Tập đoàn Masan mong muốn Đức tạo thuận lợi để đầu tư vào công nghệ tái tạo

Quyết Thắng | 15/11/2022, 05:53

Tối ngày 13/11, tại Hà Nội, Hội nghị bàn tròn Doanh nghiệp Việt Nam – Đức đã diễn ra với sự tham dự của Thủ tướng hai nước. Tại Hội nghị, ông Danny Le – Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan đã có bài phát biểu. Masan đề xuất Chính phủ Việt Nam xem xét, chấp thuận chủ trương cho phép nhập khẩu phế liệu Vonfram để đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho Dự án Nhà máy tái chế Vonfram.

Đây là dự án trọng điểm mà Masan đang dồn toàn lực để nghiên cứu triển khai, với tham vọng đưa Việt Nam thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế Vonfram và các kim loại quý hàng đầu khu vực.

Doanh nghiệp Việt Nam và Đức là đối tác tốt

“Là một trong những Tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam, Masan luôn tích cực tìm kiếm và phát triển quan hệ với các đối tác lớn”, CEO Danny Le nói.

Phát biểu trước Thủ tướng hai nước Việt Nam, Đức, ông Danny Le cho biết, mối quan hệ của Masan và các doanh nghiệp CHLB Đức được bắt đầu từ năm 2013, khi Masan tìm kiếm công nghệ tinh luyện Vonfram để thực hiện cam kết với Chính phủ Việt Nam về chế biến sâu, nâng cao giá trị cho sản phẩm khoáng sản trong nước.

ong-danny-le-tong-giam-doc-tap-doan-masan-phat-bieu-tai-hoi-nghi-ban-tron-doanh-nghiep-viet-nam-duc-1-.jpg
Ông Danny Le - Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan phát biểu tại Hội nghị bàn tròn doanh nghiệp Việt Nam Đức.

Masan đã chọn H.C. Starck Tungsten GmbH – Công ty hàng đầu về công nghệ tinh luyện Vonfram của CHLB Đức với bề dày lịch sử 100 năm hoạt động và cũng là một trong số ít các công ty trên thế giới có nền tảng tái chế Vonfram toàn diện và thân thiện với môi trường.

Năm 2020 Masan đã mua lại toàn bộ nền tảng kinh doanh Vonfram của H.C. Starck, Masan với tổng công suất vào khoảng 13.300 tấn sản phẩm Vonfram có giá trị cao, đưa Việt Nam trở thành nhà sản xuất Vonfram lớn nhất thế giới ngoài Trung Quốc.

Cùng H.C. Starck, Masan đã mở rộng thị trường và mạng lưới khách hàng đến hơn 50 quốc gia, giúp gia tăng vị thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường Vonfram quốc tế; tạo ra cơ hội để đào tạo và phát triển các chuyên gia kỹ thuật trong ngành vật liệu công nghệ cao của Việt Nam.

Việt Nam sẽ có nhà máy tái chế Vonfram đầu tiên?

Đức hiện đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu. Thương mại hai chiều từ 2017 đến nay thường xuyên ở mức 9-10 tỷ USD, riêng năm 2021 là 11,22 tỷ USD. Tính đến 10/2022, các doanh nghiệp Việt Nam có 36 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Đức với tổng vốn đầu tư và qua điều chỉnh đạt trên 283,3 triệu USD.

nha-may-che-bien-sau-vonfram-tai-mo-vonfram-da-kim-nui-phao-thai-nguyen-viet-nam.jpg
Nhà máy chế biến sâu Vonfram tại mỏ Vonfram đa kim Núi Pháo, Thái Nguyên, Việt Nam.

Thủ tướng Olaf Scholz cho biết các Tập đoàn, doanh nghiệp Đức ngày càng quan tâm đến Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực năng lượng tái tạo, công nghiệp chế tạo... Ông đề nghị doanh nghiệp hai nước bắt tay hợp tác để hai nước cùng phát triển.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan, ông Danny Le nhấn mạnh, với xu thế phát triển bền vững, đẩy mạnh kinh tế tuần hoàn trên toàn thế giới và trên cơ sở thành công của dự án tinh luyện Vonfram sử dụng công nghệ cao, hiện nay Masan đang tiếp tục cùng với H.C. Starck tìm hiểu, nghiên cứu, tiến tới triển khai dự án xây dựng nhà máy tái chế Vonfram đầu tiên tại Việt Nam. Mục tiêu của dự án sẽ là đưa Việt Nam trở thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế Vonfram và các kim loại quý hàng đầu khu vực, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sơ cấp từ hoạt động khai thác khoáng sản.

Ông Danny Le cũng chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp hai nước về việc Masan vừa cùng với H.C. Starck ký kết thỏa thuận đầu tư 45 triệu bảng Anh vào Nyobolt - một Công ty chuyên cung cấp giải pháp pin Li-ion sạc nhanh. Nyobolt dự kiến sẽ sử dụng vật liệu Vonfram công nghệ cao trong lớp phủ cực dương của pin sẽ tạo ra một loại pin vượt trội, với thời gian sạc pin đầy hơn 90% trong chưa đến 5 phút; công suất cao hơn gấp 10 lần; độ bền gấp 10 lần, giúp tiết kiệm chi phí trên mỗi lượt sử dụng pin; gia tăng tính an toàn, khả năng chịu nhiệt cao hơn, giảm nguy cơ cháy nổ.

quy-trinh-tai-che-phe-lieu-tai-h.c.-starck.jpg
Quy trình tái chế phế liệu tại H.C. Starck.

“Đến năm 2027 Masan không những là nhà cung ứng vật liệu công nghệ cao hàng đầu thế giới mà còn trực tiếp tham gia, dẫn dắt thị trường các sản phẩm tiêu dùng công nghệ toàn cầu trong một tương lai không xa mà pin hiệu suất cao mới chỉ là sản phẩm bước đầu”, ông Danny Le chia sẻ.

Tổng Giám đốc Tập đoàn Masan bày tỏ mong muốn Chính phủ Đức có các phương án hỗ trợ giá năng lượng cho các doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng và cho phép Công ty được tiếp cận một cách linh hoạt hơn đối với nguồn phế liệu có chứa kim loại chiến lược sử dụng làm nguyên liệu đầu vào cho công nghiệp tái chế tại Đức.

Tập đoàn Masan cũng đề xuất Chính phủ Việt Nam xem xét, chấp thuận chủ trương cho phép nhập khẩu phế liệu Vonfram để đảm bảo nguyên liệu đầu vào cho Dự án Nhà máy tái chế Vonfram – một dự án trọng điểm mà Masan đang dồn toàn lực để nghiên cứu triển khai, với tham vọng đưa Việt Nam thành trung tâm phát triển công nghệ tái chế Vonfram và các kim loại quý hàng đầu khu vực, giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu sơ cấp từ hoạt động khai thác khoáng sản.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Lễ kỷ niệm 33 năm thành lập PV GAS: Lan tỏa ý chí phát triển “Hành trình năng lượng xanh”
    Đúng vào ngày tròn 33 năm thành lập Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS (20/9/1990 - 20/9/2023), Lễ kỷ niệm đã được tổ chức, đón mừng tuổi đời mới của PV GAS giữa mùa thu tươi đẹp, hướng về các ngày kỷ niệm đáng nhớ của dân tộc và của ngành Dầu khí. Tuổi 33 hứa hẹn sẽ mở tiếp một trang sử của “Hành trình năng lượng xanh” với nhiều đổi mới, sáng tạo, đoàn kết và nhiệt huyết, đúng như mong ước và nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo, Cán bộ công nhân viên - Người lao động (CBCNV-NLĐ) PV GAS.
  • Công đoàn EVNNPT động viên CBCNV tham gia quản lý dự án các đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối
    Ngày 20/9, tại Hà Nội, Công đoàn Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã đến thăm hỏi, động viên CBCNV Ban QLDA các công trình điện miền Bắc (NPMB), Ban QLDA các công trình điện miền Trung (CPMB) - là 2 đơn vị được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối.
  • Cửu Long JOC: Hành trình 25 năm chinh phục “sư tử” ngoài biển khơi
    Sở hữu thành tích sản xuất kinh doanh cực kỳ ấn tượng, Công ty Liên doanh Điều hành Cửu Long (Cửu Long JOC) thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - hiện là nhà điều hành dầu khí có sản lượng khai thác lớn thứ 2 tại Việt Nam. Sau 25 năm hoạt động, chỉ với bộ máy hơn 300 nhân sự, công ty liên doanh này đã mang về cho ngân sách Nhà nước hơn 13 tỷ USD.
  • PC Hải Phòng: Nâng cao chất lượng cung ứng điện
    Với mục tiêu cung cấp điện an toàn, phục vụ cho an sinh xã hội và tăng trưởng phát triển kinh tế của thành phố, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) đã nỗ lực trong việc tăng cường chất lượng điện cung cấp, đồng thời giảm các chỉ số SAIDI và SAIFI .
  • PV GAS tuổi 33: Khí thế mới, vận hội mới - Vững nội lực, vươn tầm cao
    Từ những bước đầu tiên gian khó để đưa dòng khí đồng hành về phục vụ Tổ quốc (năm 1990), sau hơn 3 thập kỷ nỗ lực và trưởng thành, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã vươn lên trở thành doanh nghiệp chủ lực của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Lá cờ đầu ngành công nghiệp khí, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. 2023 là một năm đặc biệt, đánh dấu tuổi 33 của PV GAS với những vận hội mở ra một thời kỳ phát triển mới.
  • Thiso Retail trao 6.500 mũ bảo hiểm cho học sinh quận Gò Vấp và Tân Bình
    Vừa qua, tại Trường tiểu học Phan Huy Ích, Thiso Retail trực thuộc Tập đoàn THISO trao tặng 6.500 mũ bảo hiểm đạt chuẩn cho học sinh 05 trường Tiểu học trên địa bàn quận Gò Vấp và Tân Bình.
  • PV GAS với thông điệp “Giải pháp năng lượng cho tăng trưởng xanh” tại GRECO 2023
    Nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 33 năm thành lập (20/9/1990 - 20/9/2023), Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) tham gia Không gian triển lãm sản phẩm, dịch vụ tăng trưởng xanh và các hoạt động trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh lần thứ 4 năm 2023 (GRECO 2023).
  • PC Hòa Bình nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, phục vụ khách hàng
    Để cung cấp điện với chất lượng tốt hơn, những năm qua, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp. Qua đó, cấp điện đảm bảo an toàn, ổn định, đáp ứng nhu cầu phục vụ sinh hoạt và sản xuất cho khách hàng.
  • PC Bắc Giang cung cấp nhiều lợi ích cho khách hàng
    Những năm qua, song song với việc hoàn thành tốt các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, Công ty Điện lực Bắc Giang (PC Bắc Giang) đang đẩy mạnh cung cấp các loại hình dịch vụ điện phục vụ cho nhu cầu của các khách hàng.
  • Petrolimex Aviation đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2015
    Vừa qua, tại trụ sở Công ty Cổ phần Nhiên liệu bay Petrolimex (Petrolimex Aviation) đã diễn ra Lễ công bố Chứng nhận Hệ thống Quản lý chất lượng (QLCL) theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015.
  • Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm với các mặt hàng trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy
    Vừa qua, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành công văn gửi Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các mặt hàng thuộc trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy trên thị trường.
  • PVOIL và Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ký kết thỏa thuận hợp tác
    Vừa qua, Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã vinh danh Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL) là đơn vị tuân thủ tốt pháp luật hải quan, tích cực hợp tác với cơ quan hải quan trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Đồng thời, PVOIL và Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thực hiện ký kết Thỏa thuận hợp tác về việc xây dựng quan hệ đối tác thường xuyên.
  • PV GAS: Hành trình 33 năm chinh phục đỉnh cao
    Với phương châm “Đoàn kết - Đổi mới - Chuyên nghiệp - Hành động”, 33 năm qua, Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) luôn giữ vững vai trò đơn vị dẫn dắt ngành công nghiệp Khí Việt Nam, tiếp tục ghi thêm những mốc son mới trong sự nghiệp xây dựng và phát triển, vững bước tiến vào tương lai; xứng đáng với sự tin cậy của Đảng, Nhà nước và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO