Thạch Thành (Thanh Hóa): Phá rừng tự nhiên mở đường, làm nhà trái phép

Tuyết Trang | 30/06/2022, 19:04

Thời gian qua, Báo Tài nguyên & Môi trường nhận được phản ánh về việc chủ rừng tự nhiên tại thôn Thành Tân, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) đã tự ý phá rừng tự nhiên để mở đường, làm nhà với diện tích hàng trăm mét vuông đất đồi rừng bị san gạt, nhiều cây rừng bị đốn hạ trái pháp luật. Tuy nhiên đến nay sự việc vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Sự việc trên làm cho nhiều người dân xã miền Núi này vô cùng bức xúc trước việc coi thường pháp luật của chủ rừng.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 31/12/2012, UBND huyện Thạch Thành đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Trường Sơn, thôn Nga 3, xã Cúc Phương, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình số BM027162, tại thửa đất số 42, Tờ bản đồ số 55, thôn Thành Tân, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành với diện tích 82.805 m2, mục đích sử dụng để trồng rừng sản xuất. Trong quá trình được giao đất, ông Sơn đã sử dụng đúng mục đích, không có tranh chấp.

anh-1.jpg
Đoạn đường vừa được mở từ đất rừng tự nhiên được khóa bằng cổng sắt

Đến ngày 17/1/2020, UBND huyện Thạch Thành ban hành Quyết định số 77/QĐ-UBND về việc phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng huyện Thạch Thành năm 2019. Theo đó, thì diện tích đất rừng của gia đình ông Nguyễn Trường Sơn được quy hoạch là rừng tự nhiên.

Do gia đình ở xa không chăm sóc, quản lý và bảo vệ thường xuyên được diện tích rừng, ngày 27/8/2020, ông Nguyễn Trường Sơn đã chuyển nhượng lại toàn bộ diện tích rừng tại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Số BM027162, thửa đất số 42, Tờ bản đồ số 55, tại thôn Thành Tân, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành cho ông Bùi Lê Kiên có địa chỉ tại Thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành.

Ngay sau khi nhận chuyển nhượng diện tích đất rừng trên của ông Nguyễn Trường Sơn, ông Bùi Lê Kiên đã tiến hành bạt đồi, chặt cây rừng tự nhiên để mở đường vào sâu bên trong và tiến hành làm nhà.

anh-2.jpg
Phải đi bằng ngách hẹp để vào sâu bên trong

Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường có mặt tại khu vực rừng bị chặt phá, ngay con đường bê tông liên xã từ điểm rẽ vào khu di tích lịch sử hoang Con Moong, đi sâu vào khoảng 400- 500 mét là bắt gặp con đường đất mới mở. Ngay từ đầu đường ập vào mắt là chiếc cổng sắt được khóa kín mít, cùng với anh Cán bộ địa chính xã Thành Yên, chúng tôi lách qua hàng rào bên cạnh để vào sâu phía trong, nơi đây đã hình thành lên con đường có bề mặt rộng khoảng 4- 5 mét, với chiều dài khoảng 1.000 mét. Bên phía tay phải (từ ngoài đường lớn vào), vách đồi bị khoét để lấy đất san gạt nền đường tạo thành taly nền đường.

Vào sâu phía trong, chúng tôi chứng kiến cả một khoảng đất rộng hàng trăm mét vuông, quả đồi rừng tự nhiên, được bạt taluy thành 3 cấp, bên dưới là ngôi nhà cấp 4 lợp tôn được xây dựng chắc chắn bằng bê tông.

Trước sự việc trên, ngày 7/10/2020, UBND xã Thành Yên đã thành lập Tổ công tác gồm Chủ tịch UBND xã. PCT, Cán bộ địa chính, Công an xã và Hạt phó Hạt Kiểm lâm Thạch Thành. Tổ đã tiến hành kiểm tra tại lô 20, khoảnh 3, tiểu khu 329, phát hiện rừng tự nhiên bị phá khoảng 980 m2. Đến ngày 8/02/2021, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành có Báo cáo số 07/BC-KLTT vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp tại lô 20, khoảnh 3, tiểu khu 329, thôn Thành Tân, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành. Nội dung: Ngày 26/10/2020, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành phối hợp với UBND xã Thành Yên kiểm tra rừng tại lô 20, khoảnh 3, tiểu khu 329, thôn Thành Tân, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành phát hiện phá rừng tự nhiên trái phép, diện tích thiệt hại 980 m2 rừng sản xuất. Hiện trường vụ việc rừng tự nhiên bị máy múc múc đất tạo thành một con đường men theo lưng chừng đồi vắt ngang qua khu vực diện tích rừng tự nhiên.

anh-3.jpg
Đoạn đường dài trên đất rừng tự nhiên đã được hình thành

Sau khi nhận được Báo cáo trên, ngày 19/02/2021, UBND huyện Thạch Thành có Văn bản số 10/UBND-VP về việc kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Thành Yên, nội dung: Để kịp thời chấn chỉnh công tác bảo vệ rừng và xử lý nghiêm vi phạm phá rừng và vi phạm san lấp nhằm chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn xã Thành Yên, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Thạch Thành, phối hợp với UBND xã Thành Yên và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp khẩn trương điều tra, xác minh, hoàn thiện hồ sơ các vi phạm tại lô 20, khoảnh 3, tiểu khu 329, thôn Thành Tân, xã Thành Yên, tham mưu xử lý nghiêm vi phạm của tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có) theo đúng quy định của pháp Luật.

Cùng với đó, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã nhiều lần ra Giấy mời để mời chủ rừng cũ và chủ rừng hiện tại đến làm việc. Tuy nhiên, chủ rừng mới là ông Bùi Lê Kiên đã nhiều lần không đến làm việc với lý do: Ông Kiên chỉ được ông Bùi Anh Tiến (bố ông Kiên) ủy quyền ký hợp đồng chuyển nhượng thửa đất số 42, tờ Bản đồ số 55, nên ông Kiên không phải là chủ sở hữu, đến nay tôi đã chấm dứt ủy quyền. Tuy nhiên, trong Giấy ủy quyền ngày 26/8/2020 giữa ông Bùi Lê Kiên và Bùi Anh Tiến không có xác nhận của UBND xã hoặc phòng công chứng có thẩm quyền và Giấy chấm dứt ủy quyền ngày 2/11/2020 giữa ông Bùi Lê Kiên và Bùi Anh Tiến do UBND xã Thạch Long ký không có thẩm quyền xác nhận (vì ông Bùi Lê Kiên và Bùi Anh Tiến không có hộ khẩu thường trú tại xã Thạch Long, còn diện tích đất rừng theo nội dung ủy quyền và chấm dứt ủy quyền lại ở xã Thành Yên (!?).

anh-4.jpg
Sâu vào bên trong là ngôi nhà kiên cố đã được xây dựng

Đến ngày 19/4/2021, UBND huyện Thạch Thành đã ban hành Quyết định số 1087/QĐ-UBND thành lập Tổ công tác, kiểm tra, xác minh vụ việc vi phạm trong lĩnh vực vực lâm nghiệp, tuy nhiên ông Bùi Anh Tiến và Bùi Lê Kiên nhiều lần không đến với lý do ông Bùi Anh Tiến đang có đơn kiến nghị đến UBND huyện Thạch Thành nên từ chối làm việc với Tổ công tác và UBND xã Thành Yên.

Tiếp đến, ngày 15/10/2021, UBND huyện Thạch Thành có Văn bản số 3178/UBND-TTr về việc báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh vụ việc vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn xã Thành Yên. Qua đó, để có cơ sở xem xét giải quyết dứt điểm vụ việc vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp trên địa bàn xã Thành Yên; đồng thời, để thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát triển rừng trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu Tổ kiểm tra, xác minh theo Quyết định số 1087/QĐ-UBND ngày 19/4/2021 báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra, xác minh vụ việc vi phạm; tham mưu xử lý theo quy định của pháp luật. Yêu cầu Tổ kiểm tra, xác minh nghiêm túc thực hiện, báo cáo Chủ tịch UBND huyện trước ngày 22/10/2021.

Đến ngày 10/6/2022, Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Thành hoàn tất quá trình xác minh và Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Thạch Thành đã ban hành Quyết định số 16/XPHC đối với ông Bùi Lê Kiên về hành vi chủ rừng không tổ chức bảo vệ để sản xuất là rừng tự nhiên bị phá trái phép với số tiền 11,5 triệu đồng và Quyết định số 17/QĐ-XPHC đối với ông Bùi Anh Tiến về hành vi phá rừng trái phép với mức phạt là 11,5 triệu đồng.

Nhiều người dân xã Thành Yên tự đặt câu hỏi: Vậy ông Bùi Lê Kiên và Bùi Anh Tiến là ai?, vì sao với hành vi phá rừng tự nhiên đã gần 2 năm trôi qua, ông Kiên và ông Tiến vẫn cố tình không phối hợp với các cơ quan chức năng huyện Thạch Thành?. Rất mong các cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa cần sớm vào cuộc điều tra làm rõ những uẩn khúc trên, đùng để “mất bò mới lo làm chuồng”./.

Báo Tài nguyên & Môi trường tiếp tục thông tin.

Bài liên quan
  • Thanh Hóa: UBND huyện Thạch Thành trả lời báo chí quá vội vàng?
    (TN&MT) - Mặc dù chưa làm việc cụ thể, chưa tiếp nhận bằng chứng… về vi phạm trong quá trình thi công Dự án hồ Bai Cái, xã Thành Vinh và mặt bằng Khu dân cư khu phố 3, thị trấn Kim Tân (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa). Thế nhưng, UBND huyện Thạch Thành đã “vội vàng” có văn bản trả lời Báo Tài nguyên & Môi trường “thiếu khách quan”.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đình làng An Cựu “kêu cứu”
Là di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh, thế nhưng, hiện nay đình làng An Cựu (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đang xuống cấp nghiêm trọng, nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào.
Đừng bỏ lỡ
  • Việc đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án KĐT Bách Lẫm A (Yên Bái): Trách nhiệm thuộc về ai?
    (TN&MT) - Gần đây, Báo TN&MT đã nhận được phản ánh về tình trạng có nhiều đối tượng đổ đất, đá bừa bãi vào Dự án Khu đô thị Bách Lẫm A (Dự án) thuộc xã Giới Phiên, TP. Yên Bái (tỉnh Yên Bái) gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan đô thị.
  • Quảng Nam: “Nghịch lý” sống cạnh 2 công trình nước sạch, dân vẫn phải sử dụng nước bẩn
    (TN&MT) - 2 công trình nước sạch tiền tỷ ở thôn Bồng Miêu, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam dù đã được nghiệm thu, bàn giao nhưng lại bỏ hoang. Hàng trăm người dân ở đây vẫn phải sử dụng nguồn nước giếng bị nhiễm phèn, không đảm bảo vệ sinh để sinh hoạt.
  • Văn Chấn – Yên Bái: Nạn khai thác đá bán quý ở Minh An chính quyền có làm ngơ?
    (TN&MT) - Lập biên bản kiểm tra, quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chính quyền xã Minh An, huyện Văn Chấn lại “quên xác định khối lượng tang vật”, liệu đây có phải cách làm “chiếu lệ” để cho qua?!
  • Thông tin tiếp “Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường”: Do hệ thống vận hành gặp sự cố?
    Sáng ngày 10/02/2023, PV Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Công ty CP quản lý và Phát triển hạ tầng đô thị Vinh (đơn vị vận hành Nhà máy xử lý nước thải tập trung TP Vinh) liên quan đến hiện tượng nước thải được xả ra môi trường chiều ngày 09/02/2023 có màu đục.
  • Nghệ An: Nhà máy xử lý nước thải Vinh xả thải đục ngầu ra môi trường?
    Theo người dân phản ánh, Nhà máy xử lý nước thải thành phố Vinh, đặt tại xã Hưng Hoà (TP Vinh, Nghệ An) đã tiến hành xử nước thải có màu đục ra ngoài mương đi ra môi trường. Sự việc nói trên phóng viên đã trực tiếp ghi nhận được hình ảnh vào khoảng hơn 15h25, ngày 09/02/2023.
  • Thanh Hóa: Cần kiểm tra lại chất lượng công trình hồ Khe Than
    Mặc dù công trình nâng cấp, sửa chữa hồ Khe Than, thuộc xã Tượng Sơn, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đã hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay, thời gian bảo hành (12 tháng) cũng đã hết. Tuy nhiên, sau khi đưa vào sử dụng thì chất lượng công trình không được đảm bảo, thân đập bị dò rỉ thẩm thấu nước ra ngoài, buộc nhà thầu thi công phải lắp đặt đường ống phụ để chảy ra ngoài mương dẫn. Chính điều này đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, mà cụ thể là đập tràn.
  • Quảng Bình: Băn khoăn về tính thuyết phục từ một bản án tranh chấp đất đai
    (TN&MT) -Mặc dù phán quyết giữ nguyên bản án sơ thẩm trong vụ việc tranh chấp đất đai giữa nguyên đơn là ông Lê Chiêu Khánh với bị đơn là ông Lưu Trọng Nghĩa, tuy nhiên bản án phúc thẩm do Tòa án Nhân dân tỉnh Quảng Bình tuyên lại chỉ trả lại 229,7m2 so với 293m2 của bản án sơ thẩm khiến vụ việc vẫn chưa có hồi kết.
  • Bá Thước - Thanh Hoá: Cần kiểm tra việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở
    Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử ngày 23/12/2033 có đăng bài: “Bá Thước (Thanh Hóa): Chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất trồng lúa sang đất ở có đúng luật?” phản ánh việc UBND huyện Bá Thước chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất nông nghiệp sang cấp đất ở cho 2 hộ gia đình đã có nhà ở, trong khi nhiều nhà cùng hoàn cảnh, ở trên đất đó đã lâu nhưng lại không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để rộng đường công luận, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đi sâu tìm hiểu về vấn đề này.
  • Nghệ An: Xe chở cát “khủng” đại náo các cung đường ở huyện Nam Đàn
    Thời gian qua, hàng loạt xe tải chở cát từ một số bến cát tại huyện Nam Đàn sau đó ngược xuôi các tuyến đường Quốc lộ 46A, Quốc lộ 46C, đường Tỉnh lộ 539B…rồi tỏa đi khắp các hướng. Điều đáng nói, đây là những xe tải trọng “khủng” nhưng khi chúng tôi có mặt tại các tuyến đường nêu trên lại không hề thấy bóng dáng lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý.  
  • Quảng Xương (Thanh Hóa): Lợi dụng hạ thấp độ cao để khai thác đất trái phép?
    Tình trạng lợi dụng hạ thấp độ cao, cải tạo đồng ruộng, một số đối tượng đưa máy móc, xe cộ vào khai thác đất trái phép trở đi bán làm hư hỏng đường giao thông, gây ô nhiễm môi trường khiến người dân bức xúc đang xảy ra tại thôn Lộc Xá, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa).
  • Bá Thước (Thanh Hóa): Chuyển đổi hàng trăm mét vuông đất trồng lúa sang đất ở có đúng luật?
    Thời gian gần đây cử tri khu 1, Lâm Xa, thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã nhiều lần phản ánh lên HĐND Thị trấn và HĐND huyện Bá Thước việc năm 2018, UBND huyện chuyển đổi 2 thửa đất với tổng diện tích 532 m2 nông nghiệp sang đất ở cho 2 hộ gia đình, trong khi cũng khu đất đó nhiều người dân có nhu cầu chuyển đổi sang đất ở lại không được. Chính vì thế đã gây bức xúc cho người dân nơi đây.
  • Bình Định: Nhếch nhác tại công trình thi công 8 năm chưa hoàn thành
    Công trình Khách sạn - Trung tâm tiệc cưới của Công ty Cổ phần Kim Triều thi công 8 năm vẫn chưa hoàn thành. Công ty đã từng bị xử phạt về hành vi xây dựng công trình sai nội dung giấy phép và vi phạm lĩnh vực môi trường. Hiện công trình này đang là bãi tập kết rác thải luôn bốc mùi hôi thối gây mất mỹ quan đô thị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO