Thái Bình: Xe quá khổ chở bùn đất chạy tốc độ chậm vô tư trên đường

15/11/2018, 15:12

(TN&MT) - Những đoàn xe quá khổ chở bùn đất chạy với tốc độ chậm qua UBND huyện Tiền Hải và những con đường trong thị trấn đông người qua lại cuốn bụi mù mịt...

(TN&MT) - Những đoàn xe quá khổ chở bùn đất chạy với tốc độ chậm qua UBND huyện Tiền Hải và những con đường trong thị trấn đông người qua lại cuốn bụi mù mịt nhưng không hề thấy CSGT và TTGT ở đây kiểm tra xử lý.

Trên tuyến đường nối từ Thị trấn Tiền Hải xuống Khu du lịch Đồng Châu (huyện Tiền Hải, Thái Bình) qua xã Đông Lâm tập trung rất nhiều công trường, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, gạch ngói, gốm sứ với nhiều doanh nghiệp có tiếng ở tỉnh cũng như toàn quốc. Trong đó phải kể đến Nhà máy gạch men Viglacera, Công ty gốm sứ Long Hầu, Công ty sứ Hảo Cảnh,... và nhiều nhà máy khác đang rầm rộ hoạt động.

Video: Những núi bùn đất chạy tốc độ chậm vô tư qua UBND huyện

Để đáp ứng sản xuất, các nhà máy này luôn cần một lượng cực kỳ lớn nguyên liệu cao lanh, bùn đất,... Quan sát từ ngoài, xung quanh các nhà máy thường được tập kết những khối bùn đất chất cao như núi. Tuy nhiên, quanh khu vực này không có mỏ nguyên liệu mà phải nhập từ các địa phương khác. Cũng vì thế mà trước cổng các nhà máy, những đoàn xe tải chở bùn đất thường ra vào tấp nập và xếp nối đuôi nhau thành hàng dài dọc Khu công nghiệp này.
46370034 458863054520569 3621035271685931008 n
Như một núi đất phóng vô tư qua UBND huyện Tiền Hải

Theo phản ánh của người dân địa phương, PV báo Tài nguyên & Môi trường đã vào cuộc tìm hiểu. Qua quan sát, hầu hết xe tải chạy ở đây đều có dấu hiệu được cơi nới thành thùng cao ngất ngưởng. Những khối bùn đất được chất cao ngồn ngộn trên thùng xe, quá cả nóc, chạy rầm rập trên đường thị trấn Tiền Hải. 
 
Đứng trước khu vực UBND huyện Tiền Hải, chúng tôi chứng kiến mỗi ngày có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn chiếc xe tải chở bùn đất chạy theo hướng từ phía cầu qua sông Trà Lý theo QL39B xuyên thẳng vào trục đường chính thị trấn Tiền Hải. Khi qua UBND huyện, những chiếc xe này vẫn chạy với tốc độ chậm bất chấp người đi đường ở đây thường xuyên khá đông đúc. Sau đó, đoàn xe quặt trái vòng qua Ngã 3 Ông Tượng (tên gọi quen thuộc của dân địa phương) và hướng về phía KCN Tiền Hải.

Ghi nhận của chúng tôi, những chiếc xe có dấu hiệu quá tải chỉ được che chắn bằng bạt sơ sài, thường xuyên làm rơi vãi đất đã xuống đường cuốn bụi mù mịt. Nhiều người đi đường tỏ ra rất khó chịu vì bụi bặm nhưng chỉ biết lắc đầu ngán ngẩm. 
46262648 2321167184620524 1516984433222090752 n
Những chuyến xe cuốn bụi mù mịt qua thị trấn Tiền Hải

Chỉ đoạn đường qua thị trấn Tiền Hải mới được làm là vẫn còn nguyên vẹn. Còn những đoạn khác, đặc biệt phía đường nối ra sông Trà Lý đã bóc tróc, hư hỏng hết. Nhiều đoạn đã thành ổ gà, ổ voi, không những vậy còn cuốn bụi ngợp trời khiến phương tiện qua đây rất khó khăn.

Chị Nguyễn Ngọc D. (một người đi đường) cho hay, xe tải chở bùn đất gây bụi bặm ô nhiễm đã diễn ra từ rất lâu nay. Đã vậy, xe còn chạy tốc độ cao nên người đi đường rất sợ. 
46364485 260365957913156 2823090705264541696 n
Trước các nhà máy, những chiếc xe chở bùn đất thường xếp hàng dài

Cũng theo quan sát, nhiều xe chạy trên đường không gắn biển kiểm soát, không gắn lô gô hay nhãn hiệu doanh nghiệp vận tải nào, không tem đăng kiểm. Mặc dù vậy, tuyệt nhiên không thấy lực lượng cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông có mặt trên tuyến đường này để kiểm tra xử lý. Những chiếc xe tải vẫn hằng ngày băng băng trên đường mà không vấp phải trở ngại nào.

Theo chân những chiếc xe tải đến chân cầu qua sông Trà Lý (đoạn giáp ranh huyện Thái Thụy), chúng tôi đến các bãi tập kết nguyên liệu bùn đất, cát đá ở ven sông. Các xe tải chạy vòng vèo dưới khu vực chân cầu ăn hàng rồi lại chạy ngược về thị trấn Tiền Hải.  
46301062 283622868939157 665605826483847168 n
Nhiều xe không BKS, không đăng kiểm

Đây chính là nơi nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà máy ở KCN Tiền Hải. Một tài xế xe tải nhiều năm trong nghề cho biết, ở Tiền Hải không có mỏ đất đá. Hầu hết nguyên liệu này đều nhập từ tận Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Hàng được vận chuyển bằng tàu thủy về đến đây tập kết rồi nhập cho các nhà máy.

Trả lời phóng viên, đại diện thanh tra giao thông tỉnh Thái Bình cho biết, lực lượng tuần tra kiểm soát được phân công ở đây còn mỏng nên không thường xuyên xử lý được. Mặc khác, thanh tra giao thông tỉnh cũng xác nhận xe tải chạy ở đây phần lớn không đăng kiểm, không đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy công tác quản lý gặp nhiều khó khăn(?!). 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Phú Thọ: Công ty CP Thượng Long bị xử phạt 785 triệu đồng
    Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ vừa ra Quyết định số 1801/QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, phòng, chống thiên tai và bảo vệ đê điều đối với Công ty CP Thượng Long (Công ty Thượng Long) tại xã Phượng Lâu, Thành phố Việt Trì.
  • Đan Phượng (Hà Nội): Cấp trên chỉ đạo, cấp dưới có trây ì?
    (TN&MT) - Bà Nguyễn Thị Loan (Cụm 3, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) gửi đơn đến Báo Tài nguyên và Môi trường phản ánh: Năm 2008, gia đình bà được chính quyền huyện Đan Phượng đồng ý cho đổi đất ruộng từ xứ đồng Bãi Tổng sang xứ đồng Trẫm Sáu. Tuy nhiên, năm 2019, UBND huyện Đan Phượng lại ra thông báo hủy bỏ việc chuyển đổi đất nông nghiệp năm 2008 nhưng lại quên hoàn trả lại đất cho người dân.
  • Tiếp bài “Đường đi thành đất “sổ đỏ” ở Thái Bình”: Cơ quan chuyên môn “đùn đẩy” trách nhiệm
    (TN&MT) - Báo điện tử Tài nguyên và Môi trường đã có loạt bài phản ánh đường đi thành đất "sổ đỏ" và việc chuyển nhượng đất giữa ông Nguyễn Đình Rạng cho ông Nguyễn Văn Huy tại tổ dân phố Hồng Phong, thị trấn Tiền Hải (Thái Bình) có nhiều điểm “bất thường” cần được làm rõ. Để khách quan, phóng viên đã đặt lịch làm việc qua Văn phòng UBND huyện Tiền Hải, sau một thời gian dài, mới được bố trí làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiền Hải.
  • Thanh Hóa: Vì sao gia đình thương binh nặng Trương Đình Mùi vẫn chưa được trả lại đủ diện tích đất?
    Đã gần 20 năm dài đằng đẵng trôi qua, gia đình thương binh nặng Trương Đình Mùi (đã mất) và bà Lê Thị Thỏa, Thôn 6, xã Hoằng Trường, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa phải sống trong cảnh “có nhà cũng như không” bởi những căn nhà cấp 4 đã quá cũ nát, nắng thì che nắng, mưa thì phải che mưa.
  • Khai thác cát trắng vượt khối lượng, Công ty Cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam bị phạt 300 triệu đồng
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Quyết định số 1804/QĐ-UBND về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản đối với Công ty Cổ phần kỹ nghệ khoáng sản Quảng Nam, địa chỉ: Cụm Công nghiệp Hà Lam - Chợ Được (xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) do ông Phạm Ngọc An làm Tổng Giám đốc Công ty.
  • Thanh Hóa: Công ty Cao su Thanh Hóa cần trả lại đất cho người dân
    Được giao đất sản xuất lâm nghiệp từ năm 1996, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Thế nhưng hơn chục năm qua gia đình ông Nguyễn Xuân Chiến vẫn mòn mỏi đi tìm quyền lợi, khi phần lớn diện tích được giao thực tế đã được Công ty MTV Cao su Thanh Hóa giao khoán cho các hộ.
  • Thái Thụy – Thái Bình: Hơn 170 ha lúa chết bất thường
    (TN&MT) – Người dân thì nghi do đồng ruộng bị nhiễm nước mặn nhưng Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Bình lại khẳng định do “hiện tượng thẩm thấu, bốc chua mặn” dẫn đến ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây hoa màu. Trong khi đó, kết quả phân tích mẫu nước mặt của Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình) lại cho thấy độ mặn cao gấp nhiều lần quy định.
  • Sông Cầu Đá lại gia tăng ô nhiễm và hiểm họa khó lường
    Trước đây, nhờ sự vào cuộc của báo chí, tình trạng ô nhiễm môi trường ở sông Cầu Đá có chuyển biến tích cực, tuy nhiên gần đây con sông này tái diễn cảnh mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, dòng nước những ngày nắng nóng đen kịt, rác thải sinh hoạt có khắp nơi. Cùng với đó hai bên bờ sông nhiều đoạn không có rào chắn, nhiều nới có rào chắn thì xuống cấp, đứt gãy khiến cuộc sống người dân nơi đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hòa Bình: Người dân “tố” trại lợn gây ô nhiễm môi trường
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, người dân xóm Mường Dao, xã Độc Lập, Tp. Hòa Bình bức xúc vì mùi hôi thối và hiện tượng đất sụt lún (hố tử thần) do hoạt động của Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương (Trang trại chăn nuôi lợn) gây ra, đã ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người dân.
  • Dự án chống sạt lở đồi Thô Lô – núi Thành (Nghệ An): Đừng để “chống sạt lở” thành... “gây thêm sạt lở”!
    Mùa mưa bão đã đến, lo sợ tình trạng sạt lở đất cùng nước mưa tràn vào nhà sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng, tài sản...các hộ dân xóm Phú Thành (xã Hưng Thành, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) yêu cầu các bên có trách nhiệm phải xây dựng các hạng mục ưu tiên như đã cam kết để bà con an tâm sinh sống, sản xuất. Người dân cũng lo ngại rằng, nếu các bên có trách nhiệm triển khai không nghiêm túc thì nguy cơ dự án “chống sạt lở” trở thành... dự án “gây thêm sạt lở” là điều hiện hữu...
  • Văn Lãng (Lạng Sơn): Nhiều cơ quan thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai
    (TN&MT) - Theo UBND huyện Văn Lãng (Lạng Sơn), nhiều cơ quan, đơn vị, cá nhân đã thiếu trách nhiệm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi xảy ra ở Thị trấn Na Sầm. Ban Thường vụ Huyện ủy Văn Lãng đã quyết định giao cơ quan CA điều tra, làm rõ sai phạm.
  • Lạng Sơn: Sai phạm về quản lý đất đai và công trình thủy lợi ở Văn Lãng
    (TN&MT) - Chỉ trong một thời gian ngắn, tuyến mương thủy lợi Pác Cần thuộc công trình đập dâng thủy luân Na Sầm (Văn Lãng, Lạng Sơn) liên tục bị gãy đổ, hư hỏng. Từ kiến nghị của cử tri, HĐND huyện Văn Lãng đã tiến hành kiểm tra, phát hiện các sai phạm trong quản lý đất đai và công trình thủy lợi tại địa phương này.
  • Phú Thọ: Gần 100 hộ dân sống bất an cạnh dự án Khu công nghiệp Cẩm Khê
    (TN&MT) - Nhiều năm qua, gần 100 hộ dân với khoảng 400 nhân khẩu tại khu Chùa Bộ và Quang Trung, Thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ, bị công trường của Dự án Khu công nghiệp Cẩm Khê “hành”, phải sống trong cảnh ô nhiễm môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO