Thẩm định 3 đề án thăm dò khoáng sản tại Bắc Kạn, Quảng Bình và Hà Nam

Mai Đan | 07/04/2022, 23:33

Chiều 7/4 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản. Hội đồng đã tiến hành thẩm định 3 đề án thăm dò khoáng sản tại Bắc Kạn, Quảng Bình và Hà Nam.

img_6730.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên trao đổi với các thành viên Hội đồng

Ông Nguyễn Văn Tưởng - Phó Liên đoàn trưởng Liên đoàn Địa chất Đông Bắc, đại diện đơn vị tư vấn đề án thăm dò khoáng sản quặng sắt khu vực Nam Phia Đăm, xã Bằng Thành và xã Bộc Bố, huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn cho biết, các phương pháp thăm dò và khối lượng công tác thăm dò được thiết kế phù hợp với đối tượng khoáng sản. Tuy nhiên, do đề án điều tra đánh giá của Liên đoàn mới chỉ thi công một số ít công trình khoan nên trong quá trình thi công đề án, cần có những điều chỉnh hợp lý về khối lượng công trình cho phù hợp với điều kiện thực tế, nhưng phải đảm bảo mật độ mạng lưới thăm dò tính trữ lượng quặng mangan-sắt cấp 122 theo quy định.

Mục tiêu của đề án là thăm dò đánh giá chất lượng, trữ lượng quặng sắt cấp 122 dự kiến đạt được 380.000 tấn quặng sắt là đủ cơ sở khoa học và hoàn toàn có tính khả thi.

img_6779.jpg
Ông Đỗ Ngọc Thái - Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng và khoáng sản Hà Thành phát biểu tại cuộc họp

Bà Nguyễn Phương Lan – Phó Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư khoáng sản TTC - chủ đầu tư của đề án đề nghị Bộ TN&MT sớm duyệt đề án thăm dò để công ty thực hiện đề án, đảm bảo sớm nhất đưa mỏ vào hoạt động, huy động nguồn lực cho xã hội. Dự báo trữ lượng thăm dò sẽ cao hơn báo cáo điều tra địa chất, bà Nguyễn Phương Lan cũng đề nghị đơn vị tư vấn thăm dò kỹ lưỡng, đánh giá tối đa trữ lượng quặng, đảm bảo huy động tối đa quặng, góp phần đóng góp thuế, nguồn lực cho xã hội.

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên và các thành viên Hội đồng đã yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị tư vấn rà soát lại các lỗ khoan, xem xét thực hiện khoan nghiêng vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí, vừa hiệu quả.

Cũng tại cuộc họp, Hội đồng đã thẩm định đề án thăm dò quặng laterit làm phụ gia xi măng tại khu vực xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Ông Lê Văn Huấn thuộc Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng và khoáng sản Hà Thành, đơn vị tư vấn cho biết, đề án thăm dò được thành lập trên cơ sở tham khảo tài liệu địa chất - khoáng sản tỷ lệ 1/50.000 nhóm tờ Đồng Hới do Liên đoàn Địa chất 4 thành lập năm 1976 và kết quả khảo sát lập đề án của tổ kỹ thuật Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng và khoáng sản Hà Thành tháng 1/2021.

img_6770.jpg
Ông Lê Văn Huấn thuộc Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng và khoáng sản Hà Thành báo cáo tại cuộc họp

Hệ phương pháp thăm dò lựa chọn hợp lý trên cơ sở kinh nghiệm thực tế thăm dò và áp dụng có hiệu quả trong các đề án thăm dò nhiều mỏ khoáng sản trước đây, bao gồm: Lộ trình địa chất, trắc địa, giếng thăm dò, công tác địa chất thủy văn – địa chất công trình, lấy và phân tích mẫu…

Đối với đề án này, Thứ trưởng Trần Quý Kiên và các thành viên Hội đồng yêu cầu chủ đầu tư (Công ty TNHH miền Tây) chỉ đạo đơn vị tư vấn khai thác, sử dụng triệt để tài nguyên khoáng sản, tính toán tất cả các tài nguyên có thể đánh giá và thu hồi trong phạm vi cấp phép.

img_6781.jpg
Ông Nguyễn Trung Trực - Giám đốc Công ty TNHH miền Tây tiếp thu ý kiến của Thứ trưởng Trần Quý Kiên và các thành viên Hội đồng

Đề án thứ 3 được Hội đồng thẩm định là đề án thăm dò đá vôi làm nguyên liệu xi măng khu vực xã Thanh Thủy, xã Thanh Tân và xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Theo ông Lê Thái Bình thuộc Công ty CP tư vấn khảo sát thiết kế và xây dựng mỏ địa chất, đơn vị thực hiện đề án, đề án đã tổng hợp và sử dụng các thông tin địa chất khoáng sản có liên quan đến khu mỏ lân cận để lựa chọn tổ hợp phương pháp và mạng lưới bố trí công trình thăm dò, khối lượng các hạng mục công tác thăm dò hợp lý và phù hợp với đối tượng thăm dò.

Đề án này đã nhận được nhiều ý kiến từ thành viên Hội đồng. Ông Trần Mỹ Dũng - Vụ trưởng Vụ Địa chất, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đánh giá, đơn vị tư vấn chưa làm rõ các khu vực xen kẹt nhiều và các khu vực xen kẹt ít. Ngoài ra, đơn vị thực hiện đề án cần xem xét, rà soát và bố trí những lỗ khoan phù hợp, cân nhắc khoan ngang và khoan xiên thay vì khoan thẳng đứng để đảm bảo hiệu quả.

img_6771.jpg
Quang cảnh cuộc họp

Đồng quan điểm, ông Lê Văn Lượng - Phó Chánh Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia cho rằng đơn vị tư vấn cần rà soát lại phương pháp khoan. Theo ông, Hội đồng thẩm định đề án thăm dò khoáng sản đã phê duyệt nhiều đề án thăm dò tại khu vực xã Thanh Thủy, xã Thanh Tân và xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, các mỏ đều khoan xiên và ngang, chưa có mỏ nào khoan đứng như mỏ này…

Thứ trưởng Trần Quý Kiên yêu cầu chủ đầu tư (Công ty cổ phần xi măng Xuân Thành) và đơn vị tư vấn điều tra thêm để hoàn thiện mặt cắt địa chất địa hình và vẽ tương đối chính xác thế nằm của mỏ, từ đó có phương pháp khoan hợp lý, linh hoạt.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Không quản gian khó, đánh thức tiềm năng khoáng sản
(TN&MT) - Trong gần 80 năm qua, để tìm kiếm và đánh thức những tiềm năng khoáng sản đang “ngủ sâu” dưới lòng đất, các nhà địa chất đã không quản khó khăn, vất vả trong công cuộc điều tra, đánh giá và cho ra đời những bản đồ địa chất, khoáng sản có giá trị khoa học và thực tiễn cao.
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Hiệu quả của tích tụ, tập trung đất đai tại huyện miền núi Ngọc Lặc
    Việc triển khai hiệu quả chính sách tích tụ, tập trung đất đai để phát triển kinh tế nông nghiệp đang là bàn đạp để huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội cho đồng bào bà con các dân tộc trên địa bàn huyện.
  • Yên Bái: Phát triển mô hình mới giúp người dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai thực hiện, qua đó thúc đẩy những mô hình sản xuất nông nghiệp mới, giá trị kinh tế cao giúp người dân xoá đói, giảm nghèo. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Ngãi: Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để có sinh kế bền vững
    Mỗi năm, tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thả hàng chục nghìn con giống thủy sản xuống các hồ, đập đã góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm có sinh kế bền vững.
  • Sớm tháo gỡ tình trạng thiếu nguyên vật liệu xây dựng cho dự án trọng điểm
    Hệ thống đường bộ cao tốc có ý nghĩa rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội, trước tình trạng thiếu hụt nguồn vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình giao thông trọng điểm của quốc gia, Bộ Xây dựng đã đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị để tháo gỡ.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Ngày 27/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 16 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Cần bổ sung thêm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước
    Sáng 27/9, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy và Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì Hội thảo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO