Thái Bình: Đồng bào công giáo hiến đất làm đường xây dựng nông thôn mới
Thứ Tư 01/12/2021 , 14:34 (GMT+7)(TN&MT) - Với tinh thần "sống tốt đời, đẹp đạo", đồng bào công giáo ở Thái Bình đã hiến đất làm đường giao thông nông thôn. Trong đó, phải kể đến là bà con giáo xứ Tân Mỹ tại thôn Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc (huyện Quỳnh Phụ).
Khi dự án làm đường đi qua, hàng trăm người dân trong đó có nhiều đồng bào công giáo đã tự nguyện hiến đất, phá bỏ bờ tường, vườn cây để mở rộng con đường. Đây đang là điểm sáng trong phong trào góp đất làm đường giao thông của tỉnh Thái Bình, tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng chục tỷ đồng.
Ông Nguyễn Hữu Hùng, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Quỳnh Ngọc cho biết: Nói về phong trào hiến đất mở đường, gương mẫu trong xây dựng nông thôn mới ở địa phương, nhiều bà con giáo dân ở Xứ đạo Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc đều nhắc đến gia đình giáo dân Nguyễn Văn Cường, 71 tuổi, trong việc đi đầu vận động bà con trong giáo xứ tự nguyện hiến đất làm đường giao thông.
![]() |
Dự án đường nối từ đường huyện ĐH.78 đi đê Hữu Luộc đến đường tỉnh ĐT.452 đi qua các xã Quỳnh Ngọc, Quỳnh Hoàng, Quỳnh Lâm (huyện Quỳnh Phụ) có chiều dài 5,5 km. do UBND huyện Quỳnh Phụ làm chủ đầu tư với nguồn vốn 34,8 tỷ đồng. Trong đó, chiều dài tuyến đường qua xã Quỳnh Ngọc là 3,8 km. |
![]() |
Ông Cường cùng 4 người con đã tự nguyện hiến hơn 200 m2 đất ở, trị giá hơn 1 tỷ đồng cho dự án làm đường giao thông ĐH.78 qua xã Quỳnh Ngọc. |
![]() |
Chia sẻ về việc hiến đất làm đường, ông Nguyễn Văn Cường cho biết: Ngay sau khi được cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động về việc triển khai dự án, ông đã nhanh chóng thống nhất cùng các thành viên trong gia đình và chủ động tháo dỡ các công trình tường bao để góp đất cho công trình. |
![]() |
Không những vậy, ông Cường còn phối hợp với chính quyền xã Quỳnh Ngọc đến từng hộ giáo dân trong giáo xứ vận động bà con hiến đất làm đường. Đường làm đến đâu, bà con tự nguyện đóng góp đến đó, Nhà nước bỏ vốn, nhân dân hiến đất, tất cả chung sức đồng lòng vì mục tiêu chung. |
![]() |
Cũng như gia đình ông Cường, gia đình anh Nguyễn Văn Quốc, thôn Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc cũng tự nguyện góp gần 30 m2 đất ở để thực hiện dự án. |
![]() |
Phong trào hiến đất làm đường tại xã Quỳnh Ngọc đã nhận được sự đồng thuận của những chức sắc đứng đầu giáo xứ. Linh mục nhà thờ xứ Tân Mỹ Bùi Đình Nguyện đã hiến 300 m2 đất nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp để làm đường. |
![]() |
Hàng trăm mét đất nhà thờ, vườn cây ăn quả xứ Tân Mỹ được đồng bào giáo dân đồng tình, tự nguyện hiến đất để phục vụ dự án làm đường. |
![]() |
Nhà thờ Giáo xứ Tân Mỹ, thôn Tân Mỹ, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ. |

Tân Lạc (Hòa Bình): Khai mạc Lễ hội dân tộc Mường năm 2025 vào mùng 7, 8 tết
Theo kế hoạch của Ban tổ chức, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường sẽ diễn ra trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng Giêng âm lịch tại huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình. Khác với năm 2024, Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thì năm 2025, lễ hội dự kiến sẽ tổ chức trong 02 ngày. Năm 2022, Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ngày lễ này còn có tên gọi khác là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng. Đây là lễ hội văn hóa dân gian truyền thốn

Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
(TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.

Lai Châu: Dân tộc Mảng gìn giữ nét đẹp truyền thống
(TN&MT) - Dân tộc Mảng hiện có khoảng gần 5.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu. Do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều nét văn hóa truyền thống của người Mảng dần bị mai một. Để bảo tồn, gìn giữ tỉnh Lai Châu đã có nhiều chủ trương và chính sách phục dựng nhằm lan tỏa văn hóa người Mảng để nhiều người biết đến.

Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huy
![[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh](https://t.ex-cdn.com/nongnghiepmoitruong.vn/608w/files/baotainguyenmoitruong.vn/2023/08/31/anh-dai-dien.jpg)
[Infographic] - 15 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh
Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Không gian văn hóa trong Lễ hội Bum Vốc Nặm của dân tộc Lào
(TN&MT) - Xuất phát từ tín ngưỡng nông nghiệp lúa nước, Lễ hội Bun Vốc Nặm (Lễ hội té nước) của đồng bào dân tộc Lào năm nào cũng được tổ chức trước mỗi mùa vụ để cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi.