Tạo sinh kế bền vững cho thanh niên dân tộc thiếu số các huyện miền Tây Nghệ An

Linh Chi| 16/01/2015 15:40

(TN&MT) - Tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với tổ chức Action Aid Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã (LMHTX) tỉnh Nghệ An vừa tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả để giới thiệu, nhân rộng mô hình của Dự án “Sinh kế bền vững cho thanh niên dân tộc thiểu số các huyện miền Tây Nghệ An”.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã thảo luận và được nghe các tham luận về phát triển sinh kế bền vũng: Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực phát triển sinh kế bền vững tại vùng DTTS; chia sẻ kinh nghiệm xây dựng và thực hiện các mô hình sinh kế thành công cho thanh niên DTTS tại Nghệ An; những cơ hội, thuận lợi, khó khăn, thách thức và đề xuất, kiến nghị các giải pháp chia sẻ kinh nghiệm và nhân rộng Dự án trong thời gian tới.

132729552934804123_3-2.jpg

Thanh niên vùng min núi Nghệ An mạnh dạn vay vốn làm kinh tế

Được biết, trong năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Sinh kế bền vững cho thanh niên dân tộc thiểu số các huyện miền Tây Nghệ An”. Đề án nhằm tăng cường hợp tác thu hút các nguồn lực, khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm của các nước, các tổ chức quốc tế, tập thể, các nhân ở nước ngoài, hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững cho vùng DTTS.

Theo thông tin từ hội nghị, dự án hỗ trợ sinh kế cho đồng bào tập trung vào các lĩnh vực như trồng chanh leo, trồng rau an toàn, trồng nấm, nuôi trồng thủy sản, trồng dưa rẫy. Cụ thể, dự án đã giúp cho gần 100 lao động, trong đó có 30 thanh niên, thu nhập mỗi năm đạt 25 triệu người/năm trong lĩnh vực trồng nấm.

Trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, dự án đã hỗ trợ thanh niên DTTS nâng diện tích mặt nước nuôi trồng 15 ha với thu nhập bình quân 45 triệu đồng/năm. Ở lĩnh vực trồng chanh leo, dự án đã góp phần tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 600 người, trong đó có 100 thanh niên. Bên cạnh đó, dự án còn tổ chức đào tạo, tập huấn 11 lớp/175 người với phương pháp tập huấn là “cầm tay chỉ việc”.

nghe-an.jpg

Mô hình chăn nuôi phát triển kinh tế

Thời gian vừa qua, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn, miền núi ngày càng khang trang; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2-4%/năm, đặc biệt đối với vùng dân tộc, vùng khó khăn giảm đến 4%.

Tuy nhiên, vùng DTTS và miền núi vẫn là vùng khó khăn nhất, chậm phát triển nhất, với tỷ lệ đói nghèo cao và các chỉ số phát triển kém nhất cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm, nhưng qua điều tra sơ bộ thì số phát sinh nghèo, cận nghèo mới lại tăng.

Phát biểu tại hội thảo, bà Hoàng Phương Thảo - Trưởng đại diện tổ chức Action Aid Việt Nam cảm ơn sự hợp tác, ủng hộ của UBDT, LMHTX Nghệ An (là phối hợp và góp phần tạo ra thành công cho Dự án này. Bà Hoàng Phương Thảo khẳng định, tổ chức Action Aid Việt Nam cam kết tiếp tục hỗ trợ giai đoạn 2 của Dự án, nội dung giai đoạn 2 sẽ được bàn bạc, lập kế hoạch cụ thể và được tài liệu hóa để giúp triển khai đạt hiệu quả cao nhất.

Bà Hoàng Phương Thảo mong muốn Action Aid tiếp tục nhận được sự phối hợp giữa UBDT và các Bộ, ngành để xây dựng các dự án mới, giúp cho thanh niên và đồng bào DTTS phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng cuộc sống vùng DTTS.

Trong năm 2015, Action Aid Quốc tế tại Việt Nam mong muốn sẽ có thỏa thuận hợp tác với UBDT về một số nội dung: Cùng xây dựng dự án, tìm kiếm các nhà tài trợ; cùng hỗ trợ hợp tác xây dựng luật, cơ chế giám sát, chính sách dành cho vùng DTTS; trao đổi, truyền thông nhằm giới thiệu và nhân rộng đối với các mô hình phát triển kinh tế hiệu quả dành cho vùng DTTS...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tạo sinh kế bền vững cho thanh niên dân tộc thiếu số các huyện miền Tây Nghệ An
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO