Thanh Âm Xanh và hành trình phủ xanh Việt Nam

Đoàn Thanh (thực hiện) | 18/11/2022, 13:19

"Tôi không nản, tôi chỉ buồn thôi" - đó là chia sẻ của Founder Thanh Âm Xanh - Nguyễn Diệu Linh về những thách thức trên con đường phủ xanh Việt Nam của mình.

Để được cống hiến hết mình cho các dự án cộng đồng suốt hơn 10 năm qua, chị Linh đã phải từ bỏ nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp cá nhân. Trao đổi với phóng viên, chị Linh đã không giấu được những nỗi niềm nghẹn ngào.

Phóng viên (PV): Đã hơn 2 năm kể từ khi Thanh Âm Xanh chính thức được khởi động, dự án cũng ít nhiều gặt hái được thành tựu, vậy điều khiến chị tâm đắc nhất là gì?

Nguyễn Diệu Linh: Với Thanh Âm Xanh, tôi chỉ mong muốn sẽ làm được thêm nhiều điều nữa, tôi chưa biết đâu là điều khiến mình thực sự tâm đắc. Nếu bạn hỏi điều gì khiến tôi hạnh phúc nhất khi thực hiện Thanh Âm Xanh thì có lẽ tôi sẽ dễ trả lời hơn đấy.

dieu-linhhhh.jpeg
chị Nguyễn Diệu Linh - Founder Thanh Âm Xanh

PV: Ồ, vậy điều gì khiến chị hạnh phúc nhất khi làm dự án này?

Nguyễn Diệu Linh: Thanh Âm Xanh khiến tôi hạnh phúc có lẽ vì dự án chứng tỏ tôi còn nhiều năng lượng, cuộc sống của tôi còn có nhiều ý nghĩa tích cực. Thời điểm bắt đầu Thanh Âm Xanh, tôi khác với tôi ở thời điểm làm Khăn Ấm Cho Em. Nếu gần 10 năm trước, tôi là cô gái ngoài đôi mươi yêu âm nhạc và tràn đầy hào hứng lên đường vì trẻ em thì khi bắt đầu với Thanh Âm Xanh, tôi trăn trở nhiều lắm. Nhưng còn biết trăn trở tức là tôi vẫn còn hướng tâm sức của mình về phía cộng đồng. Như bạn bè đùa tôi vẫn còn “chiến” sung lắm (cười).

PV: Tại sao khi thực hiện Thanh Âm Xanh chị lại trăn trở nhiều?

Nguyễn Diệu Linh: Năm 2020 bệnh dịch ập đến bất ngờ khiến công việc và đời sống của tôi có thêm rào cản và ít nhiều bị xáo trộn. Thật không thể tin nổi việc đi lại và được thở bỗng một ngày trở nên khó khăn với rất nhiều người như thế! Với những bệnh dịch trước, tôi không thực sự cảm thấy những con virus gần mình như Covid. Nhưng cũng chính khoảng thời gian cách cho tôi tĩnh tâm hơn, suy nghĩ nhiều hơn và nhận ra một trong những nguyên nhân sâu xa của bệnh dịch đến từ rất nhiều hành vi tiêu cực mà con người tác động vào vũ trụ suốt nhiều năm qua. Theo quan hệ nhân quả, thì có thể thấy rằng chúng ta đang bắt đầu nhìn thấy “quả” đến dần rồi. Vì thế mà những hành động thay đổi cần khẩn trương thực hiện, trước khi những điều gì khác nữa (có thể còn đáng sợ hơn cả Covid) xảy đến.

PV: Và chị đã lên ý tưởng cho Thanh Âm Xanh như thế? Tại sao chị muốn dùng nghệ thuật như một phương tiện chính nhằm truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường?

Nguyễn Diệu Linh: Bản thân tôi từ trước đã luôn muốn được gắn kết tất cả mọi người thông qua âm nhạc. Với Khăn Ấm Cho Em, tôi và các cộng sự cõng nhạc lên rẻo cao, giúp các em nhỏ được tiếp xúc với âm nhạc bên cạnh việc xây trường mới cho các em. Còn với Thanh Âm Xanh, chúng tôi muốn dùng nghệ thuật lay động mọi người, từ đó góp phần thay đổi nhận thức của mọi người, thúc đẩy những hành động thiết thực nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Qua việc tự nghiên cứu, tôi biết cây tre có giá trị đặc biệt cả về mặt kinh tế, môi trường và văn hóa. Tre là concept rất phù hợp để kết nối và cân bằng các yếu tố nghệ thuật, văn hóa và môi trường tại Việt Nam.

ng-dieu-linh-hop-dan.jpeg
Chị Nguyễn Diệu Linh trò chuyện, thuyết phục bà con cùng tham gia Dự án

PV: Khi dự án mới đi vào hoạt động, chị có gặp khó khăn không?

Nguyễn Diệu Linh: Mọi thứ trong giai đoạn đầu đều khá khó khăn. Tôi chưa biết phải làm sao để thay đổi nhận thức của mọi người về giá trị của cây tre. Có người hỏi tôi tại sao cứ phải là tre mà không loài cây khác, năm nào cũng làm về tre thì chương trình nghệ thuật nhàm chán lắm, rồi chống biến đổi khí hậu là việc vĩ mô, dùng nghệ thuật để tác động giống như muối bỏ bể… Trải qua một giai đoạn dài tích cực truyền thông, đến giờ đã có thêm nhiều người được biết tới các lợi ích tuyệt vời mà cây tre mang lại. Nếu trồng rừng tre thành công, nhiều bài toán sẽ có cơ hội được giải cùng một lúc, tiết kiệm nhiều thời gian công sức và kinh phí.

Nhưng câu chuyện không chỉ dừng ở đó. Thuyết phục mọi người cùng tin vào định hướng của dự án đã khó, làm sao cho định hướng ấy thành hành động thiết thực càng khó hơn. Không ai sẽ đủ niềm tin với Thanh Âm Xanh nếu chúng tôi không hành động. Làm việc với cây tre không đơn giản, từ việc tìm nguồn giống phù hợp cho đến kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc. Năm đầu tiên, 80% số tre được trồng bị chết, con số tổn thất thực sự quá lớn. Năm 2022 khi chúng tôi tổ chức vườn ươm cho 10.000 giống cây cũng thất bại do lượng mưa quá lớn mặc dù đã rất chuẩn chỉ trong việc thuê tư vấn kỹ thuật, ngâm cành rễ, chọn từng cái mắt đảm bảo, bôi keo hai đầu cho đến việc trồng xuống cát để tre dễ bật mầm và cấp thoát nước tốt hay việc bón phân cao cấp. Hai lần thất bại nhưng song song đó, khi mà mình đã ổn định việc trồng bằng bầu thì may mắn thay, 10.000 cây Mạy Khao Lam lại sống rất khỏe mạnh. May sao chính quyền địa phương cùng bà con nông dân ở Mù Cang Chải luôn tin tưởng và ủng hộ chúng tôi. Niềm tin ấy trở thành động lực cho tôi và các cộng sự tiếp tục trì chí, khó đến mấy vẫn sẽ trồng, vẫn sẽ quay lại để giúp người dân vùng sâu vùng xa… Rút kinh nghiệm sau đó, chiến dịch “Vì 1 Triệu Cây tre Việt” đã thay đổi giống tre (50k/cây) để đảm bảo cây được trồng có sức sống bền bỉ hơn và có giá trị kinh tế cao hơn.

PV: Trải qua nhiều thăng trầm như vậy, liệu có bao giờ chị cảm thấy nản lòng và muốn dừng lại?

Nguyễn Diệu Linh: Nản thì tôi không nản, tôi chỉ cảm thấy buồn thôi! Buồn vì một giải pháp thấu đáo chưa thể tìm thấy.

Nhưng sau những lúc buồn bã, tôi luôn phải tự nhủ phải tìm cách. Nếu muốn dừng lại thì tôi đã dừng ngay từ thời điểm đầu rồi. Đến bây giờ, với những tín hiệu tốt từ sự ủng hộ của chính quyền và cộng đồng, việc của tôi là hành động sao cho Thanh Âm Xanh không phụ lòng của nhiều người.

ng-dieu-linh.jpeg

Tôi được tiếp thêm năng lượng từ sự nhiệt huyết của các cộng sự trẻ. Các em đều đang đi học, đi làm với lịch trình bận rộn. Nhưng các em đều cố gắng sắp xếp và thậm chí phải gác lại cả công việc riêng để chạy dự án. Tôi thực sự biết ơn các cộng sự của mình, không có họ tôi không thể đi tiếp trên hành trình phủ xanh Việt Nam đầy gian nan. Chúng tôi đến với nhau không vì lợi ích cá nhân hay vì công việc nên đôi khi vừa làm vừa tâm sự, chia sẻ như người một nhà. Gần gũi với những con người tích cực, cuộc sống của tôi có thêm nhiều màu sắc và thú vị hơn rất nhiều.

PV: Có phải những giá trị chị cảm nhận được từ dự án cộng đồng đã thu hút chị đi theo chúng hơn 10 năm qua? Hẳn là chị đã từng phải đánh đổi nhiều thứ?

Nguyễn Diệu Linh: Đánh đổi là điều chắc chắn vì quỹ thời gian của chúng ta chỉ có như vậy, năng lượng cũng sẽ có giới hạn thôi. Nhưng như tôi chia sẻ rồi đấy, xung quanh tôi có các em chị em cộng sự hết mình, họ thậm chí bận rộn hơn cả tôi và họ đã truyền cảm hứng cho tôi vô cùng mạnh mẽ. Đôi khi bố mẹ cũng có lo lắng tôi bỏ bê đời sống cá nhân nhưng tôi tin họ luôn hiểu và đồng hành cùng mình. Về cơ bản tôi vẫn cố gắng cân bằng được giữa việc làm cộng đồng và công việc cá nhân. Có thể tôi đã từ chối những cơ hội phát triển danh vọng và tiền bạc cho bản thân mình để đi cùng Khăn Ấm Cho Em và bây giờ là Thanh Âm Xanh, vì đơn giản tiền bạc hay danh vọng không phải đích đến mà tôi thực sự hướng tới.

PV: Chị có thông điệp nào muốn gửi gắm tới cộng đồng về những dự định cho các hoạt động trong tương lai của dự án không?

Nguyễn Diệu Linh: Tôi luôn tâm niệm: “Còn thở là còn trồng” và chiến dịch "Vì Một Triệu Cây Tre Việt" sẽ tiếp tục các hoạt động để đạt mục tiêu phủ xanh Việt Nam trong vòng 5 năm tới. Mong rằng chiến dịch sẽ lan tỏa được thông điệp về lối sống Xanh, về hiện trạng môi trường để thúc đẩy cộng đồng đứng lên hành động.

PV: Xin cám ơn chị! 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đoàn thanh niên Bộ TN&MT: Khơi dậy nhiệt huyết chuyển đổi số, phát triển xanh - Thanh niên ngành TN&MT hướng tới chuyển đổi xanh
    (TN&MT) - Năm 2023, Đoàn Thanh niên Bộ TN&MT lấy chủ đề xuyên suốt cho công tác Đoàn là “Chuyển đổi số gắn với chuyển đổi xanh”.
  • Premier Village Ha Long Bay Resort- “ngôi nhà thứ hai” bên vịnh di sản
    (TN&MT) - Nằm bên bờ vịnh di sản, với các căn biệt thự sang trọng, hiện đại và sở hữu những tiện ích 5 sao đẳng cấp, đặc biệt thích hợp với các gia đình, nhóm bạn, Premier Village Ha Long Bay Resort luôn được khách nghỉ ưu ái gọi đó là “ngôi nhà thứ hai”.
  • Bảo Yên - Lào Cai: Đổi thay từ cây quế
    Thu nhập người dân cao và ổn định, đời sống sung túc, bộ mặt nông thôn khang trang... Tất cả đều nhờ vào cây quế. Cây quế đã làm đổi thay Bảo Yên một huyện nghèo của tỉnh vùng cao Lào Cai.
  • Nam Định:  Hoàn thành tốt mục tiêu giảm nghèo đa chiều
    (TN&MT) - Theo báo cáo của Sở Lao động – Thương binh và xã hội tỉnh Nam Định, tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 đã có sự tiến triển tích cực với tỷ lệ nghèo đa chiều của tỉnh giảm từ 6,78% (cuối năm 2021) xuống còn 4,77% (cuối năm 2022).
  • Quảng Yên (Quảng Ninh): Điểm sáng về công tác giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Đến hết năm 2022, TX.Quảng Yên là một trong 4 địa phương của tỉnh Quảng Ninh không còn hộ nghèo. Có được kết quả này, thời gian qua, Thị xã đã khai đồng bộ nhiều giải pháp, giúp hộ nghèo cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
  • Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023: Phú Thọ tổ chức 4 sự kiện văn hóa lớn
    (TN&MT) - Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tổ chức 4 sự kiện văn hóa lớn trong dịp lễ Giỗ Tổ năm 2023 tại địa phương.
  • “Hạnh phúc” đến với bà con vùng sâu, vùng xa
    Ngày 26/3, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức ra quân thực hiện kiên cố hoá đường giao thông nông thôn trên địa bàn toàn huyện (đợt 1) năm 2023. Trong đó, có rất nhiều tuyến đường liên thôn, tuyến đường nhánh nhỏ đã được bê tông hoá, khiến người dân rất vui mừng, phấn khởi.
  • TP. Huế khai trương phố đi bộ về đêm gần 100 tỷ đồng
    Đêm khai trương phố đi bộ Hai Bà Trưng thu hút hàng ngàn người tham gia. Đây là con phố đi bộ thứ 3 tại Cố đô Huế, sau phố đi bộ Phạm Ngũ Lão-Chu Văn An-Võ Thị Sáu và phố đêm Hoàng thành.
  • Quảng Trị: Khởi động Dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn
    (TN&MT) - Tại thôn Chênh Vênh, xã Hướng Phùng (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), Công ty TNHH Xã hội trồng và phục hồi rừng Việt Nam (VARS) vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) huyện Hướng Hóa tổ chức lễ khởi động Dự án trồng và phục hồi rừng đầu nguồn sông Thạch Hãn. Đây là sự kiện hưởng ứng Ngày quốc tế về rừng và khởi động Chương trình “Góp một cây để có rừng năm 2023”.
  • Khai mạc giải chạy Tiền Phong Marathon 2023 tại Lai Châu
    (TN&MT) - Giải Vô địch Quốc gia marathon và cự ly dài báo Tiền Phong lần thứ 64 - năm 2023 (Tiền Phong Marathon 2023) được tổ chức tại tỉnh Lai Châu, với sự tham dự của 4.000 vận động viên (VĐV). Các VĐV tranh tài ở 4 cự ly thi đấu: 42km; 21km; 10km và 5km cho cả VĐV chuyên nghiệp và phong trào.
  • Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên - Huế
    Nhà báo Nguyễn Thị Phương Nam, Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được bầu làm Chủ tịch Hội nhà báo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế nhiệm kỳ 2022 - 2025.
  • Hành trình đạp xe kết nối những yêu thương
    (TN&MT) - Thiết thực chào mừng kỷ niệm 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023), cùng với hàng trăm đoàn viên, thanh niên các đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, ngày 25/3, Đoàn Thanh niên Nhà Xuất bản Tài nguyên - Môi trường và Bản đồ Việt Nam đã tổ chức chương trình đạp xe với chủ đề “Hành trình tuổi trẻ - Kết nối yêu thương”.
  • Hưởng ứng Giờ Trái đất 2023: Thời trang bền vững – xu hướng xanh của tương lai
    (TN&MT) - Trước những tác hại ngành công nghiệp thời trang gây ra đối với môi trường trong quá trình sản xuất, yếu tố ''bền vững'' (chất liệu hữu cơ, chất liệu tái chế) ngày càng được quan tâm.
  • Tắt công tắc… tiết kiệm điện
    Sắp tới giờ “G” hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2023, người dân cả nước đang chờ đến 20h30 (1 tiếng đồng hồ), thứ 7, ngày 25/3/2023, để được góp một phần nhỏ bé của mình vào chiến dịch này, năm nay Giờ Trái đất với thông điệp: "Tiết kiệm điện - thành thói quen".
  • Thanh tra các Bộ khối Kinh tế ngành ký giao ước thi đua năm 2023
    (TN&MT) - Chiều 24/3, tại Hà Nội, Thanh tra các Bộ thuộc Khối Kinh tế ngành (Khối I), gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường (Khối trưởng), Bộ Thông tin và Truyền thông (Khối phó), Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị ký kết giao ước thi đua và triển khai kế hoạch thi đua năm 2023.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO