Xã hội

Thạch Thành (Thanh Hóa): Phát huy nguồn vốn chính sách để xóa nghèo bền vững

Tuyết Trang- Thạch Thành 14:01 04/05/2023

Trong những năm qua, nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng Chính sách - Xã hội huyện Thạch Thành đã phát huy vai trò là công cụ hữu hiệu thực hiện mục tiêu giảm nghèo, an sinh xã hội. Nhờ nguồn vốn này, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và có đời sống khấm khá, góp phần giúp các địa phương hoàn thành các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới.

Từ nguồn vốn chính sách

Điển hình từ phát huy có hiệu quả vồn vốn vay là anh Phạm Văn Sáu Khu 1, Thị trấn Vân Du vốn có gia cảnh khó khăn, cứ tần tảo quanh năm cũng chỉ đủ trang trải eo hẹp cho gia đình. Không biết phương thức sản xuất và cái thiếu nhất là nguồn vốn nên cái nghèo cứ đeo đẳng gần chục năm trời. Thế rồi qua Hội Nông dân xã ủy thác, gia đình anh được vay 100 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách - Xã hội chương trình cho vay Hỗ trợ tạo việc làm, được tư vấn sử dụng nguồn vốn, tham gia các lớp tập huấn về trồng, chăm sóc cây Thanh Long, cam, bưởi. Có vốn trong tay, anh đầu tư chăm sóc . Đến nay, mỗi năm gia đình anh thu có thu nhập hàng năm trên 200 triệu đồng, anh Sáu chia sẻ: “Không những cho vay vốn mà Ngân hàng Chính sách - Xã hội còn tư vấn cho tôi cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Nhờ thế mà cuộc sống gia đình dần dần bớt khó khăn và nay đã thoát nghèo vươn lên làm giàu”.

anh-1.jpg
Phát triển cây ăn quả để xóa đói giảm nghèo ở Thạch Thành

Hay gia đình chị Quách Thị Huy, ở thôn Bông Bụt, xã Thành Công. Qua đăng ký, năm 2020 chị Huy được Ngân hàng giải ngân cho vay 80 triệu đồng. Với số tiền đó, gia đình đã thuê máy xúc san gạt đất đồi, trồng cỏ và đầu tư mua phân bón, xây chuồng trại chăn nuôi bò sinh sản, đáng mừng hơn cả là năm 2022, gia đình chị đã thoát nghèo kinh tế gia đình được cải thiện, . Chị Huy nói: “Nhờ ngồn vốn ưu đãi mà gia đình tôi có được cơ ngơi như ngày hôm nay, các con được ăn học đầy đủ. Tôi rất biết ơn Ngân hàng chính sách nhiều lắm”.

Câu chuyện thoát nghèo của chị Huy, anh Sáu là những ví dụ điển hình cho thấy hiệu quả của nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi.

Dòng vốn tín dụng chính sách đã đồng hành cùng người nghèo ở khắp các xóm, bản trên địa bàn huyện. Năm 2022, đã có trên 5.150 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới được tiếp cận nguồn vốn, qua đó đã giúp cho 2.381 hộ thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 13,3% xuống còn 7,05%, giảm trên 6,25% so với đầu năm 2021, hộ cận nghèo giảm từ 7,86% xuống còn 5,27%. Bên cạnh đó gần 300 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; trên 4.200 hộ có điều kiện cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới công trình nước sạch và vệ sinh môi trường khu vực nông thôn,... Tổng dư nợ cho vay tính đến 28/02/2023 đạt trên 559,2 tỷ đồng, tăng gần 60 tỷ đồng so với năm 2021.

Đến tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn

Từ nguồn vốn vay chính sách, huyện Thạch Thành đã phát động các phong trào thi đua, xây dựng các mô hình, điển hình tiên tiến về tích tụ, tập trung đất đai và được thực hiện chủ yếu bằng các hình thức góp quyền sử dụng đất. Đi đôi với đó, các xã, thị trấn đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến, quán triệt đến người dân trên địa bàn về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao. Qua đó, đã tạo được sự thống nhất, đồng thuận cao từ nhận thức đến hành động trong các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, các doanh nghiệp và bà con nông dân.

anh-2.jpg
Phát triển cây ăn quả để xóa đói giảm nghèo ở Thạch Thành

Đồng thời, phổ biến, hướng dẫn việc nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp từ tích tụ, tập trung đất đai mang lại hiệu quả kinh tế cao đã thực hiện thời gian trước. 10 tháng năm 2021, huyện Thạch Thành đã tích tụ, tập trung đất đai được 378,53 ha, đạt 95,8% kế hoạch năm 2021; trong đó, lĩnh vực trồng trọt 190,61 ha, lĩnh vực lâm nghiệp 187,92 ha. Các xã tích tụ, tập trung đất đai đạt cao, như: Thạch Cẩm 74,53 ha, Thành Minh 65 ha, Thạch Lâm 31 ha, Thành Yên 39 ha, Thành Hưng 35 ha, Thạch Tượng 36 ha, thị trấn Vân Du 30 ha...

Nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao từ tích tụ, tập trung đất đai mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 20 đến 30% so với sản xuất ở cánh đồng nhỏ lẻ, như: trồng mía nguyên liệu, trồng cây ăn quả, chăn nuôi trang trại quy mô lớn trồng nghệ vàng, trồng rau an toàn.

Tuy nhiên, thực tế việc tích tụ, tập trung đất đai trên địa bàn huyện Thạch Thành thời gian qua, cho thấy: nhiều dự án quy mô lớn trong sản xuất nông nghiệp gặp nhiều trở ngại và chưa có quy định về việc hỗ trợ doanh nghiệp thuê lại hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân, nên khi triển khai các dự án đầu tư gặp khó khăn, vướng mắc. Để có giải pháp khắc phục có hiệu quả những khó khăn, vướng mắc Huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị có liên quan, các xã, thị trấn tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm tạo sự đồng thuận của nhân dân; đồng thời, nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp từ tích tụ, tập trung đất đai mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Có thể nói, việc các hộ nghèo, cận nghèo ở các xã vùng sâu, vùng xa đã được tiếp cận với nguồn vốn vay chính sách để từ đó tích tụ ruộng đất phát triển sản xuất không chỉ giúp người dân giảm nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn mà còn góp sức cùng với Đảng bộ, chính quyền các địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Bài liên quan
  •  Phát triển cây trồng xóa đói giảm nghèo ở Vũ Quang
    Cùng với phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai khí hậu, kinh nghiệm trồng trọt của người dân, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang có chính sách, kế hoạch để đưa cây Mắc ca- Một loại cây lâm nghiệp lấy quả phát triển có vị thế trên địa bàn, nâng cao thu nhập cho người dân

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Hữu Lũng (Lạng Sơn): Phát triển du lịch nâng cao đời sống
    (TN&MT) - Huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) có nhiều lợi thế về văn hóa, lịch sử, danh lam, thắng cảnh độc đáo, cùng các giá trị văn hóa bản địa của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Dao… Đây chính là những lợi thế giúp Hữu Lũng phát triển các loại hình du lịch, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, hướng tới giảm nghèo bền vững.
  • Cựu chiến binh Đà Nẵng giúp nhau giảm nghèo
    Hội Cựu chiến binh (CCB) TP. Đà Nẵng luôn xác định công tác giảm nghèo là một nhiệm vụ quan trọng của các cấp Hội, là việc làm nghĩa tình để gắn kết hội viên CCB với tổ chức Hội giúp đỡ nhau trong cuộc sống vươn lên để thoát nghèo bền vững, phấn đấu đạt chỉ tiêu xóa nghèo từng năm đã đề ra.
  • Hoạt động khởi nghiệp, thu hút đầu tư khu vực miền núi sẽ được nhận hỗ trợ
    Đây là một trong những nội dung được quy định tại Thông tư 55/2023/TT-BTC quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 vừa được Bộ Tài chính ban hành.
  • Lấy ý kiến đề xuất các nội dung sửa đổi Luật BHYT
    Trong 2 ngày 21-22/9, tại TP.Hải Phòng, dưới sự chủ trì của Phó Tổng Giám đốc Nguyễn Đức Hòa, BHXH Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến đề xuất các nội dung sửa đổi Luật BHYT.
  • Điện Biên giải quyết thực trạng khan hiếm cát xây dựng
    (TN&MT) - Sáng 25/9, Sở Xây dựng Điện Biên tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập ngành Xây dựng tỉnh (25/9/1963 - 25/9/2023). Tại buổi lễ, Ngành xây dựng tỉnh đã đánh giá quá trình 60 năm xây dựng, trưởng thành cùng những thành tích và đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh Điện Biên. Một trong những thành tựu nổi bật của Ngành xây dựng đạt được trong nhiều năm qua là đáp ứng nhu cầu cấp bách về cát cho xây dựng tại tỉnh Điện Biên.
  • Nghệ An: Bức xúc ở khu TĐC Khe Mừ
    Trải qua hơn một thập kỳ chờ đợi, hơn 100 hộ dân vạn chài ở huyện Thanh Chương (Nghệ An) vẫn chưa thể đến khu tái định cư (TĐC) dù chủ đầu tư cho biết đã thi công xong hạ tầng từ năm 2022. Thực trạng khiến cho nguồn lực bị lãng phí, trong khi dân vạn chài vẫn sống lênh đênh không chốn “an cư” từ năm này qua năm khác.
  • Đẩy mạnh tuyên truyền chào mừng Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam nhiệm kỳ 2023- 2028
    (TN&MT) - Thiết thực chào mừng Đại hội Công đoàn lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028, Công đoàn Viên chức Việt Nam đã ban hành Công văn số 415/CĐVC về việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền và treo pano, khẩu hiệu tuyên truyền chào mừng Đại hội.
  • Phát động Hội thi vẽ tranh “Chính sách chi trả DVMTR đồng hành cùng em đến trường”
    Thực hiện kế hoạch 322/KH-QBVR ngày 22/9/2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên phối hợp với các trường THCS trên địa bàn thành phố Điện Biên Phủ tổ chức hội thi vẽ tranh với chủ đề “Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đồng hành cùng em đến trường”.
  • Sóc Trăng: Tích cực phòng chống thiên tai hướng đến phát triển bền vững
    (TN&MT)- Các hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu (BĐKH) đang ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường và gây nhiều thiệt hại cho người dân tỉnh Sóc Trăng. Đứng trước thực tế này, các cấp chính quyền và người dân tỉnh Sóc Trăng đã có nhiều giải pháp để ứng phó góp phần thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững.
  • Rất mong báo chí, truyền thông đồng hành cùng Đắk Nông phát triển xanh và bền vững
    Đó là chia sẻ và cũng là mong muốn của ông Lê Trọng Yên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông tại cuộc làm việc với Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Báo chí phát triển xanh hướng đến Net Zero Carbon vào sáng 25/9 tại trụ sở UBND tỉnh.
  • Lời cảm ơn của Ban Chủ nhiệm CLB Báo chí Phát triển Xanh hướng đến Net Zero Carbon
    Ngày 23/9/2023, tại TP.HCM, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ Báo chí Phát triển Xanh hướng đến Net Zero Carbon đã tổ chức Lễ ra mắt và chuỗi hoạt động hưởng ứng chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn năm 2023 - chuỗi sự kiện đã thành công tốt đẹp, Ban Chủ nhiệm CLB xin trân trọng cảm ơn!
  • Vọng mãi lời Người với đồng bào các dân tộc Yên Bái
    (TN&MT) - Sáng mùa thu ngày 25/9/1958, hàng nghìn đồng bào các dân tộc của tỉnh Yên Bái đã có mặt tại sân vận động thị xã, nay là TP.Yên Bái để được gặp Bác Hồ. Trải qua 65 năm, những kỷ niệm Bác về thăm đã trở thành di sản thiêng liêng, một nguồn sức mạnh tinh thần vô giá cho những người con Yên Bái. Bao nhiêu năm quê hương vẫn vọng mãi lời Người. Để rồi, những lời dạy ân cần, thiết tha, trách nhiệm, kỳ vọng ấy, đã trở thành niềm tin, ngọn lửa soi đường, chỉ lối để tỉnh Yên Bái vững bước đi lên.
  • Đặc sắc Lễ kỷ niệm 120 năm Du lịch Sa Pa
    (TN&MT) - Tối 23/9, tại thị sã Sa Pa, UBND tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Du lịch Sa Pa. Hàng nghìn du khách trong nước và quốc tế đã quần tụ tại sân vận động trung tâm thị xã Sa Pa để tham dự Lễ kỷ niệm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO