Thẩm định các đề án thăm dò khu mỏ than tại Quảng Ninh

Mai Đan | 17/12/2020, 13:45

(TN&MT) - Sáng 17/12 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp

Hội đồng đã thẩm định 3 đề án thăm dò khoáng sản tại tỉnh Quảng Ninh đó là: thăm dò khu mỏ than Hà Ráng; khu mỏ than Đồng Vông - Uông Thượng; khu mỏ than Suối Lại.

Theo Báo cáo của Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường – Vinacomin (VITE), đơn vị tư vấn: Đề án thăm dò khu mỏ than Hà Ráng nhằm đánh giá, xác định trữ lượng, tài nguyên than mỏ Hà Ráng từ Lộ vỉa đến than (-1000m). Dự kiến đạt cấp trữ lượng 122 toàn mỏ là 89%. Để triển khai đề án sẽ  thực thực hiện trắc địa công trình; thi công các công trình thăm dò; lấy và phân tích mẫu các loại; nghiên cứu địa chất thủy văn – địa chất công trình; nghiên cứu khí mỏ; tổng hợp và tính trữ lượng tài nguyên theo quy định hiện hành. Ngoài ra trong đề án còn thiết kế thêm phương pháp đo siêu âm thành lỗ khoan nhằm xác định thế nằm, góc dốc của đất đá trong lỗ khoan.

Về đề án thăm dò khu mỏ than Đồng Vông - Uông Thượng, khối lượng và phương pháp kỹ thuật các hạng mục công tác của đề án được thiết kế trên cơ sở cấu trúc địa chất, mật độ công trình thăm dò hiện có và mục tiêu của đề án. Khối lượng các hạng mục chính của đề án bao gồm: Khoan thăm dò 47.720mk/98 lỗ khoan; lấy và phân tích 2.786 mẫu các loại và các hạng mục công tác khác. Tổng trữ lượng, tài nguyên từ lộ vỉa đến đáy tầng than (-600m) dự kiến đạt được sau thăm dò là: 112.876.231 tấn.

Ông Vũ Đức Hai – đại diện Công ty VITE cho biết: Các lỗ khoan được bố trí ở các vị trí cần thiết nhằm mục tiêu làm sáng tỏ cấu trúc địa chất và sự tồn tại của các vỉa than, đặc điểm và chất lượng các vỉa than cũng như điều kiện địa chất thủy văn – địa chất công trình và khí mỏ. Kết quả thi công đề án sẽ đánh giá một cách tương đối toàn diện các yêu cầu về tài liệu địa chất, độ tin cậy của trữ lượng và tài nguyên than làm cơ sở tin cậy cho việc triển khai dự án khai thác đạt hiệu quả. 

Vũ Đức Hai – đại diện Công ty VITE báo cáo tại cuộc họp

Đối với đề án thăm dò khu mỏ than Suối Lại, theo ông Nguyễn Văn Thịnh, đại diện Công ty cổ phần Địa chất mỏ - TKV, đơn vị tư vấn: Khu mỏ này có cấu trúc địa chất phức tạp, các vỉa than biến đổi lớn và theo đường phương, hướng dốc, xuất hiện các cửa sổ ở từng vỉa. Vì vậy trong quá trình thi công cần cập nhật thông tin về địa hình, đặc tính các vỉa than, đảm bảo trình tự thi công, để điều chỉnh nhiệm vụ các lỗ khoan cho phù hợp. Về mức độ thăm dò than khu mỏ Suối Lại rất khác nhau theo diện và chiều sâu địa tầng. Lập Đề án thăm dò mỏ than Suối Lại là rất cần thiết, phục vụ cho các dự án thiết kế mở rộng khai thác của Công ty than Hòn Gai - Vinacomin và đánh giá tiềm năng tài nguyên than toàn mỏ Suối Lại đến đáy tầng than.Thư ký Hội đồng - ông Nguyễn Tiến Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Khoáng sản cho biết: Đề án thăm dò khu mỏ than Đồng Vông-Uông Thượng đã được Thường trực Hội đồng gửi đọc nhận xét, phản biện tại 3 đơn vị: Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản và Vụ Địa chất, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) - chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiếp thu các ý kiến và có Văn bản giải trình. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trên cơ sở ý kiến góp ý phản biện cũng đã rà soát mạng lưới, phương pháp, khối lượng thăm dò thiết kế phù hợp với đặc điểm địa chất khu vực.

Đề án dự kiến bố trí khối lượng thăm dò là 103.195mk/190 lỗ khoan và được chia làm 2 giai đoạn thi công tương đương với 4 năm kể từ khi được cấp giấy phép thăm dò. Trữ lượng, tài nguyên dự kiến đạt được sau khi thăm dò là 179.808 nghìn tấn than, trong đó trữ lượng 159.570 nghìn tấn đạt tỷ lệ khoảng 88,74%. 

Theo ông Nguyễn Tiến Phương, kết quả tổng hợp than tại đây có cấu tạo dạng vỉa, thấu kính kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam, có chiều dày từ trung bình đến dày thuộc Hệ tầng Hòn Gai. Trên cơ sở tài liệu địa chất được Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản phê duyệt, khu thăm dò được xếp vào nhóm mỏ loại III (mỏ có cấu trúc địa chất phức tạp), thăm dò trữ lượng đến cấp 122.

Góp ý cho các đề án trên, ông Nguyễn Trường Giang - Chánh Văn phòng Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đề nghị công ty VITE giải trình khái niệm đáy tầng than, cơ sở xác định đáy tầng than của khu mỏ Hà Ráng và Đồng Vông-Uông Thượng.  

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Nguyên - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đề nghị các đơn vị tư vấn rà soát diện tích rừng theo công văn yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh; xem xét lại các lỗ khoan. Theo ông Nguyên nên khoan phá mẫu ở những lỗ khoan thiết kế xen giữa những lỗ khoan đã khoan trước đây, đoạn tương đương với lỗ khoan đó chỉ lấy mẫu toàn bộ khi gặp vỉa than và nóc trụ của vỉa cũng như phần kéo dài xuống sâu.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên đánh giá 3 đề án trên là 3 đề án lớn, theo kết quả dự kiến sẽ tạo ra hàng trăm triệu tấn than, khai thác trong nhiều năm và chi phí lớn. Thứ trưởng chỉ đạo chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn tiếp thu ý kiến của các thành viên Hội đồng, hoàn thiện đề án, sớm trình lại và tổ chức thi công một cách khoa học, hợp lý, đảm bảo tiến độ và chất lượng thi công, tránh ảnh hưởng đến trật tự an toàn và môi trường.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Ngãi: Tạo sinh kế ổn định cho dân cư nơi lòng hồ thủy điện
    (TN&MT) - Với lợi thế mặt nước ở vùng lòng hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tỉnh Quảng Ngãi xác định bên cạnh việc triển khai các mô hình nuôi cá nước ngọt, nơi đây còn có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo việc làm, nâng cao tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
  • Quản lý đất đai cấp cho đồng bào dân tộc còn bất cập
    Theo báo cáo mới nhất về kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc (năm 2019), cả nước còn có 24.532 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở; 210.400 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.
  • Xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản: Phân công nhiệm vụ theo nhóm vấn đề lớn hơn
    (TN&MT) - Đó là ý kiến góp ý của nhiều đại diện Bộ, ngành tại cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Địa chất và Khoáng sản vào chiều 23/3, tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp.
  • “Sổ đỏ” mang tên cả vợ lẫn chồng : Tạo điều kiện để phụ nữ chủ động phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo
    Phụ nữ và nam giới bình đẳng về quyền sử dụng (QSD) đất được đề cập trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Nội dung này được thể hiện trong Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Thanh Hoá: Có 429.337 ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Báo cáo số 47/BC-UBND, ngày 19/3/2023 về việc tổng hợp kết quả tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi). Các tổ chức, cá nhân góp ý 16 chương với 429.337 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Bắc Ninh sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả góp phần giảm nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh việc tạo điều kiện về vốn vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tỉnh còn thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sản xuất góp phần nâng cao chất lượng cho người dân.
  • Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế): Quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Là địa phương có nguồn khoáng sản đa dạng, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã và đang chú trọng nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng khoáng sản hiệu quả, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH).
  • Điện Biên khó khăn trong công tác cấp phép khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động cấp phép khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn trong công tác cấp phép khai thác khoáng sản, dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra, tự phát và khó kiểm soát tại một số địa phương.
  • Mê mẩn với ốc đảo nguyên sinh giữa bạt ngàn sóng nước
    (TN&MT) - Hàng ngàn cây cối xanh tươi, hàng trăm loài chim ríu rít, môi trường trong lành mát mẻ đến vô ngần, đó là cảm nhận của Đoàn Đảng bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin & Liên lại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro lần đầu tiên đặt chân đến Đảo Ó Đồng Trường - Một ốc đảo “đẹp - độc - lạ” giữa lòng hồ thủy điện Trị An tỉnh Đồng Nai.
  • Cảnh sát biển tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp cho ngư dân Quảng Trị
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) năm 2023; tặng quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Gio Linh (Quảng Trị).
  • Infographic: Chính sách đất đai đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Nước..! Yếu tố thoát nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nước là để duy trì sự sống và mọi hoạt động kinh tế xã hội, đóng vai trò tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, tỉnh Điện Biên đã triển khai một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
  • Hội nghị Nước 2023 của Liên Hợp Quốc: Đẩy nhanh tiến độ tiếp cận phổ cập nước sạch
    (TN&MT) - Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3 tới tại trụ sở LHQ (Mỹ), đang được đánh giá là cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy nhanh tiến độ hướng tới tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh vào năm 2030.
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO