Tập trung dự báo kịp thời, chính xác quỹ đạo và lượng mưa của bão số 3

Thanh Tùng | 24/08/2022, 23:00

(TN&MT) - Tối 24/8, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đã chủ trì cuộc họp về dự báo diễn biến, ảnh hưởng của bão số 3 (Ma-on).

Dự cuộc họp có Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái; các Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV; đại diện lãnh đạo một số đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; kết nối trực tuyến đến một số Đài KTTV khu vực, Đài KTTV tỉnh, thành phố.

6(1).jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại cuộc họp

Bão gây mưa từ tối 25/8, tập trung vào Quảng Ninh, Bắc Kạn, Lạng Sơn

Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, hồi 19 giờ ngày 24/8, vị trí tâm bão ở khoảng 20,0 độ Vĩ Bắc; 115,3 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc Biển Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 540km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (103-117km/giờ), giật cấp 14. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 170km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 7 giờ ngày 25/8, vị trí tâm bão ở khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 112,5 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 500km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11-12 (103-133km/giờ), giật cấp 15.

Dự báo trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25km. Đến 19 giờ ngày 25/8, vị trí tâm bão ở khoảng 22,1 độ Vĩ Bắc; 109,1 độ Kinh Đông, cách Móng Cái (Quảng Ninh) khoảng 150km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/giờ), giật cấp 10.

Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh từ cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): phía Bắc vĩ tuyến 18,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 117,5 độ Kinh Đông. Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trong vùng nguy hiểm đều có nguy cơ cao chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và lốc xoáy. Cấp độ rủi ro thiên tai: cấp 3.

Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ, đi được 25km và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục suy yếu thành một vùng áp thấp. Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 39km/giờ).

1(2).jpg
Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Mai Văn Khiêm phát biểu tại cuộc họp

Thông tin thêm về bão số 3, Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, trước khi vào Biển Đông, hướng di chuyển của cơn bão lúc đầu được xác định đi vào khu vực tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Tuy nhiên, từ cuối giờ sáng nay (24/8), phần lớn các kết quả mô hình cũng như dự báo của các cơ quan quốc tế đều có chung nhận định là cơn bão sẽ di chuyển theo hướng Tây Bắc, đi vào khu vực tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), sau đó đi dọc ven phía Bắc Vịnh Bắc Bộ và đi về phía biên giới Việt Nam – Trung Quốc.

“Về cường độ, các dự báo cho thấy hiện bão đang ở cuối cấp 11, khả năng chỉ đạt cấp 11, cấp 12 khi tiến vào khu vực phía Đông bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc). Dự kiến, bão sẽ tiệm cận khu vực Móng Cái, Quảng Ninh vào chiều tối mai (25/8). Khi đi vào đất liền, cường độ bão sẽ suy yếu dần”, ông Mai Văn Khiêm nhận định.

Theo ông Mai Văn Khiêm, do ảnh hưởng của bão, phía Bắc Vịnh Bắc Bộ trong 12 giờ tới có gió mạnh cấp 8, cấp 9, vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, 12. Ngày mai (25/8), phía Bắc Vịnh Bắc Bộ có khả năng chịu gió cấp 6, cấp 7, vùng gần tâm bão có thể đạt cấp 8, giật cấp 10. Khu vực ven biển Quảng Ninh khả năng có gió cấp 6, giật cấp 8. Trường hợp bão đi cao hơn lên phía Bắc như một số dự báo, gió trên Vịnh Bắc Bộ và trên đất liền có thể thấp hơn. Mưa sẽ tập trung vào đêm 25 và 26/8, với lượng mưa từ 100-250mm, cục bộ có nơi cao hơn. Lượng mưa lớn tập trung vào khu vực Đông Bắc, đặc biệt là các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Kạn, Lạng Sơn.

8(1).jpg
Quang cảnh cuộc họp

Cung cấp đầy đủ, kịp thời các bản tin dự báo cho địa phương

Phát biểu tại cuộc họp, lãnh đạo một số Đài KTTV khu vực, Đài KTTV tỉnh đã báo cáo về tình hình chuẩn bị của Đài đối với việc dự báo bão số 3; sự phối hợp cung cấp thông tin giữa Đài với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các địa phương.

Ông Nguyễn Đình Thuật, Phó Giám đốc Đài KTTV khu vực Đông Bắc cho biết, hiện các tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn đã có công điện chỉ đạo các đơn vị tại địa phương theo dõi chặt chẽ, sẵn sàng ứng phó với bão số 3. Tỉnh Quảng Ninh đang kiểm đếm tàu thuyền, lồng bè, thông báo đến chủ các phương tiện về tình hình bão, tỉnh chưa cấm biển. Hiện, máy móc, thiết bị, nhân sự tại các trạm KTTV của khu vực đã sẵn sàng cho công tác dự báo, cảnh báo phục vụ địa phương. Các đơn vị dự báo đã chuyển các bản tin cảnh báo đến Ban Chỉ huy PCTT&TKCN các tỉnh kịp thời.

Làm rõ thêm về tình hình chuẩn bị của địa phương, lãnh đạo Đài KTTV tỉnh Quảng Ninh cho biết, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành 2 công điện ngày 23/8 và 24/8, chỉ đạo sát sao các sở ban ngành về ứng phó bão số 3. Tỉnh Quảng Ninh có trên 30 hồ chứa ở dung tích khoảng 86,5%; có 7 hồ chứa đạt dung tích 84,7%. Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn của tỉnh, hiện tất cả các hồ chứa đều đảm bảo hoạt động an toàn.

Theo lãnh đạo Đài KTTV khu vực Việt Bắc, Đài đã ra văn bản chỉ đạo các đài tỉnh tăng cường các bản tin gửi đến tỉnh. Các tỉnh cũng đã ra văn bản chỉ đạo các huyện theo dõi chặt chẽ diễn biến bão số 3, trong đó, chú trọng công tác phòng chống lũ quét, sạt lở đất, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ. Các địa phương cũng rà soát các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất sẵn sàng phương án di dời dân đến nơi an toàn. Đồng thời, bố trí lực lượng trực vận hành tại các hồ chứa, sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra; đảm bảo an toàn tại các ngầm tràn. Về phía Đài, hiện các phương tiện kỹ thuật và nhân lực của Đài đã sẵn sàng cho công tác dự báo, cảnh báo về cơn bão.

2(1).jpg
Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái phát biểu tại cuộc họp

Đồng tình với các ý kiến đánh giá của chuyên gia dự báo và các Đài KTTV khu vực, Tổng cục trưởng Tổng cục KTTV Trần Hồng Thái đề nghị Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia bám sát, cảnh báo được tất cả các nguy cơ do bão số 3 gây ra. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các bản tin dự báo, giúp công tác chỉ đạo ứng phó của các cơ quan Trung ương và địa phương được chính xác, tạo được niềm tin từ Chính phủ và người dân.

Kết luận cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành yêu cầu cơ quan dự báo tiếp tục theo dõi sát sao, cảnh báo kịp thời những thay đổi trong quỹ đạo, cường độ bão số 3. Dẫn thông tin dự báo về lượng mưa bão sẽ không quá lớn, tuy nhiên, Thứ trưởng Lê Công Thành lưu ý, vừa qua, Bắc Bộ đã có mưa rất nhiều, do vậy, cơ quan dự báo cần rà soát lại các điểm mưa trên 150mm, từ đó, cảnh báo được các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất để chủ động trong ứng phó.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • Lãnh đạo Bộ TN&MT tiếp công dân định kỳ tháng 3/2023
    Ngày 30/3, tại trụ sở tiếp công dân của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa đã chủ trì buổi tiếp công dân định kỳ tháng 3/2023 của Bộ.
  • Hàn Quốc tiếp tục hỗ trợ Việt Nam giải quyết các vấn đề về môi trường
    (TN&MT) - Đã từng trải qua giai đoạn kinh tế phát triển nhanh như Việt Nam, đối diện với những vấn đề về môi trường và đã vượt qua bằng việc điều chỉnh các chính sách quản lý. Từ kinh nghiệm đó, Hàn Quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam để đảm bảo đạt được các mục chung của toàn cầu” - Thứ trưởng Bộ Môi trường Hàn Quốc Kum Han Seung khẳng định.
  • Ngân hàng Thế giới xây dựng Khung đối tác quốc gia với Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều ngày 28/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đã tiếp và làm việc với bà Stefanie Stallmeister - Giám đốc Điều hành hoạt động Dự án Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam. Hai đoàn đã trao đổi về nhu cầu xây dựng các dự án hợp tác trong lĩnh vực tài nguyên môi trường trong thời gian tới.
  • Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn
    (TN&MT) - Phát biểu tại Chương trình gặp mặt cán bộ đoàn các thời kỳ và Tọa đàm “Khát vọng tuổi trẻ - Hành động của Đoàn” do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bộ TN&MT tổ chức chiều 28/3, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành mong muốn trong thời gian tới, Đoàn Thanh niên Bộ cần tập trung thường xuyên trau dồi kỹ năng, kiến thức cho mỗi đoàn viên, thanh niên nhằm thực hiện mục tiêu “Xây dựng nguồn nhân lực trẻ chất lượng cao thích ứng với chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần hoàn”.
  • Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
    (TN&MT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 40/NQ-CP 2023 về Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam và xây dựng hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
  • Sửa đổi chính sách lồng ghép thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP 26
    (TN&MT) - Từ nay đến năm 2025, Bộ TN&MT sẽ sửa đổi Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước, Luật Địa chất và khoáng sản, trong đó lồng ghép các nội dung thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.
  • Hà  Nội: Bổ nhiệm tân Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Ngày 23/3, tại quận Nam Từ Liêm, Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc điều động ông Nguyễn Huy Cường, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND Quận Nam Từ Liêm đến nhận công tác tại Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội để bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở.
  • Công bố quyết định thành lập Công đoàn cơ sở Cục Khoáng sản Việt Nam
    (TN&MT) - Chiều 20/3, tại Hà Nội, Cục Khoáng sản Việt Nam tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Công đoàn Cục Khoáng sản Việt Nam và ra mắt Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời Cục Khoáng sản Việt Nam. Ông Dương Trung Thành - Chủ tịch Công đoàn Bộ TN&MT dự và trao Quyết định.
  • Ngành TN&MT cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp hướng tới kinh tế xanh
    (TN&MT) - Phát biểu tại phiên cấp cao Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF) sáng 19/3, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên khẳng định: Ngành tài nguyên và môi trường cam kết luôn lắng nghe, đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp trong nước và ngoài nước để hoàn thiện cơ chế chính sách, nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững hướng tới nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
  • Bộ TN&MT hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới, Chiến dịch Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Bộ TN&MT vừa có Công văn gửi các Bộ, ban ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Các Đại sứ quán, tổ chức quốc tế tại Việt Nam đề nghị quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, hiệu quả, phù hợp chủ đề Ngày Nước thế giới, Ngày Khí tượng thế giới và Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Thúc đẩy nghiên cứu biến đổi khí hậu phục vụ quá trình phát triển bền vững
    (TN&MT) - Ngày 17/3, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (KHKTTV&BĐKH) đã tổ chức Hội thảo Khoa học thường niên lần thứ XXV với chủ đề “Thúc đẩy ứng dụng chuyển đổi số và khoa học mở trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, môi trường và biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững đất nước”.
  • Phổ biến các quy định pháp luật ứng phó BĐKH trong Luật Bảo vệ môi trường cho các tỉnh, thành miền Trung
    (TN&MT) - Sáng ngày 16/3, tại Đà Nẵng, Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng tổ chức “Hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật ứng phó với biến đổi khí hậu trong Luật Bảo vệ môi trường” cho đại diện các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức chính trị ở khu vực miền Trung.
  • Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ứng phó với biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Ngày 16/3, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội thảo “Khí hậu Việt Nam - Hợp tác giáo dục nhằm đạt được sự thay đổi bền vững tại các vùng đồng bằng Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ trong khuôn khổ Chương trình Tri thức Orange và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt cho giai đoạn 2019 - 2023, nhằm nâng cao nguồn chất lượng nhân lực và giải quyết những thách thức trong bối cảnh biến đổi khí hậu mà Việt Nam đang phải đối mặt.
  • Bà Rịa - Vũng Tàu quản lý, khai thác quỹ đất công: Triển khai nhiều giải pháp
    (TN&MT) - Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã từng bước đi vào nền nếp và đạt được một số kết quả nhất định. Điển hình là công tác quản lý, khai thác quỹ đất công luôn được các sở, ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát để đảm bảo hiệu quả quản lý, sử dụng hợp lý, từ đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
  • Tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để hoàn thiện Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Chiều 15/3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiến hành xem xét cho ý kiến về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành Phiên họp.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO