Nhà Hồ và là di tích phụ cận của Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ, là một điểm đến thu hút rất nhiều khách tham quan trên tuyến hành trình tham quan di sản Thành Nhà Hồ. Tuy nhiên, kể từ khi di tích bị xuống cấp, các tuyến tham quan trên không thể triển khai đến đình Đông Môn được.

“Để đảm bảo mỹ quan, an toàn cho khách du lịch trước sự xuống cấp trầm trọng của ngôi đình, đơn vị đã có văn bản đề nghị UBND xã Vĩnh Long chỉ đạo bộ phận chuyên môn khẩn trương xây dựng phương án cấp thiết để bảo vệ di tích, gia cố lại các viên ngói tụt có nguy cơ rơi vỡ trong khi chờ trùng tu tôn tạo. Đây là một điều rất đáng tiếc vì đình Đông Môn nằm ngay sát cổng Đông di sản Thành nhà Hồ, lại là một trong những đình cổ, đẹp, độc đáo của xứ Thanh. Việc kết nối di sản Thành nhà Hồ với di tích này cũng rất thuận lợi. Do vậy mong mỏi của đơn vị cũng như nhân dân và du khách khi đến với di sản là sớm trùng tu, chống xuống cấp ngôi đình này, đưa di tích trở lại phục vụ tham quan và sinh hoạt văn hóa tâm linh của cộng đồng.”, ông Linh nói thêm.

a2.jpg
Ngôi đình cổ cạnh Thành Nhà Hồ xuống cấp nghiêm trọng

Năm 2010, đại diện tổ chức ICOMOS, Giáo sư Akira Ono (Nhật Bản) đã có chuyến công tác thực tế tại Di sản để thẩm tra hồ sơ di sản Thành Nhà Hồ. Qua khảo sát Giáo sư nhận định đình Đông Môn là một di tích quan trọng trong hệ thống các di tích phụ cận của di sản Thành Nhà Hồ, có ý nghĩa lớn trong việc gắn kết cộng đồng làng xã. Đình Đông Môn cũng chính là nơi diễn ra cuộc gặp gỡ, tiếp xúc của nhân dân, chính quyền địa phương và chuyên gia quốc tế trong việc bảo tồn và gìn giữ di sản Thành Nhà Hồ.

Sự hiện diện của ngôi đình vẫn luôn gắn bó với tâm hồn, cuộc sống và là nơi gắn kết tình cảm cộng đồng của người dân nơi đây; có cây đa, giếng nước mà mỗi người dân quê khi đi xa vẫn không thể nào quên. Nhưng tiếc thay, hiện nay toàn bộ phần mái ngói của ngôi đình đã xuống cấp nghiêm trọng, các lớp ngói bị tụt thành hàng, rơi khỏi vị trí ban đầu làm hở mái; phần mái ngói bị dồn ra phía trước vừa mới được chính quyền địa phương cho giăng bạt để giữ phần ngói bị tụt và đặt biển báo trước đình làng để cấm người dân và khách du lịch vào bên trong. Ngoài ra, các kết cấu bằng gỗ bên trong ngôi đình hầu như đã bị mốc đen, một số các cột, kèo đã bị mục do ngấm nước mưa...

az.jpg

Không chỉ là tín ngưỡng mà còn là nơi sinh hoạt cộng đồng của bà con trong làng

Ông Nguyễn Văn Điệp, Trưởng thôn Đông Môn cho biết, nhân dân trong thôn hiện nay đang rất lo lắng trước việc ngôi đình cổ gần 400 năm xuống cấp gần 2 năm nay nhưng vẫn chưa có phương án tu sửa cụ thể nào, dù trước đó cấp ủy thôn Đông Môn, chính quyền địa phương và người dân đã liên tục phản ánh sự việc này lên cơ quan cấp trên. Bà con ở làng cũng nhiều lần muốn tu sửa nhưng do không có đủ nguồn kinh phí và đây là di tích đã được xếp hạng nên phải được cơ quan chức năng có thẩm quyền cho phép mới được làm. Chúng tôi hi vọng ngôi đình sớm được trùng tu, tôn tạo chứ để vài năm nữa đình làng chắc chỉ còn là kí ức…

Bà Vũ Thị Thắm, 72 tuổi có nhà gần ngôi đình lo lắng: “Bao năm nay ngôi đình là mái nhà chung của người dân chúng tôi. Đã 4, 5 năm nay ngôi đình ngày càng xuống cấp, nhất là 2 năm gần đây, chúng tôi thấy rất xót xa. Lâu nay bà con nhân dân trong làng Đông Môn không tổ chức được các các hoạt động văn hoá, tín ngưỡng tại ngôi đình này nữa.”

Được biết, ngày 13/6/2022, Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch Thanh Hóa có văn bản đề nghị Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Lộc chỉ đạo các phòng ban, đơn vị liên quan và UBND xã Vĩnh Long khẩn trương kiểm tra thực tế. Cùng với đó phải thực hiện các biện pháp chống đỡ, tránh sập đổ công trình, bảo quản di vật, hiện vật thuộc di tích, đảm bảo an ninh, an toàn cho người và nội thất đồ thờ của di tích. Đồng thời đề xuất phương án bảo quản, tu bổ di tích, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo đúng quy định hiện hành của pháp luật.

Ông Vũ Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Long cho biết: Hiện tại Đình Đông Môn đang xuống cấp nghiêm trọng, xã đã báo cáo thực trạng xuống cấp và có Tờ trình xin chủ trương đầu tư tu bổ di tích đình Đông Môn, làm cơ sở để huyện Vĩnh Lộc đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa hỗ trợ nguồn kinh phí tu bổ. Hiện nay địa phương vẫn đang chờ văn bản của tỉnh để tiến hành thực hiện các bước tiếp theo.

Bài liên quan
  • Vĩnh Lộc (Thanh Hóa): Siết chặt bảo vệ tài nguyên để phát triển bền vững
    (TN&MT) - Hiện nay trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc có 31 mỏ khai thác khoáng sản các loại, gồm mỏ cát, mỏ đất, mỏ đá… với trữ lượng hàng triệu mét khối. Để đảm bảo việc khai thác đi vào nền nếp, hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, huyện đã đề ra nhiều giải pháp cho việc khai thác tài nguyên như: hướng dẫn chủ mỏ cam kết khai thác đúng giấy phép, trữ lượng, đúng mốc giới, trọng tải… Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các huyện lân cận để quản lý tài nguyên.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Chi nhánh Công ty Toàn Cầu tại Nghệ An: Liên tục lấn chiếm hành lang ATGT ?
    Hàng trăm container được tập kết, chiếm dụng hành lang ATGT trên tuyến đường tỉnh 536 đoạn trước mặt chi nhánh Công ty Toàn Cầu ở huyện Nghi Lộc (tỉnh Nghệ An). Dù đã bị xử phạt nhiều lần, nhưng đơn vị này vẫn liên tục tái diễn tình trạng trên khiến người dân hết sức bức xúc.
  • Quảng Ngãi: Hàng trăm người dân “khát” nước sạch giữa thành phố
    Nhiều năm qua, hàng trăm hộ dân ở xã Nghĩa Phú (TP. Quảng Ngãi) phải sống trong tình trạng “khát” nước sạch.
  • Vi phạm đất đai của gia đình Bí thư xã Vạn Thái: Hé lộ thêm nhiều sai phạm
    (TN&MT) - Tại Kết luận số 22/KL-UBND ngày 03/3/2023, UBND TP Hà Nội khẳng định, phần diện tích đất vi phạm của gia đình Bí thư xã Vạn Thái được chính quyền địa phương cho chuyển đổi mục đích sử dụng cũng như cho thuê thầu không đúng quy định.
  • Hà Nam: Trả lại mỹ quan và môi trường cho tuyến đường liên thôn
    (TN&MT) - Những bao rác với đủ loại từ chất thải sinh hoạt đến phế thải xây dựng tràn cả ra gần nửa phần đường liên thôn thuộc thị trấn Bình Mỹ (Bình Lục - Hà Nam).
  • Luật sư nói về sự bất công trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Luật sư Hoàng Tùng, Trưởng Văn phòng luật sư Trung Hòa (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) cho rằng, trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nguồn gốc sử dụng đất giống nhau và cùng được người thân tặng cho nhưng hộ thì được mua đất tái định cư, hộ thì không được mua đã thể hiện sự bất công trong quá trình áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thông tin tiếp vụ việc xây nhà lên vỉa hè ở Hải Dương: Chính quyền cần xử lý dứt điểm
    (TN&MT) - Ngày 11/4, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có bài: “Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè” khiến người dân Khu phố Trương Hán Siêu, TP. Hải Dương bức xúc có đơn thư gửi đến Báo Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng Hải Dương về việc hộ gia đình bà Đỗ Thị Hoa xây nhà tầng lên gần hết diện tích vỉa hè, mất mỹ quan đô thi. Phóng viên tiếp tục tìm hiểu và phát hiện nhiều sai sót liên quan trong vụ việc này.
  • Hà Đông (Hà Nội): Sớm giải quyết quyền và lợi ích cho người dân
    Từ khi UBND phường Hà Cầu, UBND quận Hà Đông đầu tư xây dựng công trình phụ trợ Nhà văn hóa Hà Trì 4 đã sử dụng đất của người dân 15 năm qua nhưng đến nay vẫn chưa bồi thường, giải quyết quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, khiến dư luận nơi đây vô cùng búc xúc.
  • Tiếp bài “Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng ở Bắc Kạn”: Tổng cục Lâm nghiệp kiến nghị xử lý nghiêm
    Như Báo Tài nguyên và Môi trường đã phản ánh: Tổ liên ngành đã ập vào bắt quả tang một số đối tượng đang khai thác gỗ trái phép sát với Công ty TNHH Hoàng Nam. Để tiếp cận được xưởng xẻ gỗ bắt buộc phải đi qua cổng của Công ty TNHH Hoàng Nam và manh động hơn, các đối tượng đã kéo điện lưới 3 pha từ công ty này để sử dụng.  Mới đây, Tổng cục Lâm nghiệp đã có Công văn đề nghị xử lý nghiêm hành vi phá rừng.
  • Xã Tứ Hiệp -Thanh Trì: Cần công bằng trong bồi thường dự án mở rộng Quốc lộ 1A
    Nhiều hộ dân có cùng điều kiện, tiêu chí nhưng UBND huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội lại áp dụng các phương án tái định cư khác nhau. Điều này dẫn tới khiếu nại kéo dài và gây bức xúc cho người dân.
  • Đề nghị xử lý nghiêm vi phạm đất đai tại quận Tây Hồ, Hà Nội
    (TN&MT) - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Hà Nội vừa ban hành văn bản đề nghị quận Tây Hồ chỉ đạo kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý dứt điểm, triệt để các vi phạm đất đai, đê điều trên địa bàn.
  • Hải Dương: Nhà tầng “mọc” trên vỉa hè
    (TN&MT) - Người dân sinh sống tại khu phố Trương Hán Siêu, phường Quang Trung và Nhị Châu, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương bức xúc, gửi đơn thư tới Báo Tài nguyên và Môi trường, phản ánh về việc gia đình bà Đỗ Thị Hoa, xây dựng nhà lấn gần hết phần vỉa hè đã được quy hoạch.
  • Bắc Kạn: Núp bóng doanh nghiệp để phá rừng tự nhiên?
    (TN&MT) - Sau khi nhận được thông tin từ người dân, tổ liên ngành gồm: Kiểm lâm, Công an huyện Chợ Đồn đã có mặt tại khoảnh rừng tiếp giáp với Công ty TNHH Hoàng Nam, thôn Cốc Thử, xã Ngọc Phái để kiểm tra. Lực lượng chức năng bước đầu đã tạm giữ một đối tượng, đồng thời xác định có một xưởng cưa rộng gần 100 m2,có lắp điện lưới 3 pha, nhiều gỗ được xẻ thành hình hộp và nhiều tang vật khác.
  • Chợ Mới (Bắc Kạn): Nhà xưởng tự phát mọc la liệt
    (TN&MT) - Thời gian qua, trên địa bàn huyện Chợ Mới xuất hiện hàng chục nhà xưởng lớn nhỏ để phục vụ sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Đặc biệt, các nhà xưởng đều xây dựng trên đất lâm nghiệp, hàng ngày “hồn nhiên” xả khí thải, nước thải ra môi trường, mặc cho người dân ý kiến nhưng đến nay các xưởng vẫn hoạt động, thách thức dư luận.
  • TP. Thanh Hóa: Cần xử lý nghiêm trạm đúc bê tông trái phép sát khu dân cư
    Trạm sản xuất cọc bê tông mang tên Công ty Mạnh Phát tại phường Quảng Phú, TP. Thanh Hóa (Thanh Hóa) hoạt động sai mục đích sử dụng đất suốt thời gian qua. Không những vậy, người dân địa phương còn phản ánh đơn vị sử dụng xe vận chuyển có trọng tải lớn, tiềm ẩn nguy cơ hư hỏng đường, gây ô nhiễm môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO