Tập huấn, hướng dẫn các Nghị định về đo đạc và bản đồ

Thủy Nguyễn | 11/02/2022, 15:49

Ngày 11/2, Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn, triển khai, hướng dẫn Nghị định số 136/2021/NĐ-CP ngày 31/12/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 27 quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ; nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ tại Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 6/1/2022.

Tham dự có đại diện lãnh đạo, chuyên viên làm công tác đo đạc, bản đồ của 63 Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố.

Theo ông Dương Văn Hải, Phó Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam, sau 2 năm Nghị định 27/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ và Nghị định 18/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ có hiệu lực, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước đã có nhiều thay đổi, Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được ứng dụng mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ thông tin trong điều hành của các cấp quản lý Nhà nước, Chính phủ điện tử phát triển vượt bậc.

img_5758-resizw(1).jpg
Ông Dương Văn Hải, Phó Cục trưởng Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam phát biểu tại Hội nghị

Đặc biệt, lĩnh vực đo đạc và bản đồ Việt Nam có vị trí ngày càng quan trọng trong quản lý Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, phục vụ cộng đồng, nâng cao dân trí. Hạ tầng dữ liệu không gian địa lý quốc gia là nền tảng quan trọng và cơ bản, cung cấp, chia sẻ dữ liệu không gian địa lý cho các ngành, lĩnh vực để thực hiện chuyển đổi số, kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước, đặc biệt, trong công tác quy hoạch, xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, khảo sát thiết kế các công trình, giám định tư pháp.

Để đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đồ phù hợp với Chính phủ số, ngày 31/12/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 136/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 (Nghị định 27) quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ và ngày 6/1/2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 04/2022/NĐ-CP (Nghị định 04) của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước và khoáng sản, khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ trong đó có nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ.

img_5747-resize(1).jpg
Toàn cảnh Hội nghị

Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam tổ chức Hội nghị này nhằm tập huấn, hướng dẫn, phổ biến kịp thời, đầy đủ những quy định pháp luật mới thuộc lĩnh vực đo đạc và bản đồ nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân góp phần tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đo đạc và bản đồ từ Trung ương đến địa phương.

Ông Lưu Văn Giang, Trưởng phòng Chính sách và Quản lý hoạt động đo đạc, bản đồ, thông tin địa lý đã giới thiệu, phổ biến các quy định sửa đổi, bổ sung về điều kiện cấp giấy phép, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ, công tác thẩm định cấp giấy phép hoạt động đo đạc và bản đồ, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính Dịch vụ công mức độ 3, 4.

Đồng thời, phổ biến các quy định sửa đổi, bổ sung về Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ như: quy định về đối tượng áp dụng, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ để đảm bảo phù hợp với Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, tăng tính răn đe, ý thức trách nhiệm, tuân thủ pháp luật về đo đạc và bản đồ của các tổ chức, cá nhân.

Báo cáo về việc cung cấp thông tin, dữ liệu từ trạm định vị vệ tinh quốc gia và cung cấp thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, ông Trần Anh Tuấn, Trưởng phòng Công nghệ đo đạc, bản đồ và thông tin địa lý cho biết, theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 của Nghị định số 136/NĐ-CP “Thông tin, dữ liệu thu nhận từ mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được xử lý liên tục và cung cấp cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thống nhất trong toàn quốc phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ, dẫn đường, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác”.

Hiện nay, mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia đang cung cấp các thông tin, dữ liệu đo động thời gian thực RTK; thông tin, dữ liệu GNSS của các trạm CORS định dạng RINEX phục vụ việc xử lý sau (Post Processing) và thông tin, dữ liệu tọa độ, độ cao của các trạm định vị vệ tinh quốc gia.

"Thông tin, dữ liệu thu nhận từ mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia được xử lý liên tục và cung cấp cho các tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng thống nhất trong toàn quốc phục vụ hoạt động đo đạc và bản đồ, dẫn đường, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác” – ông Trần Anh Tuấn nhấn mạnh.

img_5764-resize(1).jpg
Hội nghị trực tuyến tập huấn, hướng dẫn các Nghị định trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ

Cùng với đó, các thông tin, dữ liệu này hiện đang được cung cấp cho các tổ chức cá nhân thông qua hình thức trực tuyến qua môi trường mạng đối đối với tất cả các thông tin, dữ liệu từ mạng lưới và hình thức trực tiếp trên vật mang tin đối với thông tin dữ liệu GNSS ở định dạng RINEX; thông tin, dữ liệu tọa độ, độ cao của các trạm định vị vệ tinh quốc gia. Hiện nay, các thông tin, dữ liệu từ mạng lưới trạm định vị vệ tinh quốc gia đang được cung cấp miễn phí.

Về tình hình triển khai Đề án xây dựng và hoàn thiện CSDL nền địa lý quốc gia theo quyết định của Chính phủ, ông Trần Anh Tuấn cũng cho biết thêm, Đề án ưu tiên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng CSDL nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và các tỷ lệ nhỏ hơn trên đất liền cũng như trên biển vào cuối tháng 3/2022 để đưa vào khai thác, sử dụng được kịp thời hiệu quả.

Đầu tư tăng cường năng lực về công nghệ cập nhật, quản lý, khai thác vận hành hệ thống CSDL nền địa lý quốc gia, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia. Cung cấp, cài đặt, đào tạo, hướng dẫn sử dụng hệ thống phần mềm xây dựng, cập nhật, quản lý cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia cho các Bộ ngành và địa phương.

Thẩm định về sự cần thiết, phạm vi, giải pháp kỹ thuật công nghệ các nhiệm vụ, dự án thực hiện Đề án về cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, hệ thống bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:2.000 và tỷ lệ 1:5.000 do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện

Đồng thời, triển khai cung cấp một số thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ dựa trên nền tảng WebGIS trong quý IV năm 2022 và thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia tỷ lệ 1:25.000 và tỷ lệ nhỏ hơn cho các địa phương quản lý, khai thác, sử dụng, dự kiến trong quý III năm 2022 theo quy định.

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo Sở TN&MT các tỉnh, thành phố cũng trao đổi, thảo luận về các vướng mắc trong quá trình thực hiện các nghị định ở địa phương. Nhiều ý kiến thắc mắc của các đại biểu đã được đại diện lãnh đạo Cục Đo đạc, Bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam trao đổi, giải đáp.

Bài liên quan
  • Cấp chứng chỉ đo đạc, bản đồ qua dịch vụ công trực tuyến
    Tại Nghị định số 136/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2019/NĐ-CP ngày 13/3/2019 quy định chi tiết một số điều của Luật Đo đạc và bản đồ vừa được Chính phủ ban hành đã bổ sung quy định đăng ký cấp chứng chỉ hành nghề đo đạc và bản đồ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến.

(0) Bình luận
Nổi bật
Rừng mãi xanh nhờ… hương ước
(TN&MT) - Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Cống, rừng là sinh mệnh, là nơi thần linh ngự trị. Bởi lẽ đó mà người Cống bản Lả Chà, xã Pa Tần của huyện Nậm Pồ (Điện Biên) yêu rừng như yêu bản.
Đừng bỏ lỡ
  • Sở TN&MT An Giang: Tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm 2023
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh An Giang hiện đang tập trung triển khai các giải pháp để thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ, chỉ tiêu được giao trong năm 2023, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang. Để hiều rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Võ Hùng Dũng, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh An Giang.
  • Đoàn thanh niên Bộ TN&MT tham gia Ngày Chủ nhật xanh toàn quốc
    (TN&MT) - Sáng 17/9, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đồng loạt tổ chức ra quân Ngày Chủ nhật xanh lần thứ 4 trên phạm vi toàn quốc, hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023 với chủ đề “Chung tay hành động cho thế giới sạch hơn” và tổ chức điểm cấp Trung ương tại tỉnh Phú Yên.
  • Quảng Ninh có tân Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
    (TN&MT) - Hội đồng thi tuyển các chức danh lãnh đạo thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh quản lý vừa tổ chức thi tuyển chức danh Phó Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Nội vụ, Văn hóa và Thể thao.
  • Làm cho thế giới sạch hơn từ những hành động nhỏ
    (TN&MT) - Ngày 16/9, tại Bắc Ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Lễ phát động quốc gia hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn năm 2023.
  • Kỷ niệm 20 năm thành lập Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Ninh Bình tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Sở. Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa dự buổi lễ. Cùng dự Lễ còn có Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT.
  • Thứ trưởng Lê Minh Ngân dự Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị
    (TN&MT) - Chiều 15/9, Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập Sở (16/9/2003 - 16/9/2023). Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân đã đến dự Lễ kỷ niệm.
  • Phổ biến công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Đà Nẵng, Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Tập huấn nghiệp vụ “Quản lý Nhà nước về Bảo vệ môi trường” cho cán bộ các Bộ, ngành và một số địa phương.
  • Việt Nam - Hàn Quốc: Tăng cường hợp tác trong giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon
    (TN&MT) - Sáng 15/9, bên lề Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4 năm 2023, Thứ trưởng Bộ TN&MT, ông Lê Công Thành đã có buổi tiếp xã giao ông Lim Sang Jun, Thứ trưởng Thường trực Bộ Môi trường Hàn Quốc. Tại buổi tiếp, hai bên thống nhất sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực giảm phát thải khí nhà kính, phát triển thị trường carbon.
  • TP.HCM sẽ thực hiện thành công kế hoạch tăng trưởng xanh
    (TN&MT) - Sáng 15/9, phát biểu ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM lần thứ 4, năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0”, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành tin tưởng, TP.HCM sẽ thực hiện thành công kế hoạch ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh đã đặt ra.
  • Bộ TN&MT bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ năm 2023
    Ngày 15/9, tại Ninh Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác tổ chức cán bộ năm 2023 cho các lãnh đạo, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ tại các đơn vị của Bộ. Tập huấn nhằm cập nhật kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ công tác tổ chức để tạo sự thống nhất trong việc triển khai. Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa chủ trì hội nghị.
  • Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo thứ nhất lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản
    (TN&MT) - Ngày 15/9, tại Quảng Ninh, Bộ TN&MT tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì Hội thảo.
  • Bộ TN&MT tiếp tục tập huấn quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu
    (TN&MT) - Sáng ngày 14/9/2023, tại TP.HCM, Văn phòng Hội đồng EPR quốc gia chức Hội thảo tập huấn thực hiện quy định trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, nhập khẩu (EPR) theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Hội thảo đã thu hút sự tham gia đông đảo của các hiệp hội, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu và doanh nghiệp tái chế, xử lý chất thải tại khu vực miền Nam.
  • Tăng cường hợp tác về tài nguyên, môi trường giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc
    Sáng ngày 12/9, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Võ Tuấn Nhân đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Môi trường Cộng hòa Séc Petr Hladík tại trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường. Hai bên thống nhất mở rộng hợp tác trong các lĩnh vực: nước và vệ sinh môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; xử lý chất thải, kinh tế tuần hoàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO