Tây Nguyên: Xây dựng đô thị Xanh-Sạch-Đẹp gắn với phát triển bền vững và thân thiện với môi trường

Quế Mai | 27/11/2020, 21:49

(TN&MT) - Chiều 27/11, UBND TP Pleiku chủ trì tổ chức Hội nghị tổng kết thi đua xây dựng đô thị Xanh-Sạch-Đẹp gắn với phát triển bền vững và thân thiện với môi trường năm 2020 của các cụm đô thị Tây Nguyên.

Các đô thị thuộc cụm Tây Nguyên quyết tâm xây dựng thành đô thị thông minh, phát triển bền vững và thân thiện với môi trường

Tham dự hội nghị có lãnh đạo Hiệp hội các đô thị Việt Nam; lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai; đại diện lãnh đạo các đô thị thuộc cụm Tây Nguyên: TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc (Lâm Đồng), TP Buôn Mê Thuột, thị xã Buôn Hồ (Đăk Lăk), TP Kon Tum (Kon Tum), TP Gia Nghĩa (Đăk Nông), thị xã Ayun Pa, thị xã An Khê, TP Pleiku (Gia Lai).

Năm 2020, Hiệp hội đô thị Việt Nam đã phát động phong trào thi đua với chủ đề “Xây dựng đô thị phát triển bền vững và thân thiện môi trường”, tạo mục tiêu để các đô thị phát triển, có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba yếu tố: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Phát biểu khai mạc hội nghị, ông Nguyễn Hữu Quế - Chủ tịch UBND TP Pleiku (Gia Lai) nhấn mạnh: Mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị chủ yếu lấy con người là hạt nhân phát triển. Việc gắn liền phòng trào xây dựng đô thị Xanh - Sạch - Đẹp với phát triển đô thị thông minh, bền vững, đó là một hướng đi tất yếu, phù hợp với xu hướng quốc tế, tận dụng được những cơ hội, thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cũng như phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước.

Phong trào thi đua xây dựng đô thị Xanh-Sạch-Đẹp của các đô thị cụm Tây Nguyên dựa trên 15 tiêu chí như: Tăng diện tích cây xanh; tăng diện tích mặt nước và thảm cỏ; tăng tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt; xây dựng thói quen không vứt rác ra đường và nơi công cộng; tăng tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, chống ô nhiễm nguồn nước, tăng tỷ lệ chiếu sáng công cộng…

Từ các tiêu chí trên, Hội nghị đã bình chọn các đô thị tiêu trong phong trào thi đua xây dựng đô thị Xanh-Sạch-Đẹp năm 2020; trao Bằng khen của Hiệp hội các đô thị Việt Nam cho TP Đà Lạt, TP Buôn Mê Thuột và thị xã Buôn Hồ; trao Bằng khen của Bộ Xây dựng cho TP Pleiku và TP Kon Tum; đồng thời, chọn TP Bảo Lộc là đơn vị đăng cai tổ chức hội nghị năm 2021.

Ông Kpă Thuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai phát biểu tại hội nghị

Tại Hôi nghị, ông Kpă Thuyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai khẳng định, việc phát động phong trào thi đua xây dựng Đô thị Xanh - Sạch - Đẹp gắn với phát triển bền vững và thân thiện với môi trường là hết sức cần thiết và ý nghĩa. Do đó, thời gian tới, TP Pleiku cần đặt ra mục tiêu để hướng đến là thành phố Cao nguyên xanh vì sức khỏe.

Báo cáo tổng kết phong trào thi đua xây dựng đô thị Xanh-Sạch-Đẹp năm 2020 đã chỉ ra, các đô thị trong cụm đô thị Tây Nguyên phát triển rất năng động. Tuy nhiên, vẫn còn có những khó khăn nhất định như: quy mô, mật độ dân số đô thị thấp còn thấp; sự phát triển mạnh và nhanh của các đô thị đã tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái; thách thức về bảo tồn văn hóa, bản sắc Tây Nguyên; ngân sách để đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị còn hạn chế…

Thay mặt cụm đô thị Tây Nguyên, ông Nguyễn Hữu Quế - Chủ tịch UBND TP Pleiku kêu gọi: Trong năm 2021, các đô thị thuộc cụm Tây Nguyên cần tiếp tục phấn đấu thực hiện tốt các tiêu chí thi đua xây dựng đô thị Xanh - Sạch - Đẹp; khắc phục những tồn tại, từng bước xây dựng các đô thị trong cụm Tây Nguyên trở thành thành phố thông minh, hiện đại, bền vững môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Người dân Cẩm Lệ chung tay xây dựng Đà Nẵng – Thành phố môi trường
(TN&MT) - Cẩm Lệ là quận vùng ven của Đà Nẵng nhưng những năm qua, địa phương luôn nỗ lực, quyết tâm cao để xây dựng quận xanh - sạch - đẹp, chung tay đưa Đà Nẵng trở thành Thành phố môi trường.
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Bình ra công điện khắc phục hậu quả mưa lũ
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công điện số 04/CĐ-UBND về việc khắc phục hậu quả mưa lũ vừa qua, chủ động ứng phó thiên tai thời gian tới.
  • Việt Nam sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách cao hơn trong lĩnh vực khí tượng thủy văn
    (TN&MT) - Vai trò của ngành Khí tượng thủy văn (KTTV) Việt Nam trong cộng đồng KTTV quốc tế được xây dựng và củng cố theo năm tháng, năm 2019, Việt Nam đã lần đầu tiên được tín nhiệm giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội Khí tượng Châu Á (RA-II) và đến năm 2023, nhờ những nỗ lực không mệt mỏi đóng góp cho Hiệp hội nói riêng và cộng đồng KTTV trên thế giới nói chung, Việt Nam đã được tất cả các thành viên trong RAII tín nhiệm giữ chức Quyền Chủ tịch Hiệp hội. Đây là một vinh dự nhưng cũng đi đôi với trách nhiệm, bởi vậy chúng ta càng phải nỗ lực nhiều hơn để có thể thực hiện tốt vai trò mà các bạn quốc tế đã tin tưởng giao cho chúng ta đảm nhiệm.
  • Đổi rác lấy cây góp phần bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Tại sự kiện “Đổi rác lấy cây” ngày 30/9 được Green Life tổ chức tại Phố Sách Hà Nội 19/12 ( Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã thu hút nhiều người dân mang rác thải có thể tái chế đến để đổi cây cảnh, góp phần bảo vệ môi trường, tạo dựng cuộc sống xanh.
  • Các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
    (TN&MT) - Với khoảng hơn 25 vùng đất ngập nước (ĐNN) có thể đáp ứng tiêu chí vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế theo Công ước Ramsar, Việt Nam đã được phê chuẩn trở thành thành viên thứ 50 của Công ước Ramsar từ năm 1989 và là nước đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á tham gia Công ước.
  • Cần chú trọng đầu tư để nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất
    (TN&MT) - Thực tế lũ quét, sạt lở đất đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản trong nhiều năm qua, đặc biệt là thời gian gần đây. Để có cái nhìn tổng quan về công tác cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, cũng như những giải pháp của ngành KTTV nhằm nâng cao năng lực cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS. Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia.
  • Thời tiết 30/9/2023: Miền Bắc hứng nắng, Nam Bộ mưa rào vào chiều tối
    (TN&MT) - Dự báo thời tiết ngày 30/9, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng và nhiệt độ tăng nhẹ. Riêng Nam Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ còn duy trì mưa vào chiều tối.
  • Mai Sơn (Sơn La): Phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm niên vụ nông sản 2023-2024
    (TN&MT) - Qua rà soát, niên vụ 2023-2024, trên địa bàn huyện Mai Sơn có 145 hộ thuộc 7 xã đăng ký hoạt động sơ chế, chế biến cà phê quả tươi. Để bảo vệ môi trường, nguồn nước, UBND huyện đã giao nhiệm vụ cho các phòng ban chuyên môn, UBND các xã triển khai các giải pháp chủ động phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm.
  • Đầu tháng 10/2023, không khí lạnh có xu hướng gia tăng về tần suất và cường độ
    (TN&MT) - Ngày 29/9, dự báo xu thế khí hậu tháng thời kỳ từ ngày 1-31/10/2023, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia cho biết không khí lạnh trong tháng 10/2023 sẽ bắt đầu có xu hướng hoạt động gia tăng dần về tần suất và cường độ.
  • Đồng Nai: Yêu cầu kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7529/STNMT-CCBVMT gửi đến UBND các huyện, thành phố Long Khánh về việc kiểm tra, xử lý các trại chăn nuôi gia công chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh.
  • Đắk Lắk: Ứng dụng công nghệ số để giảm thiểu thiêt hại từ thiên tai
    Do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk diễn biến ngày càng phức tạp và bất thường, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Vì vậy, ngay từ đầu năm, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.
  • Chuẩn hóa trái sầu riêng để "vui chung"
    (TN&MT) - Những ngày này, huyện Krông Pắc – thủ phủ sầu riêng của tỉnh Đắc Lắc đang vào vụ thu hoạch rộ. Các thương lái, công ty đến thu mua khá đông, giá chốt đầu vụ dao động từ 60.000 - 90.000 đồng/kg tùy loại, khiến bà con rất phấn khởi. Cây sầu riêng đang mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho người dân cũng như các cơ sở, đại lý thu mua sơ chế, đóng gói, tiêu thụ, xuất khẩu sầu riêng trên địa bàn.
  • Thích ứng BĐKH ở Long An: Hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp, tỉnh Long An đã và đang xây dựng, triển khai thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, đặc biệt là chuyển đổi các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững, góp phần bảo vệ môi trường (BVMT), nhằm giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân trên địa bàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO