Thạch Thành (Thanh Hóa): Bát nháo tình trạng cải tạo đất đồi

11/08/2016, 00:00

(TN&MT) - Không được các cấp thẩm quyền cho phép thế nhưng UBND xã Thành Kim và Thành Tân đã tự ý cho các hộ dân cải tạo hàng chục ha đất đồi trái phép. Nghiêm trọng hơn tại xã Thành Kim dưới vỏ bọc cải tạo đất, DNTN Mạnh Dũng còn bán đất ra ngoài nhằm trục lợi.

Có mặt tại thôn 2, xã Thành Kim và thôn Ngọc Động xã Thành Tân chúng tôi chứng kiến gần chục chiếc máy múc đang hoạt động hết công suất để đào khoét đất, xe tải lũ lượt chở đất đi. Thật nghịch lý tất cả đều hoạt động trơn tru mà không thấy bóng dáng của các nghành chức năng huyện Thạch Thành.

Tình trạng cải tạo đất đồi trái phép đã tái diễn nhiều lần trên địa bàn xã Thành Kim.
Tình trạng cải tạo đất đồi trái phép đã tái diễn nhiều lần trên địa bàn xã Thành Kim.

Thực tế cho thấy cải tạo vườn đồi cũng là một nhu cầu chính đáng của rất nhiều hộ dân trên địa bàn các huyện miền núi. Nhiều vườn đồi, nương rẫy từ chỗ khó khăn trong sản xuất, đi lại, thiếu mặt bằng xây dựng nhà cửa bởi tính chất phức tạp của đồi núi. Cải tạo đã giúp các hộ dân thuận lợi cho quá trình đi lại, có mặt bằng cho xây dựng nhà cửa kiên cố…

Tuy nhiên, nhiều đơn vị từ chỗ lợi dụng vỏ bọc cải tạo vườn đồi để bán đất chuộc lợi, nhiều gia đình thấy vậy cũng lợi dụng để bán đất cho doanh nghiệp. Vô hình chung biến tướng hình thức  “cải tạo vườn” thành “giả tạo” để qua mắt các cơ quan chức năng. Còn các cấp chính quyền địa phương thường đổ lỗi cho nhau do không giám sát được khối lượng đất của doanh nghiệp vận chuyển?

Chính quyền xã Thành Tân đã để cho các hộ dân tự ý cải táo gần chục ha đất đồi khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.
Chính quyền xã Thành Tân đã để cho các hộ dân tự ý cải táo gần chục ha đất đồi khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép.

Theo thông tin mà chúng tôi nắm được, tại thôn Ngọc Động, xã Thành Tân có 6 hộ dân xin cải tạo đất, với diện tích gần chục ha. Nhiều ngày nay cả chục chiếc máy múc xe tải đang rầm rộ tiến hành cải tạo.

Trao đổi với chúng tôi ông Hà Văn Tâm – Chủ tịch UBND xã Thành Tân cho biết: Xã cũng biết để cho các hộ dân cải tạo đất đồi như thế là sai với luật. Nhưng vì điều kiện tự nhiên phải lấy đất đồi san lấp đồng lầy trồng mía. Các hộ dân cũng chỉ làm đơn lên xã rồi họ làm chứ chưa được cấp thẩm quyền cho phép.

Xe chở đất không phủ bạt ngang nhiên chạy trên tuyến đê dân sinh.
Xe chở đất không phủ bạt ngang nhiên chạy trên tuyến đê dân sinh.

Còn tại thôn 2, xã Thành Kim lợi dụng việc cải tạo mặt bằng DNTN Mạnh Dũng đang chở đất bán san lấp cho các công trình và hộ dân có nhu cầu. Trong khi đó Báo Tài nguyên và Môi trường số ra ngày 26/04/2016 có bài: Thạch Thành – Thanh Hóa: Ai tự ý cho cải tạo, bán đất đồi trái phép phản ánh thực trạng: Không những chấp thuận cho hạ thấp độ cao trái phép tại thôn 1, khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền đồng ý. UBND xã Thành Kim (Thạch Thành – Thanh Hóa) còn để tình trạng bán đất ra ngoài tràn lan. Thế nhưng không hiểu vì lý do gì chính quyền xã Thành Kim lại để tái diễn nhiều lần tình trạng lợi dụng cải tạo bán đất ra ngoài nhằm trục lợi.

Tại thôn Ngọc Động, xã Thành Thành Tân có 6 điểm lấy đất như thế này.
Tại thôn Ngọc Động, xã Thành Thành Tân có 6 điểm lấy đất như thế này.

Thiết nghĩ đã tới lúc các nghành chức năng huyện Thạch Thành cần sớm rà soát lại nhu cầu thực tế của từng địa phương trong quá trình cải tạo đất đồi lấy đất san lấp đồng lầy trồng mía. Tránh tình trạng xã tự ý cho cải tạo cả chục ha đất, rồi nhiều đơn vị lợi dụng bán đất nhằm thu lợi bất chính.

                                                                             Bài và ảnh: Thanh Tâm


(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TN&MT đánh giá trữ lượng khoáng sản tại 3 địa phương
    (TN&MT) - Sáng 21/9 tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia đối với các mỏ khoáng sản ở Yên Bái, Phú Thọ và Hải Dương.
  • Bộ TN&MT gỡ vướng về quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Yên
    Ngày 21/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh Phú Yên về việc tháo gỡ một số khó khăn vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu: Tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa mới có Văn bản chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Văn bản số 5893/BTNMT-KSVN ngày 26/7/2023 của Bộ TN&MT về quản lý hoạt động khoáng sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
  • Sắp diễn ra Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam 2023
    (TN&MT) - Tuần lễ Ngành Nước Việt Nam - Viet Nam Water Week 2023 với chủ đề “Nước vì chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững” sẽ được tổ chức từ ngày 28-30/9 tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
  • Điện Biên: Cần nâng cao năng lực cho đội ngũ địa chính cấp xã, phường
    (TN&MT) - Qua trao đổi thực tiễn tại cơ sở, nhiều cán bộ địa chính đã thẳng thắn nhìn nhận: Lĩnh vực tài nguyên và môi trường tương đối khó đối với những cán bộ địa chính trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm nên chưa phát huy được vai trò tham mưu cho cấp ủy chính quyền về các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai và môi trường. Nhiều cán bộ địa chính kiến nghị mong muốn được Phòng TN&MT, Sở TN&MT, Phòng Kinh tế - Hạ tầng…tập huấn hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ hàng năm.
  • Sớm hoàn chỉnh và phê duyệt Quy hoạch không gian biển
    (TN&MT) - Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan hoàn thiện dự thảo Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và dự kiến trình cơ quan có thẩm quyền vào Quý IV năm 2023.
  • Quảng Nam: Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm khai thác khoáng sản
    UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản gửi các Sở, ban ngành và UBND các huyện: Đại Lộc, Duy Xuyên về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản.
  • TP. Cần Thơ quản lý hiệu quả tài nguyên nước: Phục vụ mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trước thực trạng biến đổi khí hậu (BĐKH) và các hoạt động của con người đã ảnh hưởng đến khối lượng, chất lượng nguồn tài nguyên nước, TP. Cần Thơ đã và đang triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ tài nguyên nước, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững của thành phố. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Phạm Nam Huân - Phó Giám đốc Sở TN&MT TP. Cần Thơ.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Tháo gỡ nhiều vướng mắc
    (TN&MT) - Sau gần 4 tháng đi vào cuộc sống, Nghị định 10/2023/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã tháo gỡ nhiều vướng mắc, bất cập ở các địa phương, góp phần đưa đất đai vào phát triển kinh tế - xã hội.
  • Nghị định 10/2023/NĐ-CP: Nghị định ra đời từ sự lắng nghe
    (TN&MT) - Trong những năm qua, Bộ TN&MT luôn xác định công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu của ngành tài nguyên và môi trường, trong đó có lĩnh vực đất đai, qua đó, góp phần tháo gỡ những bất cập, vướng mắc ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO