Tập trung mọi nguồn lực hình thành “hệ sinh thái BHXH 4.0”

Mỹ Anh | 17/10/2022, 20:41

Ngành Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đang tập trung hình thành “hệ sinh thái số BHXH”, trong đó nhiều địa phương đã và đang áp dụng các công nghệ mới đạt nhiều kết quả tích cực, mang lại hiệu quả trong quản lý và nâng cao chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Chuyển đổi số: Nội dung trọng tâm, tất yếu để đổi mới

Tổng giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh cho biết, chuyển đổi số là nội dung trọng tâm trong giai đoạn hiện nay, là yêu cầu tất yếu, bắt buộc để đổi mới căn bản phương thức hoạt động của ngành BHXH.

Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, trong những năm qua, BHXH Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt, triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số, từng bước hoàn thiện “hệ sinh thái BHXH 4.0”.

Mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt nhất quyền lợi của doanh nghiệp, người dân và người tham gia các loại hình BHXH.

Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), chuyển đổi số được ngành BHXH Việt Nam xác định là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm hướng tới nền hành chính hiện đại, chính phủ số, tạo điều kiện tối đa cho người tham gia BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT).

Thời gian qua, BHXH các tỉnh cũng đã tăng cường khai thác và ứng dụng CNTT, xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số vào các hoạt động.

bao-hiem-xa-hoi-2(1).jpeg
Nhân viên BHXH tỉnh Kon Tum hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng BHXH số - VssiD.

Đơn cử, hiện BHXH TP HCM cũng đang chuyển đổi số mạnh mẽ. Giám đốc BHXH TP HCM Phan Văn Mến cho biết, hiện các giao dịch giữa cơ quan BHXH và đơn vị được thực hiện trên phần mềm kê khai BHXH điện tử, được người dân và doanh nghiệp đánh giá chất lượng dịch vụ đạt trên 95%.

Theo ông Phan Văn Mến, việc chuyển đổi số tại BHXH TP HCM được thực hiện tập trung, thông suốt; tạo lập dữ liệu hoàn chỉnh về người tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn. Dữ liệu “khổng lồ” được đồng bộ hóa nhằm sử dụng, phân tích trong việc triển khai công tác thu BHXH, BHYT, nhất là những người dân tham gia chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình trên địa bàn.

Thêm nữa, công tác chuyển đổi số giúp tăng cường công khai, minh bạch, phòng, chống tham nhũng; cung cấp dịch vụ công (DVC) trực tuyến mức độ cao, cả trên thiết bị di động để người dân, doanh nghiệp có trải nghiệm tốt nhất - nhanh chóng, chính xác, không giấy tờ, giảm chi phí…

Đi tắt, đón đầu

Hay như Hà Nội là địa phương có số thu và số chi BHXH, BHYT lớn nhất cả nước. Số đơn vị và người tham gia và hưởng chính sách BHXH, BHYT lớn, đa dạng, thường xuyên biến động. Hiện nay, BHXH TP. Hà Nội đang quản lý trên 89.000 đơn vị, doanh nghiệp với 1,8 triệu lao động tham gia BHXH bắt buộc; trên 7,4 triệu người tham gia BHYT.

Với khối lượng công việc lớn thì CNTT, chuyển đổi số chính là “cứu cánh”. Xác định số hóa dữ liệu hộ gia đình, đồng bộ mã số BHXH, dữ liệu quá trình tham gia BHXH, BHYT của người tham gia để xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) tập trung là những bước quan trọng nhất trong chuyển đổi số, BHXH Hà Nội đã chủ động thực hiện đồng bộ mã số BHXH với dữ liệu quản lý người lao động; phối hợp với cơ quan, đơn vị và cá nhân người tham gia cung cấp thông tin cá nhân, thông tin hộ gia đình để đồng bộ mã số BHXH.

Bằng cách “đi tắt, đón đầu” đó, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, BHXH Hà Nội đã cập nhật được quá trình tham gia BHXH, BHYT của trên 1,8 triệu người.

Bên cạnh đó, BHXH Hà Nội còn là đơn vị đầu tiên mở chiến dịch tuyên truyền, hướng dẫn cài đặt ứng dựng “VssID-BHXH số”. Bằng nhiều nỗ lực của BHXH Hà Nội, toàn thành phố hiện có gần 3,9 triệu người đăng ký giao dịch điện tử với cơ quan BHXH và được cấp tài khoản sử dụng ứng dụng VssID, trở thành đơn vị có số người cài đặt ứng dụng VssID lớn nhất toàn quốc.

Người tham gia BHXH, BHYT đã được hưởng nhiều tiện ích mà VssID mang lại, đặc biệt, có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay thế thẻ BHYT giấy khi làm thủ tục khám chữa bệnh BHYT…

bao-hiem-xa-hoi-1(1).jpeg
Những năm gần đây, công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc

Với tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Thanh Danh, Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam cho biết, hưởng ứng xu thế chuyển đổi số, thời gian qua, BHXH tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong tất cả quy trình, nghiệp vụ, giảm tối đa làm việc trực tiếp như: Kết nối và liên thông với các cơ sở KCB, tổ chức, doanh nghiệp sử dụng DVC; 100% thủ tục hành chính (TTHC) của ngành được cung cấp dịch vụ ở mức độ 4 trên Cổng DVC của ngành và Cổng DVC quốc gia.

Tính đến nay, trên 90% đơn vị, doanh nghiệp ở tỉnh Quảng Nam đã đăng ký phương thức giao dịch điện tử. Ngoài ra, BHXH tỉnh còn áp dụng bộ thủ tục theo đúng danh mục DVC trực tuyến đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của BHXH Việt Nam.

Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc giải quyết các thủ tục về BHXH thông qua phương thức giao dịch điện tử, mà không phải trực tiếp đến cơ quan BHXH.

Với phương châm “lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ”, nhiều địa phương đồng hành cùng ngành BHXH Việt Nam đã tập trung mọi nguồn lực, quyết liệt, triển khai mạnh mẽ việc ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số từng bước hoàn thiện “hệ sinh thái BHXH 4.0”. Có thể thấy, công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam đã đi đúng hướng, đúng trọng tâm.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, trong những năm gần đây công tác chuyển đổi số của ngành BHXH Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.

Ông Dũng khẳng định, quản lý và ứng dụng VssID là những nền tảng số vững chắc để ngành BHXH Việt Nam có thể chuyển đổi số thành công trong tương lai.

Theo báo cáo của BHXH Việt Nam, thực hiện Đề án 06 của Chính phủ về chuyển đổi số, tính đến hết tháng 9/2022, hệ thống của BHXH Việt Nam đã xác thực được 51.814.634 thông tin nhân khẩu có trong CSDL quốc gia về Bảo hiểm với CSDL quốc gia về dân cư.
Tính đến hết tháng 9/2022, toàn quốc đã có 11.521 cơ sở KCB BHYT thực hiện tra cứu thông tin thẻ BHYT bằng căn cước công dân gắn chip để phục vụ KCB BHYT (chiếm khoảng 90% tổng số cơ sở KCB BHYT trên toàn quốc) với 2.978.985 lượt tra cứu thành công.
BHXH Việt Nam cho biết đang phối hợp với Bộ Công an triển khai công nghệ xác thực sinh trắc được tích hợp trên căn cước công dân gắn chip và trên CSDL quốc gia về dân cư, nhằm hạn chế và ngăn chặn trục lợi trong đóng - hưởng BHXH, BHYT.
Ngoài ra, BHXH Việt Nam đã hoàn thành việc cung cấp 100% DVC trực tuyến mức độ 4 cho tất cả các TTHC của ngành; tích hợp, cung cấp 20 DVC thuộc 14 TTHC của BHXH Việt Nam trên Cổng DVC quốc gia, 7 DVC trên ứng dụng VssID.
Tất cả các TTHC của ngành đều được thực hiện trên không gian số. Trong 9 tháng năm 2022, toàn ngành đã tiếp nhận và xử lý 70.368.913 hồ sơ giao dịch điện tử. 
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số
(TN&MT) - Tổ chức Helvetas vừa phối phối hợp với Liên minh Đất đai LANDA/Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Cộng đồng Nông thôn (CCRD) tổ chức Hội thảo Kết thúc dự án “Tăng cường quyền tiếp cận sử dụng đất cho đồng bào dân tộc thiểu số” (L4A) tại thành phố Hòa Bình, tình Hòa Bình.
Đừng bỏ lỡ
  • Đắk Nông: Cần gỡ vướng chính sách để đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững
    Đắk Nông là một trong những tỉnh hưởng Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vướng phải quy hoạch của tỉnh Đắk Nông nên có một số kế hoạch phải tạm dừng gây nhiều khó khăn, bất cập trong quá trình triển khai kế hoạch xoá đói, giảm nghèo của địa phương
  • Điện Biên: Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 28/5, tại Nhà văn hóa xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Điện Biên tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023.
  • Thoát nghèo ở Bình Liêu
    (TN&MT) - Những năm qua, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và đạt được những kết quả tích cực. Qua đó, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn huyện miền núi, nhiều hộ nghèo đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, chủ động vay vốn, áp dụng kỹ thuật phát triển sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
  • Bắc Sơn (Lạng Sơn): Đổi thay từ nông thôn mới
    (TN&MT) - Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), trên vùng đất chiến khu xưa – huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã có 10/17 xã đạt chuẩn NTM, trong đó, 3 xã NTM nâng cao, 1 xã NTM kiểu mẫu. Diện mạo nông thôn Bắc Sơn đang ngày càng khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, bền vững.
  • Nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo thiết kế cầu vượt dẫn vào Kinh thành Huế
    (TN&MT) - Cuộc thi “Ý tưởng thiết kế cầu đi bộ vượt qua Hộ Thành hào nối Thượng thành” đã thu hút nhiều ý tưởng độc đáo, sáng tạo từ các nhà thiết kế, kiến trúc sư, với mong muốn tạo dựng một kiến trúc phù hợp với không gian di sản Huế và giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông đô thị…
  • Thừa Thiên – Huế bổ nhiệm lãnh đạo chủ chốt các sở, ngành
    (TN&MT) - Ngày 29/5, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Giám đốc Sở NN&PNTT, Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế công nghiệp, Giám đốc và Phó Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.
  • Ngày hội hái quả Mộc Châu (Sơn La): Sản xuất sạch gắn với bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Đây là thông điệp chính của Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu, vừa được UBND huyện tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, bản Pa Khen 1, thị trấn Nông trường Mộc Châu - trong chuỗi hoạt động Ngày hội du lịch văn hóa tỉnh Sơn La năm 2023.
  • Tuần lễ Quốc tế thiếu nhi WonderFest tưng bừng khai hội mùa hè 2023
    (TN&MT) - Tuần lễ Quốc tế thiếu nhi WonderFest (từ 1 – 4/6/2023) với chuỗi hoạt động ấn tượng bao gồm lễ diễu hành, thi tài, vui chơi giải trí của hàng ngàn em nhỏ chính thức khai mạc tại 3 điểm đến vui chơi giải trí hàng đầu Việt Nam là Phú Quốc, Nha Trang, Nam Hội An.
  • Yên Bái: Khởi động Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 27/5, tại xã Động Quan, huyện Lục Yên, Tỉnh đoàn Yên Bái đã tổ chức Lễ ra quân Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè năm 2023 với nhiều hoạt động sôi nổi và ý nghĩa.
  • Thừa Thiên - Huế: Tuần tra liên ngành chống khai thác IUU
    (TN&MT) - Trong hai ngày 25 - 26/5, Đoàn công tác liên ngành của tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức chuyến tuần tra, kiểm soát, nắm tình hình có liên quan đến quốc phòng, an ninh và các hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên vùng biển tỉnh.
  • Xây dựng một “Việt Nam không khói thuốc”
    (TN&MT) - Ngày thế giới không thuốc lá 31/5 với chủ đề “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá”. Tại Việt Nam, Tuần lễ Quốc gia không thuốc lá từ ngày 25-31/5 cũng diễn ra cùng nhiều hoạt động nhằm kêu gọi và cùng chung tay xây dựng một “Việt Nam không khói thuốc”, một thế hệ trẻ “Nói không với thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng”.
  • Lễ hội Hàn Quốc mở cửa tự do tại Công viên Châu Á, Đà Nẵng
    (TN&MT) - Cơ hội để tham dự “M-Pack Festival & Carnival Street Food” đang thật dễ dàng hơn bao giờ hết, khi Công viên Châu Á – Asia Park (Đà Nẵng) “chơi lớn”, miễn phí vé cho du khách tham dự lễ hội trong thời gian từ 25/5 đến hết 31/5 (trừ tối 29/5).
  • Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội du lịch văn hóa tỉnh Sơn La
    (TN&MT) - Ngày 26/5, tại Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, Ngày hội du lịch văn hóa tỉnh Sơn La năm 2023 với chủ đề “Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới” đã bắt đầu với chuỗi các hoạt động phong phú, hấp dẫn.
  • Công đoàn Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết – Trách nhiệm”
    (TN&MT) - Với tinh thần “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết – Trách nhiệm”, Đại hội Công đoàn Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam lần thứ VII, nhiệm kỳ 2023-2028 diễn ra chiều 26/5 đã thành công tốt đẹp. Đồng chí Dương Trung Thành, Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT tới dự và chỉ đạo Đại hội.
  • Đắk Nông: Nỗ lực đưa nước sạch về với đồng bào vùng cao
    Trong những năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc cấp nước sạch còn nhiều hạn chế, nhưng với sự quyết tâm của chính quyền địa phương nên rất nhiều buôn làng vùng sâu, vùng xa thuộc một số địa phương của tỉnh Đắk Nông đã có nước sạch về đến các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO