Thách thức trong phát triển nông nghiệp bền vững tại Tây Nguyên

TS Phan Việt Hà - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâ | 13/11/2022, 14:39

(TN&MT) - Tây Nguyên có tổng diện tích đất nông nghiệp trên 5 triệu hecta, chiếm 91,75% diện tích đất tự nhiên, trong đó có 1,3 triệu hecta đất đỏ bazan. So với 7 vùng sinh thái của nông nghiệp Việt Nam, Tây Nguyên có lợi thế cạnh tranh với quỹ đất bazan tập trung, điều kiện sinh thái và lượng mưa lớn, bình quân diện tích sản xuất hộ gia đình rộng hơn so với các nơi khác.

Tuy nhiên, việc phát triển nông nghiệp tại đây vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và thách thức trong tiến trình phát triển bền vững, thu nhập của người nông dân chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế.

Suy thoái môi trường đất, nước đang ở ngưỡng báo động

Theo các nghiên cứu thuộc Chương trình Tây Nguyên 3 năm 2016, Tây Nguyên hiện có hơn 1 triệu ha đất bị thoái hóa nặng và rất nặng, chiếm 20,5% diện tích tự nhiên của vùng. Đây là những diện tích thoái hóa đất đã thể hiện rõ đến mức khó có thể canh tác nông nghiệp bình thường.

Thực tiễn vài năm trở về đây, diện tích đất biểu hiện thoái hóa có thể cao hơn nhiều so với con số trên. Theo đánh giá của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, phần lớn đất đai đang sản xuất nông nghiệp hiện nay, đặc biệt là các vùng chuyên canh cà phê, hồ tiêu lâu đời ở Tây Nguyên đang có sự biến động lớn về lý, hóa tính và cả sinh học theo hướng tiêu cực và ảnh hưởng xấu cho việc canh tác nông nghiệp.

anh-1.jpeg
Đất canh tác ở Tây Nguyên ngày càng khô cằn

Hệ lụy của thoái hóa đất là làm suy giảm độ phì nhiêu của đất được thể hiện qua các chỉ tiêu như đất bí chặt, chua hóa, khả năng giữa ẩm, giữ dinh dưỡng kém; hiệu quả sử dụng phân bón thấp; hệ vi sinh vật đất chủ yếu là vi sinh vật gây hại; sâu bệnh hại từ đất phát triển nhanh và mạnh ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Đối với tài nguyên nước, khảo sát của Đoàn địa chất 704 cho thấy, mực nước ngầm tiềm năng không còn nhiều như những năm về trước. Rất nhiều vùng canh tác nông nghiệp trước đây giếng khơi đào khoảng 15-20m là có nước thì những năm gần đây phải đào đến 25-30m. Đối với giếng khoan thì phải khoan sâu đến gần 100m mới có nước.

Biến đổi khí hậu đang diễn ra phức tạp

Trong khoảng 10 năm trở lại đây, người dân làm nông nghiệp ở Tây Nguyên đã thấy rõ tác động của biến đổi khí hậu lên lĩnh vực trồng trọt. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán kéo dài, mưa lớn bất thường đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều diện tích cây trồng, đặc biệt các cây trồng chủ lực như hồ tiêu, cà phê...

Ảnh hưởng rõ nét nhất của biến đổi khí hậu là hiện tượng mùa mưa kết thúc sớm, kết hợp với các cơn mưa muộn làm cho cây cà phê nở hoa sớm và không tập trung ảnh hưởng đến năng suất; mùa khô thì kéo dài. Chẳng hạn, mùa khô năm 2016 -2017, theo thống kê sơ bộ, diện tích cà phê ở Tây Nguyên không đủ nước tưới lên tới 100 nghìn héc ta, nghiêm trọng nhất là Đắk Lắk và Gia Lai với hơn 40% diện tích cà phê bị ảnh hưởng bởi thiếu nước tưới. Đối với cây hồ tiêu, tuy mức độ ảnh hưởng được đánh giá ít nghiêm trọng hơn do đặc điểm mùa vụ khác so với cà phê nhưng hạn hán kéo dài và thiếu nước tưới cũng ảnh hưởng đến năng suất vườn cây.

anh-2(2).jpg
Nhiều diện tích cà phê của người dân Tây Nguyên khô héo vì hạn hán mùa vụ năm 2016 - 2017

Không chỉ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây trồng, biến đổi khí hậu còn làm suy thoái tài nguyên đất và nước, giảm hiệu quả sản xuất, ảnh hưởng tiêu cực đến người lao động. Điều này không chỉ gây thiệt hại kinh tế trước mắt mà còn gây khó khăn cho người nông dân trong quá trình chăm sóc cây trồng. Nguy hiểm hơn, về lâu dài, biến đổi khí hậu có thể phá vỡ quy luật phát triển của các loại cây trồng đã hình thành tại Tây Nguyên. Thực tế cho thấy, khoảng 3 năm trở lại đây, hiện tượng cà phê, hồ tiêu ra hoa trái mùa tại một số vùng trồng ngày càng phổ biến, nguyên nhân chính là do thời tiết mưa, nắng thất thường, không theo quy luật thông thường như trước đây.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng thiếu bền vững

Trong những năm gần đây, xu hướng trồng xen cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm trên vườn cà phê đã góp phần đa dạng hóa sản phẩm, tạo thêm việc làm, nâng cao và ổn định thu nhập cho người dân, hạn chế được những rủi do về giá cả và biến động của thị trường. Tuy nhiên, mặc dù Quy trình kỹ thuật trồng xen canh đã được ban hành, tuy nhiên quy trình cụ thể cho từng loại cây trồng như hồ tiêu, sầu riêng, bơ, điều,... mới bước đầu được áp dụng, do vậy một số kỹ thuật như: giống, mật độ trồng, bón phân, tưới nước, tạo hình cho cây trồng xen và cây cà phê chưa được tổng kết cụ thể để có điều chỉnh phù hợp với điều kiện địa phương.

trong-xen.jpg
Xu hướng trồng xen cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm trên vườn cà phê

Ngoài ra, người trồng thường có xu hướng ưu tiên cây có giá trị kinh tế cao nên không tuân thủ các khuyến cáo kỹ thuật. Hơn nữa, việc trồng xen cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm trong cà phê thiếu sự gắn kết doanh nghiệp về đầu ra cho sản phẩm nhất là vùng sâu vùng xa nên hiệu quả trồng xen chưa cao.

Việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chưa đồng bộ

Theo điều tra qua nhiều năm của Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên, mặc dù đã được phổ biến quy trình kỹ thuật, vẫn có tới 60% nông dân trồng cà phê và 45% nông dân trồng tiêu sử dụng phân bón là không hợp lý, mất cân đối và 70% nông dân bón phân hóa học với liều cao hơn nhiều so với khuyến cáo và so với năng suất đạt được. Đặc biệt khi giá nông sản cà phê, hồ tiêu cao thì có đến 90 – 100% hộ nông dân bón phân hóa học cao hơn với mong muốn đạt được năng suất và thu nhập tối đa. Tỷ lệ hộ nông dân quan tâm đến phân hữu cơ còn thấp, chỉ khoảng 40%.

Ngoài ra hiện nay, với diễn biến của biến đổi khí hậu và sự đa dạng về dịch hại, người nông dân đã sử dụng các loại thuốc BVTV hóa học với số lượng, chủng loại ngày càng gia tăng; phun với nồng độ và cả liều lượng, tần suất cao hơn so với khuyến cáo; đặc biệt vào các thời điểm giá nông sản cao. Điều này dẫn đến sự nghèo kiệt về tính đa dạng sinh học; mất cân bằng về thiên địch; cân bằng hệ vi sinh vật trong đất bị phá vỡ; hình thành nhiều quần thể có hại cho đất và cây trồng; từ đó đất đai bị ô nhiễm, suy thoái, mất sức sản xuất.

Đối với những cây trồng chủ đạo đòi hỏi các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm khắt khe như cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, cần phát triển thêm một phân khúc sản phẩm theo hướng hữu cơ để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, sản phẩm sạch và an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Đây cũng là một bước tiến trong việc phát triển nông nghiệp tái sinh, nông nghiệp tuần hoàn bền vững, giảm phát thải phù hợp với cam kết COP26 của Việt Nam.

Cần tập trung thực hiện nghiêm ngặt các định hướng sản xuất theo hướng hữu cơ và có định hướng rõ ràng về địa bàn và thị trường cho sản phẩm. Bên cạnh đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về nông nghiệp hữu cơ cần phải đồng bộ và cần có sự công nhận, thừa nhận của quốc tế.

Bài liên quan
  • Hưởng lợi từ Dự án giảm nghèo Tây Nguyên
    (TN&MT) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Ngân hàng Thế giới vừa tổ chức Hội nghị kết thúc Dự án Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên (2014 - 2019) tại Hà Nội. Sau 5 năm triển khai, dự án đã góp phần nâng cao đời sống, cải thiện thu nhập cho hàng trăm nghìn người khu vực này.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
    (TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
  • Trao đổi kinh nghiệm thực thi Nghị định thư Montreal khu vực Đông Nam Á
    (TN&MT) - Trong 3 ngày từ 13 – 15/3, tại TP Hạ Long (Quảng Ninh), Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp cùng Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã tổ chức cuộc họp “Mạng lưới cán bộ văn phòng ô-dôn các quốc gia Đông Nam Á”.
  •  Nghiên cứu cảnh báo sớm thiên tai tại Sapa, hỗ trợ nông dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Thị trấn Sapa - Xã Tả Van từ lâu đã bị ảnh hưởng bởi mưa bão triền miên, tình trạng lũ quét, sạt lở, gây nên nhiều thiệt hại về người và của nghiêm trọng .... Hiện tượng thiên tai khó lường này không những gây nguy hiểm cho tính mạng con người mà về lâu dài còn ảnh hưởng nhiều đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh Lào Cai, đặc biệt trong việc xóa đói giảm nghèo đến đồng bào thiểu số.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO