Thanh Hóa: 11 huyện miền núi nằm trong vùng có nguy cơ cao sạt lở

Thu Thủy | 27/09/2021, 09:57

(TN&MT) - Sau đợt mưa lớn kéo dài nhiều ngày, 11 huyện miền núi của Thanh Hóa đang nằm trong vùng nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất và ngập úng. Chính quyền địa phương đã khẩn trương lập phương án, chủ động ứng phó với diễn biến của thời tiết, thiên tai, đảm bảo an toàn cho người dân.

Trong những ngày qua, khu vực tỉnh Thanh Hóa có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Lượng mưa đo được tại các điểm đo mưa tự động như: Cổ Lũng (Bá Thước) 53.0mm, Hồi Xuân 52.4mm, Hà Trung 42.8mm, Thạch Lâm (Thạch Thành) 40.0mm... Cộng với lượng mưa 2 ngày trước đó, nhiều khu vực đã ngập úng cục bộ.

Các địa phương hiện đang nằm trong vùng nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất và ngập úng, gồm 11 huyện miền núi Quan Hóa, Thường Xuân, Quan Sơn, Mường Lát, Bá Thước, Lang Chánh, Như Thanh, Như Xuân, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Thạch Thành và huyện Nông Cống.

Các huyện Yên Định, Vĩnh Lộc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Hà Trung, Nga Sơn và thị xã Nghi Sơn nằm trong vùng nguy cơ trung bình về lũ quét, sạt lở đất và ngập úng.

12 huyện của Thanh Hóa nằm trong vùng nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ trong đó có 11 huyện miền núi

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành Công văn về việc triển khai ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất. Trong đó, yêu cầu các địa phương triển khai phương án tiêu úng bảo vệ sản xuất nông nghiệp, khu vực đô thị, khu công nghiệp, vùng trũng thấp. Khơi thông dòng chảy, nhất là trên các suối, khe cạn khu vực miền núi, không để xảy ra lũ nghẽn dòng.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát nhà ở không an toàn, các khu dân cư bãi sông, ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn khi có tình huống xảy ra.

Tăng cường kiểm tra hệ thống đê điều, chủ động triển khai các phương án bảo đảm an toàn công trình đê điều, đặc biệt là các cống dưới đê, các trọng điểm xung yếu, các tuyến đê đang thi công dở dang, chuẩn bị lực lượng, vật tư, phương tiện sẵn sàng hộ đê khi xảy ra sự cố.

Thanh Hóa đã xây dựng phương án ứng phó với thời tiết, thiên tai

Đối với Sở NN&PTNT, Sở Công Thương, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các Sở theo chức năng quản lý Nhà nước được giao chỉ đạo kiểm tra, rà soát và triển khai phương án bảo đảm an toàn đê điều, đập, hồ chứa nước, vận hành an toàn, hiệu quả trạm bơm tiêu, hồ chứa thủy lợi, thủy điện, phù hợp với diễn biến mưa lũ, bảo vệ sản xuất nông nghiệp.

Đặc biệt, yêu cầu Sở Y tế chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là các khu vực sơ tán tập trung; chỉ đạo đảm bảo an toàn và tạo điều kiện cho lực lượng phòng, chống thiên tai thực hiện nhiệm vụ.

Bài liên quan
  • Nâng cao hơn nữa vai trò của Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG
    (TN&MT) - Ưu tiên tập trung hoàn thiện các thủ tục ban hành, triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; Hoàn thiện tiêu chí, định mức phân bổ vốn của Chương trình; tham mưu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, mở rộng phối hợp, hợp tác; triển khai Đề án Chuyển đổi số… Đây là các nhiệm vụ trọng tâm mà Văn phòng Điều phối Chương trình MTQG xác định ưu tiên tập trung thực hiện thời gian tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Vui tết Độc lập trên rẻo cao Tây Bắc
(TN&MT) - Đến với những bản làng của đồng bào dân tộc Mông tại tỉnh Sơn La những ngày này, đâu đâu cũng thấy không khí rộn rã trước ngày hội lớn. Trong những năm gần đây, với đa dạng các hoạt động vui đón Tết, Tết Độc lập không chỉ là ngày hội của bà con dân tộc Mông, mà đã thu hút đông đảo bà con các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Dao, Khơ Mú... ở các địa phương trong, ngoài tỉnh cùng về chung vui.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO