Đất đai

Thái Bình ra Chỉ thị chấn chỉnh xử lý tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng

Mai Đan 11:07 23/05/2023

(TN&MT) - UBND tỉnh Thái Bình vừa ban hành Chỉ thị về việc chấn chỉnh công tác quản lý, xử lý vi phạm đối với các tổ chức chậm đưa đất vào sử dụng.

4514_9.jpg
Khu đất đấu giá quy hoạch dân cư tại thôn Đông (đối diện UBND xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, Thái Bình). Ảnh: Trung Du

Theo Chỉ thị, trong những năm qua công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, việc quản lý sử dụng đất đai ngày càng có hiệu lực, hiệu quả, từng bước đi vào nề nếp, góp phần đáng kể vào sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng.

Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay vẫn còn một số trường hợp các công trình, dự án đã có quyết định giao đất, cho thuê đất mà không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng nhưng chưa được rà soát, kiểm tra, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật, gây lãng phí đất đai, bức xúc trong nhân dân.

Để chấn chỉnh công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh và khắc phục tình trạng trên, UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế và các khu công nghiệp tỉnh, Sở Xây dựng, Cục Thuế tỉnh, UBND các huyện, thành phố rà soát, lập danh sách, hồ sơ quản lý đối với các tổ chức đã được giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án mà không sử dụng đất 12 tháng liên tục hoặc tiến độ đưa đất vào sử dụng chậm 24 tháng theo quy định; tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đánh giá nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của việc không hoặc chậm đưa đất vào sử dụng của các dự án đầu tư.

Đồng thời, tổ chức thanh tra, kiểm tra toàn bộ các dự án, công trình không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất; xử lý nghiêm, triệt để, đúng pháp luật đối với các công trình, dự án có vi phạm; kiên quyết thu hồi đất đối với các công trình, dự án đã chấm dứt dự án đầu tư, đã hết thời hạn cho gia hạn sử dụng đất nhưng vẫn chưa hoàn thành đầu tư, đưa đất vào sử dụng.

Ngoài ra, tổng hợp, lập danh sách các dự án, công trình có vi phạm để đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh và gửi thông tin để đăng công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 30/11 hàng năm.

UBND tỉnh cũng yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế và các Khu công nghiệp tỉnh thực hiện điều chỉnh tiến độ đầu tư dự án đảm bảo đúng quy định của pháp luật, lập danh sách và tổng hợp các khó khăn, vướng mắc, đánh giá nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của các dự án chậm tiến độ đầu tư; tham mưu, báo cáo UBND tỉnh giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để các dự án đầu tư triển khai thực hiện đảm bảo đúng tiến độ; hạn chế việc gia hạn tiến độ đầu tư.

Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát đánh giá các dự án đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao; tham mưu UBND tỉnh chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư đối với các dự án có vi phạm theo quy định của pháp luật đầu tư.

Theo Chỉ thị, UBND tỉnh Thái Bình yêu cầu Cục thuế tỉnh thực hiện đôn đốc và áp dụng đầy đủ các biện pháp xử lý cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế đối với các dự án không hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quy định; cung cấp kịp thời thông tin, danh sách các dự án không hoặc chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường để phối hợp tham mưu biện pháp xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Sở Xây dựng có nhiệm vụ hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện nghiêm túc Quyết định số 13/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Bình; thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm minh, kịp thời, dứt điểm các hành vi vi phạm về trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Các sở, ngành, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với UBND cấp huyện thực hiện các biện pháp tăng cường công tác quản lý đất đai theo quy định của pháp luật.

UBND huyện, thành phố tăng cường công tác quản lý đất đai trên địa bàn; thường xuyên rà soát, kiểm tra, giám sát tiến độ sử dụng đất của các dự án trên địa bàn, kịp thời phát hiện các dự án chậm tiến độ đầu tư, không triển khai dự án, báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để xử lý theo quy định của pháp luật.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
  • Quảng Bình: Đẩy mạnh tăng thu tiền sử dụng đất các tháng cuối năm 2023
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 1763/UBND-TH yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương đưa lượng quỹ đất của các dự án phát triển quỹ đất đã đủ điều kiện ra đấu giá ngay trong quý 3 và đầu quý 4/2023 nhằm kịp thời tạo nguồn thu trong năm 2023.
  • Khánh Hòa: Sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện
    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
  • Đắk Nông: Giải quyết đất ở, đất sản xuất đồng bào dân tộc
    Trong những năm qua, công tác cấp đất ở, đất sản xuất cho người đông bào dân tộc thiểu số theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 luôn được tỉnh quan tâm và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc cần sớm có những biện pháp tháo gỡ nhằm giúp đời sống của người DTTS ngày một ổn định.
  • Bình Định đấu giá 228 lô đất trong tháng 9
    Vào các ngày 15 và 17/9, 166 lô đất ở thị xã An Nhơn và 62 lô đất ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng. Giá khởi điểm cao nhất hơn 1 tỷ đồng/lô.
  • Bắc Hà (Lào Cai): Phát huy giá trị của đất trong giảm nghèo
    (TN&MT) - Những năm qua huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc phát huy các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực đất đai trong phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm của huyện Bắc Hà giảm 8,43%, phấn đấu đến năm 2025 đưa Bắc Hà thoát khỏi huyện nghèo, huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO