Tham vấn chuyên gia luật quốc tế về xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)

Tâm Anh | 21/09/2022, 12:55

(TN&MT ) - Trong 2 ngày 19 và 20/9, tại Hà Nội, Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ TN&MT) đã phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức cuộc họp với chuyên gia luật quốc tế để hỗ trợ xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).

Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh và Phó Cục trưởng Nguyễn Minh Khuyến đồng chủ trì cuộc họp.

Về phía WB có ông Stephen Hodgson - Chuyên gia về luật nước và môi trường quốc tế. Ông Stephen Hodgson đã có nhiều kinh nghiệm làm việc xây dựng luật về nước tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Liên Minh châu Âu (Anh, Bỉ, Ukraina), Châu Phi, Châu Á (Pakistan, Bhutan, Campuchia,...).

img_20220921_091942.jpg
Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh (thứ 3 từ trái qua) và Phó Cục trưởng Nguyễn Minh Khuyến (thứ 4 từ trái qua) đồng chủ trì cuộc họp

Tại cuộc họp, hai bên đã thảo luận chi tiết về nội dung dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) do Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chủ trì xây dựng. Đặc biệt là các nội dung trao đổi, phân tích chuyên sâu về kinh tế nước, giá trị của nước, tài chính nước, ….

Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước Châu Trần Vĩnh cho biết, một trong những điều mà dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) hướng đến là xác định rõ vai trò, giá trị kinh tế của tài nguyên nước. Việc sử dụng nước là bình đẳng đối với mọi trường hợp khai thác, sử dụng và hưởng lợi từ nước nhằm sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật Tài nguyên nước sửa đổi cũng hướng đến mở rộng cấp giấy phép tài nguyên nước theo các quy mô đối với những trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt nước (trên sông, ven sông, hồ chứa,…) ảnh hưởng tới việc thay đổi, thu hẹp dòng chảy nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Lãnh đạo Cục và các cán bộ tham dự đề nghị phía chuyên gia WB chia sẻ kinh nghiệm quốc tế trong việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cách tính phí nước,…

img_20220921_091944.jpg
Ông Stephen Hodgson - Chuyên gia về luật nước và môi trường quốc tế trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng luật nước

Ông Stephen Hodgson cho rằng, tài nguyên nước về bản chất là một loại hàng hóa thị trường mang những tính chất đặc biệt. Tính chất đặc biệt của hàng hóa nước được thể hiện ở việc coi nước là một hàng hóa công, tư, hay một dạng hàng hóa bán công/tư, việc phân loại này sẽ phụ thuộc vào nguồn nước, mục đích sử dụng cũng như bối cảnh cụ thể của từng quốc gia.

Theo đó, làm tốt vấn đề kinh tế nước sẽ quyết định thái độ sử dụng nước. Nếu coi nước là hàng hóa không có giá trị, “cho không” thì sẽ dẫn đến sử dụng kém hiệu quả, lãng phí tài nguyên nước. Luật nên quy định rõ mọi tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính để bảo vệ tài nguyên nước. Đồng thời, các khoản thu tài chính tối thiểu phải bằng chi phí bỏ ra để quản lý tài nguyên nước.

Việt Nam được xem là nước xuất khẩu nhiều nước nhất thế giới (xét về khía cạnh đóng góp của tài nguyên nước đối với các mặt hàng hoá được xuất khẩu). Do vậy, để đạt được an ninh nguồn nước, Việt Nam cần phải có những hành động kịp thời để tính đúng, tính đủ giá trị của nước dựa trên nguyên tắc người sử dụng, người hưởng lợi từ nước phải trả phí.

Bên cạnh đó, cần làm rõ vai trò của tài nguyên nước trong nền kinh tế, coi nước là một sản phẩm đầu vào. Các quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quy hoạch tổng thể phải tính đến giá trị tài nguyên nước đóng góp vào các hoạt động kinh tế - xã hội.

Báo cáo “Việt Nam: Hướng tới một hệ thống nước có thích ứng, sạch và an toàn” của WB năm 2019 cũng cho thấy, với mỗi đơn vị (m3) nước, Việt Nam chỉ tạo ra 2,37 đôla GDP, khoảng 1/10 so với mức trung bình toàn cầu là 19,42 đôla. Khi nguồn tài nguyên nước bị hạn chế, cần chú trọng hơn đến hiệu suất sử dụng nước, tạo ra nhiều giá trị hơn trên mỗi đơn vị nước sử dụng cùng với đảm bảo giảm nhu cầu nước tổng thể.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tiết kiệm nước: Thay đổi nhỏ cho hiệu quả lớn
(TN&MT) - Ô nhiễm nguồn nước đang là vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người và hệ sinh thái tự nhiên. Nhất là khi dân số ngày càng tăng nhanh, kéo theo tài nguyên nước càng cạn kiệt và ô nhiễm với tốc độ nhanh hơn. Dù chưa tìm được “đường tắt” để ngăn chặn tình trạng này, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể hành động bảo vệ nguồn nước sạch bằng những thay đổi rất nhỏ trong việc dùng nước hàng ngày.
Đừng bỏ lỡ
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
  • Bắc Ninh sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả góp phần giảm nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh việc tạo điều kiện về vốn vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tỉnh còn thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sản xuất góp phần nâng cao chất lượng cho người dân.
  • Nước..! Yếu tố thoát nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nước là để duy trì sự sống và mọi hoạt động kinh tế xã hội, đóng vai trò tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, tỉnh Điện Biên đã triển khai một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
  • Hội nghị Nước 2023 của Liên Hợp Quốc: Đẩy nhanh tiến độ tiếp cận phổ cập nước sạch
    (TN&MT) - Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3 tới tại trụ sở LHQ (Mỹ), đang được đánh giá là cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy nhanh tiến độ hướng tới tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh vào năm 2030.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Kỳ vọng tương lai cho các dòng sông
    (TN&MT) - Với chủ đề “Accelerating Change” - Thúc đẩy sự thay đổi, Ngày Nước Thế giới năm 2023 nhằm kêu gọi tất cả mọi người cùng hành động, thay đổi lối sống để hướng đến khai thác, sử dụng và quản lý nguồn nước tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo an ninh nguồn nước trong tương lai.
  • Thúc đẩy thay đổi, tìm giải pháp tối ưu cho nước: Cơ hội hồi sinh những dòng sông “chết”
    (TN&MT) - Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, Quy hoạch lưu vực sông Hồng - Thái Bình, sông Cửu Long vừa được Chính phủ phê duyệt được kỳ vọng sẽ tạo ra những đột phá, thay đổi trong công tác cải tạo, phục hồi các dòng sông ô nhiễm ở đô thị.
  • Tủa Chùa… “khát”

    Tủa Chùa… “khát”

    17:02 20/03/2023
    (TN&MT) - Tủa Chùa, một huyện kém phát triển của tỉnh Điện Biên. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn huyện chiếm tỷ lệ 59,3%. Những ngày giáp hạt tháng 3, nhiều hộ gia đình dân tộc Mông đứt bữa, ăn mèn mén thay cơm. Thế nhưng ở đây, gạo vẫn chưa phải là thứ họ cần nhất. Mà thứ họ cần là nước! Tủa Chùa đang mất an ninh nguồn nước.
  • Hậu Giang: Đảm bảo nguồn nước cho phát triển kinh tế nông nghiệp
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn tài nguyên nước (TNN), phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
  • Điện Biên: Quan tâm đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Nước là nhu cầu tất yếu trong đời sống hằng ngày của mỗi người, mỗi gia đình và là yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, cải thiện điều kiện sinh hoạt cho người dân. Chính vì vậy, việc bảo đảm an ninh nguồn nước luôn là vấn đề, được tỉnh Điện Biên đặc biệt quan tâm, đầu tư.
  • Nước sạch nông thôn: Tiêu chí quan trọng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Xác định nước sạch là nhu cầu thiết yếu của người dân, thời gian qua, Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã chú trọng triển khai Chương trình bảo đảm cấp nước an toàn khu vực nông thôn, tập trung đầu tư công trình cấp nước sạch nhằm từng bước cải thiện điều kiện sinh hoạt, vệ sinh, nâng cao sức khỏe cho dân cư nông thôn, giảm bệnh tật, tạo cơ hội xóa đói, giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Đảm bảo an toàn nguồn nước phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, khai thác và sử dụng tài nguyên nước, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. PV Báo TN&MT đã có cuộc phỏng vấn ông Đặng Sơn Hải, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xung quanh vấn đề này.
  • Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông (14/3): Nỗ lực bảo vệ, hồi sinh “mạch sống” của Trái Đất
    (TN&MT) - Ngày Quốc tế Hành động vì các dòng sông (14/3) là dịp để các quốc gia trên thế giới cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái; đề ra những chính sách quản lý công bằng, phát triển bền vững; tìm những giải pháp tốt hơn liên quan đến nước và năng lượng; hợp tác trong xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an ninh nguồn nước.
  • Bình Thuận: Siết chặt quản lý, đảm bảo nguồn nước sạch cho người dân
    (TN&MT) - Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước (TNN) cũng như giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất, góp phần giảm nghèo bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO