Tạo nguồn thu để quản lý rừng tự nhiên

10/08/2017, 00:00

(TN&MT) - Để thu hút đầu tư trực tiếp vào các hoạt động kinh doanh có lợi nhuận và bền vững dựa trên các sản phẩm và dịch vụ từ rừng tự nhiên, thách thức lớn hiện nay là làm rõ và đảm bảo các cách thức để doanh nghiệp thu được lợi ích nhờ quản lý bền vững rừng tự nhiên.

Theo số liệu được đưa ra tại “Diễn đàn về phát triển các cơ hội cho quản lý rừng tự nhiên bền vững”, Việt Nam hiện có trên 10 triệu ha rừng tự nhiên, chiếm 71% diện tích rừng Việt Nam, nhưng chủ yếu là rừng mới phục hồi, rừng nghèo; rừng giàu còn lại rất ít. Ông Nguyễn Văn Hà, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) nhận định: Do nhu cầu phát triển kinh tế cùng những hạn chế, tồn tại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng mà vẫn còn nhiều diện tích rừng tự nhiên giàu trữ lượng bị khai thác thiếu bền vững hoặc chuyển đổi sang mục đích khác. Những điều này khiến rừng tự nhiên bị suy giảm cả về chất và lượng.

Thực tế, từ khi Chính phủ ra lệnh đóng cửa rừng tự nhiên, nguồn thu khai thác kinh tế từ rừng tự nhiên chủ yếu trông chờ vào khoản thu phí dịch vụ môi trường rừng. Những doanh nghiệp hưởng lợi từ rừng tự nhiên thuộc các nhóm thủy điện, du lịch, khai thác nguồn nước… phải có trách nhiệm trả tiền cho những đối tượng bảo vệ, trồng và phát triển rừng. Tuy vậy, mức thu này quá thấp (chỉ khoảng 300 nghìn đồng/ha/năm), gần như không đáng kể.

Đảm bảo cách thức để doanh nghiệp thu lợi ích nhờ quản lý bền vững rừng tự nhiên. Ảnh: MH
Đảm bảo cách thức để doanh nghiệp thu lợi ích nhờ quản lý bền vững rừng tự nhiên. Ảnh: MH

Cho đến nay, rừng mới chỉ đóng góp xấp xỉ 1% tổng GDP của Việt Nam. Chương trình mục tiêu Phát triển rừng bền vững giai đoạn 2016 - 2020 đặt mục tiêu nâng con số này lên 2 - 3% cũng như tăng độ che phủ rừng lên 42% vào năm 2020. Để đạt đến cái đích này, quản lý rừng tự nhiên bền vững kết hợp khai thác hiệu quả các lợi ích kinh tế của rừng tự nhiên cần sự phối hợp của nhiều bên, từ Chính phủ đến doanh nghiệp và người dân.

Ông Hà dẫn chứng, năm 2010, ngành công nghiệp tre nứa ở Việt Nam đã tạo việc làm cho 400.000 người lao động; tổng doanh thu hằng năm khoảng 250 triệu USD từ măng, các chuỗi xử lý công nghiệp và cung ứng sản phẩm thủ công. Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu đạt 20 tỷ USD mỗi năm và tiếp tục tăng, các nghiên cứu cho thấy, Việt Nam có thể tăng gấp 3 số việc làm và thu nhập từ ngành công nghiệp này. Ngành dược liệu thậm chí còn quan trọng hơn với doanh thu nội địa khoảng 1,5 tỷ USD. Ngoài ra, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 1,7 tỷ USD dược liệu mỗi năm, mặc dù, có đủ tiềm năng hoàn toàn tự cung tự cấp và trở thành một trong những quốc gia hàng đầu thế giới xuất khẩu mặt hàng này.

Nếu bảo vệ rừng tự nhiên hợp lý, ngoài nguồn lợi lớn từ khai thác các loại lâm sản có giá trị, rừng tự nhiên còn gắn với cảnh quan, đa dạng sinh học, là tiềm năng lớn thu hút du lịch, góp phần đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam. Do đó, cần xây dựng cơ chế chính sách để phát huy hết tiềm năng của rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên và phát huy các giá trị về môi trường.

Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương, việc xây dựng các mô hình kinh tế, mô hình kinh doanh bền vững và tạo cơ hội cho các thành phần kinh tế trong phát triển rừng, đặc biệt là rừng tự nhiên còn thiếu hệ thống, kém hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư.

Các chuyên gia cho rằng, song song với huy động nguồn lực tài chính phải xây dựng các quy định về thu/chi để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các mô hình kinh tế dựa trên rừng tự nhiên. Đồng thời, cải thiện chính sách và tăng cường hệ thống giám sát, đánh giá về các mô hình kinh tế và lâm sản ở cấp địa phương và quốc gia. Các cơ chế chia sẻ lợi ích như chi trả dịch vụ môi trường rừng cần tiếp tục cải thiện, đặc biệt trong việc tái đầu tư nguồn tài chính này có hiệu quả, mang lại lợi nhuận cao hơn trong các hoạt động liên quan đến rừng tự nhiên, mở rộng phạm vi dịch vụ và tăng giá trị các dịch vụ cung cấp.

Ngoài ra, rừng tự nhiên có thể giao hoặc khoán lại cho một số dịch vụ du lịch sinh thái hoặc thí điểm mô hình sinh kế ngoài gỗ, song vẫn có nhiều thách thức về ổn định tài chính và lợi tức trong thời gian dài. Thách thức chủ yếu là biến các cơ hội, định hướng, chính sách và giải pháp thành hành động nhất quán và có hệ thống. Ông Kalmal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng, Nhà nước cần xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, để họ thấy được lợi ích lâu dài từ phát triển rừng tự nhiên bền vững, từ đó đạt được những lợi ích chung.

Khánh Ly


(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Đà Nẵng: Kêu gọi người dân tiếp tục xây dựng thương hiệu riêng về môi trường
    (TN&MT) - Sáng 3/6, Sở TN&MT TP.Đà Nẵng phối hợp UBND quận Cẩm Lệ tổ chức phát động Tháng hành động vì môi trường, Tuần lễ biển và hải đảo Việt Nam và trao bằng khen của Chủ tịch UBND TP cho 22 tập thể, cộng đồng, cá nhân trên địa bàn thành phố đoạt giải thưởng môi trường năm 2022.
  • Lào Cai: Thiệt hại hơn 1 tỷ đồng do dông lốc
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của vùng gió hội tụ trên cao, ngày 3/6, tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Lào Cai xảy ra dông lốc và mưa rào gây nhiều thiệt hại về tài sản, nhà ở, cây hoa màu của nhân dân. Ước tính tổng thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.
  • Tuổi trẻ Công an Quảng Nam hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6) năm 2023, sáng 3/6, Đoàn cơ sở CSND thuộc Đoàn Thanh niên Công an tỉnh Quảng Nam, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh phối hợp với Đoàn xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành và Chi đoàn Công an huyện Núi Thành tổ chức buổi phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023 với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
  • Hưởng ứng Tháng hành động vì môi trường 2023: Sơn La lan tỏa thông điệp Chống rác thải nhựa
    (TN&MT) - Sáng 3/6, tại trường Tiểu học Hua La (xã Hua La, thành phố), Sở TN&MT tỉnh phối hợp với UBND thành phố tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
  • TP.HCM: Tổ chức Ngày hội Sống Xanh năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 3/6, tại Công viên Quảng trường Khánh Hội (Quận 4), Sở TN&MT TP.HCM đã phối hợp với các sở, ban, ngành tổ chức Ngày hội Sống Xanh TP.HCM năm 2023. Ông Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thành ủy; ông Bùi Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM; đại diện lãnh đạo, cán bộ viên chức các sở, ban ngành, doanh nghiệp cùng đông đảo người dân… tham gia Ngày hội.
  • Đồng Nai: Phát động Tuần lễ Đồng Nai xanh, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Ngày 3/6, Sở TN&MT Đồng Nai đã phối hợp với UBND huyện Long Thành tổ chức Lễ phát động Tuần lễ Đồng Nai xanh, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023, thu hút khoảng 1.500 đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân tham gia. Ông Võ Văn Phi - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
  • Việt Nam tham dự Khóa họp Đại hội đồng 19 của WMO
    (TN&MT) - Trong các ngày từ 22/5 đến 2/6/2023, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
  • Quảng Ngãi: Ra quân thu gom rác thải nhựa, làm sạch môi trường biển
    Sáng ngày 2/6, Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi phối hợp UBND xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi) tổ chức Lễ ra quân thu gom rác thải nhựa hưởng ứng Tuần lễ biển, hải đảo Việt Nam và Ngày đại dương thế giới năm 2023.
  • Lào Cai: Phát động “Tháng hành động vì môi trường” năm 2023
    (TN&MT) - Sáng ngày 2/6, UBND tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023 và tổ chức giải chạy vì môi trường với chủ đề “ Mỗi sải bước- Một quyết tâm xanh”.
  • Văn Yên (Yên Bái): Thành lập tổ chỉ đạo, giám sát hoạt động lò đốt rác tại Đông Cuông
    (TN&MT) - Theo UBND huyện Văn Yên (Yên Bái), dự kiến lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tại xã Đông Cuông sẽ hoạt động trở lại vào ngày 5/6/2023, trước khi hoạt động huyện đã thành lập tổ chỉ đạo, nhóm giám sát việc vận hành lò đốt nhằm đánh giá nguyên nhân phát sinh mùi, khói, bụi.
  • Ninh Bình phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 2/6, tại TP Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình phối hợp với UBND TP Ninh Bình tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới – Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam – Ngày Đại dương thế giới và Chiến dịch làm sạch môi trường năm 2023.
  • Thời tiết ngày 2/6: Nắng nóng kèm nguy cơ gây hại cao
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày hôm nay (2/6), chỉ số UV cực đại trong ngày hầu hết các tỉnh trên cả nước đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao. Đặc biệt, các địa phương là Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quy Nhơn có chỉ số nhiệt cực đại ở mức nguy hiểm, người hoạt động ngoài trời trong thời gian dài có thể bị sốc nhiệt.
  • Nhiều giải pháp mới trong xử lý, tái chế nhựa
    (TN&MT) - Ngày 1/6, tại Hà Nội, Viện Chính sách Kinh tế môi trường (EEPI), Tạp chí Kinh tế Môi trường và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam”.
  • Chúng ta cùng hành động
    (TN&MT) - Diễn ra vào ngày 5/6 hằng năm, ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là tập trung vào thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Lựa chọn của UNEP không nằm ngoài dự đoán của các quốc gia, đồng nghĩa với nhận định cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa đang là mối nguy hàng đầu đe dọa nặng nề tương lai trái đất.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO