Tập trung sửa đổi quy định về góp vốn đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản

Mai Đan | 12/04/2021, 17:03

(TN&MT) - Chiều 12/4 tại Hà Nội, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam báo cáo Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên tình hình triển khai thực hiện sửa đổi Thông tư Liên tịch số 61/2014/TTLT-BTNMT-BKHĐT-BTC về việc hướng dẫn thủ tục góp vốn, quản lý vốn góp của Tổ chức cá nhân tham gia đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản (Thông tư 61).

Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp

Ông Vũ Văn Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) cho biết: Từ năm 2014 đến tháng 12/2020, Tổng cục đã tiếp nhận 35 hồ sơ góp vốn điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; lập và phê duyệt 35 đề án, trong đó, 5 đề án không thực hiện, do tổ chức góp vốn không góp vốn đầu tư, 30 đề án đã và đang thực hiện.

Kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bằng vốn góp của các tổ chức, cá nhân bước đầu đã phát hiện và làm rõ tiềm năng một số loại khoáng sản trong diện tích điều tra, đủ cơ sở tài liệu phục vụ quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản.

Về kết quả địa chất, các khu vực thực hiện các đề án đã xác định chính xác và khoanh định các phân vị địa tầng có mặt trong khu vực cũng như các yếu tố kiến trúc cấu tạo liên quan đến quặng hóa. Đặc biệt, các đề án thực hiện trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã phân chia được các phân vị địa tầng như đã phân chia chi tiết và chính xác hóa ranh giới giữa các phân vị địa chất phân bố trong vùng. Trong hệ tầng Thác Bà đã phát hiện khoáng sản wolfram phân bố với quy mô rộng rãi, có tiềm năng và là cơ sở để nghiên cứu các mỏ ẩn sâu. Công tác điều tra, đánh giá khu vực Hà Giang góp phần bổ sung cho thành lập bản đồ tỷ lệ 1:50.000 trong khu vực chưa đo vẽ.

Ông Vũ Văn Thắng đánh giá, các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bằng nguồn vốn góp của tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư chưa nhiều, nhưng đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần giải quyết được các tồn tại như giảm được nạn khai thác trái phép, đặc biệt, đối với khoáng sản vàng; đánh giá được đối với khoáng sản trước đây chưa được chú ý như đá cảnh. Việc thực hiện các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bằng nguốn vốn góp của tổ chức, cá nhân góp phần đẩy nhanh tiến độ điều tra cơ bản; làm rõ hơn tiềm năng tài nguyên khoáng sản để bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác của Trung ương hoặc địa phương.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, quyền lợi của nhà đầu tư không có (chỉ được ưu tiên sử dụng tài liệu và được ưu tiên cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản ở khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản); không có chế tài khi tổ chức cá nhân không thực hiện cam kết nộp đủ vốn đầu tư.

Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đề nghị Bộ trưởng Bộ TN&MT tiếp tục ủy quyền cho Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phê duyệt đề án, báo cáo điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bằng vốn góp của các tổ chức, cá nhân để tiếp tục thực hiện các đề án góp vốn của các tổ chức, cá nhân đang thực hiện dở dang.

Ông Vũ Văn Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) báo cáo tại cuộc họp

Đồng thời, hoàn thiện quy định về góp vốn đầu tư thực hiện các đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản để thay thế Thông tư 61 nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện các đề án thuộc diện tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, góp vốn.

“Sau khi có quy định mới, cho phép thực hiện các đề án thuộc diện các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn đầu tư thực hiện các đề án theo Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản để đẩy nhanh tiến độ điều tra cơ bản, đặc biệt là đánh giá tiềm năng khoáng sản kể cả khoáng sản ẩn sâu”, ông Vũ Văn Thắng kiến nghị.

Đại diện các đơn vị của Bộ TN&MT như Vụ Kế hoạch - Tài chính và Văn phòng Hội đồng đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia cho rằng Tổng cục cần nêu rõ hơn những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Thông tư 61; những bất cập trong các điều khoản do không còn phù hợp với tình hình thực tế, những trách nhiệm, quyền lợi của các nhà đầu tư, các đơn vị tham gia thi công các đề án để thấy rõ sự cần thiết sửa đổi Thông tư.

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên, yêu cầu Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chỉ đạo các đơn vị trực thuộc như: Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Khoáng sản rà soát trong số 27 đề án (25 đề án đã kết thúc, phê duyệt báo cáo nộp lưu trữ; 2 đề án đang triển khai thi công) có bao nhiêu đề án đã hoàn thành công tác thanh quyết toán về kinh phí và phê duyệt tài nguyên; bao nhiêu đề án, dự án mới chỉ hoàn thành một phần nhất định. Từ đó, có văn bản thông báo rõ và gửi đến các chính quyền địa phương để họ biết.

“Phải nghiên cứu toàn diện để sửa đổi Thông tư một cách chủ động, căn cứ tình hình thực hiện từ năm 2014 đến nay để bổ sung sửa đổi cho phù hợp, trong đó, phải thực sự huy động những tổ chức, cá nhân có điều kiện về mặt tài chính, công nghệ, kinh nghiệm, trình độ để tham gia vào các đề án, dự án lớn”, Thứ trưởng Trần Quý Kiên chỉ đạo.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Đắk Nông: Quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước giúp giảm nghèo bền vững
    Xác định nguồn nước là một yếu tố rất quan trọng giúp địa phương phát triển sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông đã và đang triển khai đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng tài nguyên nước, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
  • Cần có quy định để HTX nông nghiệp tích tụ, tập trung đất đai
    Đại biểu Mai Văn Hải - Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa cho rằng, nên quy định thêm cơ chế để giúp hợp tác xã nông nghiệp tích tụ tập trung đất đai sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hình thành chuỗi chế biến, phân phối sản phẩm nông nghiệp và hỗ trợ xây dựng sản phẩm OCOP.
  • Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội Lê Quang Huy cho biết, Hồ sơ dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đáp ứng các yêu cầu theo quy định. Ủy ban KH,CN&MT tán thành với sự cần thiết ban hành Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
  • Quảng Bình sau hơn 10 năm thi hành Luật Khoáng sản: Hiến kế khai thác khoáng sản hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả
    (TN&MT) - Quá trình tìm hiểu về công tác triển khai thi hành Luật Khoáng sản 2010 tại Quảng Bình, phóng viên đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết, thực tế từ các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp hoạt động khoáng sản trên địa bàn. Đa số các ý kiến cho rằng, Luật đã có những đóng góp quan trọng, giúp phát huy tiềm năng tài nguyên khoáng sản trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế cần sớm được sửa đổi.
  • ĐBQH Hoàng Đức Chính: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có bước tiến rất quan trọng về chất
    (TN&MT) - Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ tiếp tục được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 tới đây sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4 và ý kiến nhân dân.
  • Quảng Ninh đề xuất gỡ vướng khi thi hành Luật Khoáng sản: Sửa đổi quy định trong Nghị định
    (TN&MT) - Với tiềm năng, lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, những năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước phát triển vượt bậc trong ngành công nghiệp khai khoáng. Tuy nhiên, tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi thi hành các Nghị định quy định chi tiết Luật Khoáng sản.
  • Quảng Bình: Thúc đẩy phát triển bền vững tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Quảng Bình hiện có 127 giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Từ năm 2012 đến nay, hoạt động khoáng sản đã nộp cho ngân sách Nhà nước hơn 433 tỷ đồng. Đây là nguồn tài chính quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên, hiện nay nhiều quy định của pháp luật đang gây cản trở quá trình phát triển của ngành kinh tế quan trọng này. Trước thực trạng đó, ngành TN&MT Quảng Bình đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ.
  • Sửa đổi bổ sung một số quy định về cấp "sổ đỏ" và hồ sơ địa chính
    (TN&MT) - Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTNMT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính.
  • Nghệ An: Xin ý kiến về việc bồi thường đất trên cốt ngập thủy điện Bản Vẽ
    Trước những vướng mắc kéo dài, mới đây, UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản về việc giải quyết tồn tại, vướng mắc liên quan đến bồi thường, hỗ trợ đất trên cốt ngập đối với Dự án Thủy điện Bản Vẽ gửi Bộ Công Thương.
  • Yên Bái: Người dân cần sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn nước
    (TN&MT) – Trước tình trạng hạn hán, nắng nóng gay gắt kéo dài, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước đã ký văn bản 1500/UBND-NLN yêu cầu các đơn vị, địa phương phải chủ động triển khai các biện pháp cấp bách ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước.
  • Rà soát nhiều nội dung trong dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Sáng 24/5, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp Ban soạn thảo xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản trong đó tập trung rà soát nhiều nội dung liên quan đến các bộ luật khác.
  • Mường Tè (Lai Châu): Giải pháp đưa nước sạch về với đồng bào dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Mường Tè là một trong những huyện vùng cao có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở Lai Châu. Trước đây, người dân luôn phải sống trong cảnh thiếu nước sinh hoạt. Từ khi có các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình 30a, 135, nông thôn mới… của Nhà nước, đồng bào DTTS đã có nước sạch, hợp vệ sinh sử dụng trong sinh hoạt mỗi ngày. An ninh nguồn nước được đảm bảo.
  • Đảm bảo tính khả thi, thống nhất và đồng bộ giữa Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Đấu thầu (sửa đổi)
    Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và các cơ quan liên quan tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về các trường hợp, điều kiện tổ chức đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất cũng như cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư… để bảo đảm tính khả thi, thống nhất và đồng bộ trong hệ thống pháp luật.
  • Cần Thơ: Quản lý hiệu quả đất đai phục vụ giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, TP. Cần Thơ đã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp nhằm từng bước đưa công tác quản lý, khai thác, sử dụng đất đai trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp, tạo nguồn lực giúp TP. Cần Thơ thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, hướng đến phát triển bền vững.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO