Tập huấn thông tin tuyên truyền về biển, đảo

15/07/2014 00:00

(TN&MT) - Ngày 15 và 16/7, tại Đà Nẵng đã diễn ra Hội nghị tập huấn công tác thông tin tuyên truyền về biển và hải đảo Việt Nam.

   
(TN&MT) - Ngày 15 và 16/7, tại Thành phố Đà Nẵng, Bộ Thông tin - Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn công tác thông tin tuyên truyền về biển và hải đảo Việt Nam. Trên 500 đại biểu và hơn 50 phóng viên, biên tập viên báo chí đại diện cho các địa phương, đơn vị đã tới dự. 
   
Toàn cảnh buổi tập huấn
   
  Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Trương Minh Tuấn nêu bật ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tuyên truyền cho nhân dân cả nước và cồng đồng quốc tế về biển giới, chủ quyền biển, hải đảo của nước ta ở Biển Đông. Thực tế hiện nay cho thấy, việc đẩy mạnh thông tin tuyền truyền về biển, hải đảo là rất cần thiết cần phải có chiến lược lâu dài đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao và chuyên sâu.
   
  Các đại biểu trình bày các vấn đề về: Biển Đông hiện nay và công tác thông tin tuyên truyền về biển và hải đảo Việt Nam trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở; quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta về chủ quyền biển đảo và giải quyết các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông; các vấn đề an ninh liên quan đến biển và hải đảo, công tác đấu tranh của các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam trong vấn đề bảo vệ chủ quyền biển và hải đảo hiện nay; các nội dung cơ bản về Luật Biển năm 1982 và tuyên bố ứng xử các bên về Biển Đông.
   
  Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh: Công tác tuyên truyền biển đảo phải được thực hiện theo tinh thần bình tĩnh, khôn khéo theo đúng định hướng của chính phủ, nhà nước. Theo đó, vấn đề tranh chấp Biển Đông là vấn đề lâu dài, phức tạp do vậy công tác tuyên truyền biển, đảo trong thời gian tới cần bám sát Nghị quyết Trung ương 4 (khoá X) về “Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”.
   
  Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông yêu cầu báo chí Thực hiện nghiêm Đề án tổng thể, đấu tranh, bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông chú trọng tuyên truyền miệng, với đối tượng là học sinh, sinh viên… Nội dung tuyên truyền: Khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và các lợi ích chính đáng của ta trên biển bằng lập luận có lý, có tình, mang tính thuyết phục, phản ánh một cách khách quan tình hình Biển Đông, tránh lời lẽ kích động hận thù dân tộc. Đồng thời kiên quyết ngăn chặn âm mưu của các thế lực thù địch và cơ hội chính trị dùng vấn đề Biển Đông để chống phá ta.
  Tăng cường chỉ đạo, quản lý báo chí đưa tin vấn đề Biển Đông. Đẩy mạnh tuyên truyền lập trường, quan điểm, chủ trương nhất quán của ta trong vấn đề Biển Đông. Khẩn trương đưa nội dung biển, đảo vào các chương trình giáo dục ở tất cả các cấp học, bậc học. Xây dựng bộ lập luận phản bác quan điểm, luận điệu sai trái của Trung Quốc về chủ quyền của Trung Quốc với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, yêu sách “đường lưỡi bò. Tăng cường bài viết phản bác luận điệu, luận điểm xấu của báo chí Trung Quốc. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh tuyên truyền biển đảo với bà con Việt kiều.
  Với các hành động vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích của ta ở Biển Đông, ta cần có hình thức công khai lên tiếng phản đối để dư luận thấy rõ những việc làm chính nghĩa của ta, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước, đồng thời tạo cơ sở cho đấu tranh pháp lý sau này. Với những vụ việc nghiêm trọng (như cắt cáp…), cần triển khai các biện pháp đấu tranh tuyên truyền mạnh mẽ hơn như các tổ chức liên quan ra tuyên bố đấu tranh; tổ chức họp báo, báo chí có bài phê phán…
  Vì biển đảo quê hương, vì toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, với trách nhiệm của những người tiên phong trong công tác tuyên truyền, báo chí phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung nghiên cứu các chuyên đề để phục vụ tốt nhất công tác thông tin - truyền thông trong giai đoạn hiện nay.
   
Tin và ảnh:Ni Na

   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tập huấn thông tin tuyên truyền về biển, đảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO