Tây Sơn (Bình Định): Xây công trình vệ sinh cho đồng bào Bana Vĩnh An

Mỹ Bình | 02/12/2022, 20:04

Để hỗ trợ giúp đỡ cho xã Vĩnh An thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới năm 2022, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Tây Sơn đã phát động đợt thi đua cao điểm tuyên truyền, vận động và tiếp nhận kinh phí xây dựng công trình vệ sinh cho các hộ đồng bào dân tộc Bana, xã Vĩnh An.

Gia đình chị Đinh Thị Chiếu cũng như bao gia đình đồng bào Bana xã Vĩnh An rất phấn khởi vui mừng vì nhà mình nay đã có công trình vệ sinh. Tuy chỉ là công trình sinh hoạt thiết yếu cuộc sống cho mỗi gia đình, nhưng với gia đình chị Đinh Thị Chiếu và bà con ở đây, đó là sự mong mỏi từ lâu mà bà con xã Vĩnh An chưa thể thực hiện được.

dsc03716.jpg
Chị Định Thị Chiếu, ở làng Giọt 1, xã Vĩnh An vui mừng chia sẻ khi gia đình có công trình vệ sinh 
dsc03709.jpg
 Nhà vệ sinh được gia đình chị Đinh Thị Chiếu giữ gìn sạch sẽ 

Chia sẻ với chúng tôi, chị Định Thị Chiếu, ở làng Giọt 1, xã Vĩnh An tâm tư: Trước kia chưa cho nhà vệ sinh, gia đình khổ lắm, mỗi lần có nhu cầu vệ sinh chúng tôi phải đi qua suối, qua cánh đồng, vào đám keo trong làng. Vậy mà bao năm trôi qua, người dân vẫn sinh hoạt như thế cũng thành thói quen. Nhưng nay có nhà vệ sinh rồi, không chỉ gia đình tôi mà bà con trong làng vui lắm. Nhờ nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng công trình vệ sinh cho gia đình, chúng tôi biết ơn chính quyền các cấp, hội, đoàn thể, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp tạo điều kiện cho đồng bào Bana có cuộc sống ngày càng no ấm, đầy đủ, hạnh phúc hơn.

dsc03706.jpg
 Công trình vệ sinh của nhà chị Đinh Thị Chiếu 
dsc03724.jpg
 Người dân trong làng bỏ rác sinh hoạt hàng ngày vào bao để giữ gìn vệ sinh môi trường thôn làng 

Cùng đồng cảm chia sẻ, anh Đinh Hiếu ở làng Giọt 1, xã Vĩnh An cho biết: Có nhà vệ sinh mọi người trong làng sẽ theo nếp sống sinh hoạt giữ gìn vệ sinh chung, ý thức trong việc bảo vệ môi trường, không chỉ trong nhà mình mà còn ngoài môi trường xung quanh để tránh bệnh tật đau ốm do xuất phát từ những thói quen sinh hoạt thiếu vệ sinh trước đây.

dsc03692.jpg
Rác bỏ vào bao tại các nhà Rông sinh hoạt cộng đồng 

Thông tin với phóng viên, ông Đinh Hoang Bình, Chủ tịch UBND xã Vĩnh An cho hay: Bà con ở xã Vĩnh An giữ vệ sinh chung bằng cách gom rác thải sinh hoạt bỏ vào bao rồi tập trung một chỗ để xe thu gom rác tới vận chuyển chở đến bãi xử lý rác của huyện. Việc xây dựng công trình vệ sinh cho bà con là sự quan tâm của chính quyền địa phương, Ủy Ban MTTQ Việt Nam huyện Tây Sơn chăm lo cho bà con đồng bào Bana xã Vĩnh An sống vui, sống khỏe, xây dựng nếp sống văn minh nơi thôn làng. Toàn xã có 219 hộ dân, đến nay đã có 150 hộ được xây dựng công trình vệ sinh.

dsc03739.jpg
Người dân Bana phấn khởi có công trình vệ sinh 

Ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch Ủy Ban MTTQ Việt Nam huyện Tây Sơn cho biết: Phát động đợt thi đua cao điểm tuyên truyền, vận động và tiếp nhận kinh phí xây dựng công trình vệ sinh cho các hộ đồng bào dân tộc Bana, xã Vĩnh An, nhằm phát huy tinh thần đoàn kết, đồng thuận trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài huyện để chung sức, đồng lòng, tích cực vận động và tham gia ủng hộ kinh phí xây dựng nông thôn mới, giúp xã Vĩnh An hoàn thành tiêu chí 17 về môi trường trong năm 2022 và phấn đấu huyện Tây Sơn đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2023. Kế hoạch xây dựng 7 nhà đại đoàn kết và 293 công trình vệ sinh cho các hộ đồng bào dân tộc xã Vĩnh An. Thời gian triển khai thực hiện bắt đầu từ ngày 15/3/2022 đến ngày 31/12/2022. Thời gian đưa các công trình vào sử dụng đến hết quý I năm 2023.

dsc03684.jpg
 Bà con Bana Vĩnh An chung tay bảo vệ môi trường, trồng cây xanh xây dựng thôn làng văn minh, xanh, sạch, đẹp
Bài liên quan
  • “Gà nòi đất võ Tây Sơn” nét đẹp tinh thần thượng võ
    (TN&MT) - “Gà nòi đất Võ Tây Sơn” nổi tiếng trên vùng đất Bình Định gắn với giai thoại ra đời bài Hùng Kê quyền do Đông Định Vương Nguyễn Lữ - người em út nhà Tây Sơn Tam Kiệt sáng lập, vừa mang vẻ đẹp tinh thần thượng võ vừa là văn hóa ẩm thực đặc trưng của du lịch địa phương.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu: Bảo vệ không gian linh thiêng của con người
Một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Mông Nà Hẩu ngoài Tết Nguyên Đán là lễ cúng rừng, hàng năm các thôn sẽ tổ chức lễ cúng rừng một lần vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng Giêng. Đối với đồng bào vùng cao sống nhờ rừng, nương nhờ vào rừng, rừng vừa là nguồn sống, vừa là không gian linh thiêng cần được bảo vệ.
Đừng bỏ lỡ
  • [Infographic] - Các tôn giáo TP.HCM bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020-2023, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng được 112 mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng tôn giáo.
  • Chuyện những người “gieo chữ” ở vùng cao A Lưới
    (TN&MT) - Vượt qua những vất vả, gian nan, những giáo viên đang “cắm bản” tại rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn nỗ lực truyền dạy, động viên đưa các em học sinh gần hơn với con chữ ở đại ngàn Trường Sơn.
  • Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Người Dao Thanh Phán phát triển du lịch tại Bình Liêu, Quảng Ninh
    (TN&MT) - Bình Liêu là huyện biên giới ở phía Đông tỉnh Quảng Ninh, có gần 50 km đường biên giới với Trung Quốc. Nơi đây có tới gần 96% đồng bào là dân tộc thiểu số, chủ yếu là Tày, Dao, Sán Chỉ, Hoa… Trong đó người Dao Thanh Phán đông thứ 3 sau Tày và Sán Chỉ.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
  • Lai Châu: Lưu truyền văn hóa dân tộc Lự
    (TN&MT) - Việt Nam ta có nền văn hóa thống nhất trong đa dạng. Dân tộc Lự, là một trong những dân tộc thiểu số dưới 10.000 người sinh sống tại Lai Châu. Tỉnh đã có nhiều chính sách bảo tồn văn hóa của người Lự . Nhờ đó, đã góp phần hòa cùng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO