Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than

Tuyết Trang | 02/02/2023, 16:01

Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.

Theo tìm hiểu của Phóng viên báo Tài nguyên và Môi trường, ngày 9/10/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 3898/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án nâng cấp, sửa chữa đảm bảo an toàn một số hồ đập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong đó có hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống với diện tích lưu vực là 1,1 km2, đảm bảo diện tích tưới cho 37 ha đất nông nghiệp tại xã Tượng Sơn và khu vực lân cận.

anh-3.jpg

Toàn cảnh hồ Khe Than

Đến ngày 30/10/2019, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tiếp tục ban hành Quyết định số 4469/QĐ-UBND về việc phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình, thì đập Khe Than được thiết kế bởi thân đập dựa trên cơ sở của tuyến đập hiện tại dài 967 m, chiều rộng 5 m; mái thượng lưu; mái hạ lưu; tràn xả lũ; cống lấy nước; kênh tưới…

Trên cơ sở đó, ngày 9/12/2019, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa đã hanh hành Quyết định 418/QĐ-BQLDANN về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 03 (trong đó có hồ Khe Than): Thi công xây dựng công trình và cung cấp lắp đặt thiết bị công trình (bao gồm cả chi phí hạng mục chung) Dự án nâng cấp, sửa chữa đảm bảo an toàn một số hồ đập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cho nhà thầu trúng thầu là Liên danh Công ty Cổ phần xây dựng và tự động hóa Đức Anh- Công ty Cổ phần vật liệu xây dựng Hùng Cường- Công ty Cổ phần xây dựng Hoàng Huy Thắng và Công ty TNHH Hùng Dũng. Giá trúng thầu là 42.482.534.000 đồng (hồ Khe Than được phê duyệt 8 tỷ đồng). Loại hợp đồng: Hợp đồng theo đơn giá cố định. Thời gian thực hiện hợp đồng thi công là 12 tháng + 12 tháng bảo hành.

anh-1(1).jpg

Nước được thu từ trong thân đập chảy ra (hình tròn đỏ)

Ngay sau khi được phê duyệt kết quả lựa chọn, Liên danh nhà thầu đã thi công và đến nay đã bàn giao công trình và đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân khi công trình hồ Khe Than hoàn thành và đưa vào sử dụng thì xảy ra tình trạng nước thấm ra thân đập, gây mất an toàn hồ đập, nhất là những khi trời mưa bão, lũ lụt.

Có mặt tại hồ Khe Than vào thời điểm cận với mùa khô, mực nước trong hồ lúc này bình thường, hệ thống mặt đê; mái thượng lưu; mái hạ lưu; tràn xả lũ…đã được hoàn thiện theo như thiết kế. Dọc theo mái đê hạ lưu đang xảy ra tình trạng nước thấm ra ngoài cùng với tiếng nước chảy róc rách, khi lật tấm đan lên(từ chỗ nghe tiếng nước chảy), chúng tôi phát hiện thấy đường ống Pi 90 được nối từ chân đê ra đang chảy ra kênh tưới rất mạnh.

Tiếp xúc với phóng viên, nhiều người dân đang chặt cây ở rừng đồi cho biết: Sau khi hồ Khe Than được xây dựng xong thì bất ngờ bị dò rỉ, thẩm thấu ra ngoài, những hôm đầu nước còn chảy lênh láng ra ngoài, nhưng thấy họ thu lại thành một đường ống cho chảy vào mương dẫn nước tưới thôn 9, ngay chỗ anh đứng không xa là đường ống đấy (một người dân cho biết). Nhưng không hiểu tại sao đến nay họ vẫn không xử lý dứt điểm mà cứ để chảy như thế này thì trời mưa to dài ngày, nước hồ dâng cao thì nguy hiểm lắm.

anh-2.jpg

Sau đó được thu về mương tưới thôn 9

Trao đổi với phóng viên báo Tài nguyên và Môi trường. ông Lê Đại Minh, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa thừa nhận hiện tại công trình hồ Khe Than đang thẩm thấu nước là đúng. Trong quá trình kiểm tra lưu lượng thấm mực nước hồ ở cao trình 19.85 thì lượng nước thấm bảo đảm cho phép. Tuy nhiên, sau đợt mưa ngày 26/5/2021 mực nước hồ dâng lên cao trình 20.1 thì lưu lượng thấm nhiều hơn.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, Ban Quản lý Dự án Đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa đã có Công văn đề nghị Đoàn Quy hoạch và thiết kế thủy lợi Thanh Hóa kiểm tra, tạm thời đặt 3 ống thu gom nước để dẫn về kênh dẫn nước tưới, đến nay chỉ còn 1 ống, chúng tôi cũng đưa ra giải pháp sử dụng khoan máy, khoan tại 3 vị trí tim đập và tiến hành đổ nước thí nghiệm để xác định hệ số thấm thực tế tại hiện trường cho từng lớp đất, nhưng từ tháng 6/2022 đến nay mực nước trong hồ chưa giảm nên không thể thực hiện được, ông Minh cho biết thêm.

Bài liên quan
  • Thanh Hóa: Khai trừ khỏi Đảng cán bộ địa chính bán đất “ma” cho dân
    Ông Lê Văn Khang, Cán bộ Địa chính thị trấn Quý Lộc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa vừa bị khai trừ khỏi Đảng vì bỏ sinh hoạt Đảng, nghỉ việc hơn 4 tháng không có lý do và nhận tiền mua đất của hàng chục hộ dân nhưng không đấu giá… Chính “niềm tin” này đã khiến cho hàng chục hộ dân mắc bẫy khi đóng hàng trăm triệu đồng để mua đất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Yêu cầu xử lý trách nhiệm vì để rừng bị phá ở huyện Thường Xuân
    Để xảy ra tình trạng 3.367m2 diện tích rừng bị phá, khối lượng lâm sản thiệt hại 14,418 m3 gỗ; lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng hộ Thường Xuân và các cá nhân có liên quan bị yêu cầu xử lý trách nhiệm.
  • Thanh Hóa: Cần sớm có giải pháp cứu Đình cổ Đông Môn
    Đình làng Đông Môn, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) nằm sát Thành nhà Hồ, vốn là niềm tự hào của làng, là nơi sinh hoạt văn hoá của bà con. Nhưng hiện tại người dân đang thấp thỏm lo sợ ngôi đình 400 năm tuổi nay có thể đổ sập bất cứ lúc nào.
  • Quảng Nam: Chậm nạo vét kênh “làm khó” vụ mùa của nông dân
    (TN&MT) - Dự án nạo vét kênh dẫn vào trạm bơm Cù Bàn (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) “dậm chân tại chỗ” thời gian dài khiến cho gần 100ha lúa và hoa màu của nhiều hộ dân bị thiếu nước tưới. Chính quyền tỉnh Quảng Nam đưa ra phương án khẩn cấp bố trí kinh phí ngân sách nạo vét, tập kết vật liệu nạo vét tại vị trí phù hợp, sau đó tổ chức đấu giá.
  • Văn Yên - Yên Bái: Người dân bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi ở sông Ngòi Thia
    (TN&MT) - Nhiều năm nay, người dân 2 xã Yên Phú và An Thịnh, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái vô cùng bức xúc trước nạn khai thác cát, sỏi trái phép và tập kết vật liệu ở sông Ngòi Thia. Mặc dù từng bị đình chỉ, nhắc nhở từ các cấp chính quyền nhưng xong đâu lại vào đấy. Có hay không tình trạng “trên bảo, dưới không nghe” và thách thức pháp luật.
  • Điểm bất thường của 2 Nhà máy gạch tuynel  Điện Biên
    (TN&MT) - Hiện nay, trên địa bàn huyện Điện Biên có 2 nhà máy gạch tuynel đang hoạt động. Tuy nhiên, theo khẳng định của Sở TN&MT tỉnh Điện Biên thì đến nay cả chưa có mỏ đất nào được cấp phép, kể cả công trình trọng điểm mở rộng sây bay Điện Biên. Dư luận không khỏi hoài nghi và đặt câu hỏi: Vậy đất ở đâu để 2 nhà máy gạch tuynel này cho ra thành phẩm hàng triệu viên gạch mỗi năm?
  • Xã Tứ Hiệp – Thanh Trì: Cần xem xét những uẩn khúc liên quan Dự án nâng cấp Quốc lộ 1A
    (TN&MT) - Được bốc thăm đất tái định cư nhưng không được nhận đất; một hộ gia đình nhưng lại được ưu ái mua 2 suất tái định cư; phương án bồi thường không khớp với các văn bản đo đạc hiện trạng trước đó … là những thông tin mà người dân phản ánh liên quan tới Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn Văn Điển – Ngọc Hồi (thuộc địa phận xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Tp. Hà Nội).
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
  • Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?
    Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.
  • Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than
    Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.
  • Quảng Bình: Băn khoăn về tính thuyết phục từ một bản án tranh chấp đất đai
    (TN&MT) -Mặc dù phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm trong vụ việc tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là ông Lê Chiêu Khánh với bị đơn là ông Lưu Trọng Nghĩa, tuy nhiên bản án phúc thẩm do Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên lại chỉ trả lại 229,7m2 so với 293m2 của bản án sơ thẩm khiến vụ việc vẫn chưa có hồi kết.
  • Bá Thước - Thanh Hoá: Cần kiểm tra việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
    Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử ngày 23/12/2033 có đăng bài: “Bá Thước (Thanh Hóa): Chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất trồng lúa sang đất ở có đúng luật?” phản ánh việc UBND huyện Bá Thước chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp sang cấp đất ở cho 2 hộ gia đình đã có nhà ở, trong khi nhiều nhà cùng hoàn cảnh, ở trên đất đó đã lâu nhưng lại không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để rộng đường công luận, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.
  • Nghệ An: Xe chở cát “khủng” đại náo các cung đường ở huyện Nam Đàn
    Thời gian qua, hàng loạt xe tải chở cát từ một số bến cát tại huyện Nam Đàn sau đó ngược xuôi các tuyến đường Quốc lộ 46A, Quốc lộ 46C, đường Tỉnh lộ 539B…rồi tỏa đi khắp các hướng. Điều đáng nói, đây là những xe tải trọng “khủng” nhưng khi chúng tôi có mặt tại các tuyến đường nêu trên lại không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.  
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO