Thái Nguyên: Đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng hiệu quả tài nguyên nước

Nguyễn Kiều | 28/07/2021, 05:21

(TN&MT) - Nhận thức được nước là tài nguyên thiên nhiên quý giá của địa phương, hàng trăm hộ đồng bào dân tộc thiểu số người Mông xã Văn Lăng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đã khắc phục khó khăn, thiết kế các phương tiện dẫn nước sạch từ dãy núi Khe Tiên về sử dựng, tiết kiệm, bảo vệ và gìn giữ nguồn nước quý.

Xã Văn Lăng có vị trí địa lý nằm ở phía Nam của huyện Đồng Hỷ, với mật độ dân số là 5.493 người, với 8 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yến là đồng bào dân tộc người Mông. Mặc dù là xã vùng sâu, vùng xa, gặp nhiều khó khăn cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế, thế nhưng, với bản chất chịu khó, cầu tiến bộ, không chịu khuất phục trước khó khăn hàng trăm hộ đồng bào dân tộc Mông đã biết khắc phục khó khăn, đưa nước sạch từ dãy núi Khe Tiên về phục vụ đời sống sinh hoạt.

Anh Lăng Văn Hiền người đồng bào dân tộc thiểu số ở xóm Tân Lập, xã Văn Lăng rất vui mừng khi gia đình được sử dụng nước sạch.

Chia sẻ với phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường, anh Lăng Văn Hiền người đồng bào dân tộc thiểu số ở xóm Tân Lập, xã Văn Lăng cho biết: "Trước đây, người dân chúng tôi sử dụng hai nguồn nước để sinh hoạt, bà con thường dùng nước trong giếng tự đào nhưng nguồn nước này thường hay có màng và không được trong. Để đảm bảo sức khỏe, nhiều năm nay bà con nơi đây đã chủ động dẫn nước sạch từ dãy núi Khe Tiên về để phục vụ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt. Nguồn nước này rất trong, sạch, không có mùi hôi nên gần như đồng bào chúng tôi nơi đây rất ít hộ còn sử dụng nước từ giếng đào".

Nước sạch được dẫn từ dãy núi Khe Tiên về trụ sở UBND xã Văn Lăng.

Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND xã Văn Lăng - ông Trương Công Hiền cho biết: Trên địa bàn xã có 8 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó chủ yếu là đồng bào dân tộc Mông. Từ nhiều năm trước, bà con đã biết lấy nước từ trên núi về để phục vụ ăn uống và sinh hoạt. Nguồn nước từ dãy núi Khe Tiên tương đối đảm bảo, nước rất trong và sạch, không có mùi hôi. Hiện nay, nước sạch lấy từ trên núi đã được triển khai đến 8 xóm trên địa bàn xã.

"Với mong muốn người người, nhà nhà được sử dụng nước sạch trong đời sống sinh hoạt, thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục lên kế hoạch để triển khai dẫn nước sạch đến những khu vực còn lại trên địa bàn" - Ông Trương Công Hiền thông tin.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển khai phân loại rác thải tại nguồn tới từng thôn, bản
    (TN&MT) - Triển khai phân loại rác thải tại nguồn nhằm tiến tới xử lý rác theo hướng tuần hoàn, giảm chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế là định hướng quản lý chất thải rắn vùng nông thôn ở huyện miền núi Yên Bình (Yên Bái).
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO