Tăng trưởng xanh hơn có thể thêm 26 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế thế giới vào năm 2030

05/09/2018, 13:24

(TN&MT) - Theo một nghiên cứu ngày 5/9, hành động mạnh mẽ chống lại biến đổi khí hậu (BĐKH) có thể đóng góp thêm ít nhất 26 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế thế giới vào năm 2030.

 

Nghiên cứu này tìm giải pháp xóa tan lo ngại rằng sự thay đổi từ nhiên liệu hóa thạch sẽ làm suy yếu tăng trưởng.
 

Một người đàn ông lướt ván diều ở trước trang trại gió Burbo Bank gần New Brighton, Anh vào ngày 3/9/2018. Ảnh: Phil Noble
Một người đàn ông lướt ván diều ở trước trang trại gió Burbo Bank gần New Brighton, Anh vào ngày 3/9/2018. Ảnh: Phil Noble

Hồi năm ngoái, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông sẽ rút Mỹ khỏi thỏa thuận toàn cầu năm 2015 về chống BĐKH vì cho rằng thỏa thuận này gây ra những gánh nặng kinh tế, tài chính "khắc nghiệt" đối với nước Mỹ.

 

Ngược lại, Ủy ban Toàn cầu về Kinh tế và Khí hậu (GCEC), trong đó có cựu lãnh đạo chính phủ, các nhà lãnh đạo kinh doanh và các nhà kinh tế cho biết có “động lực chưa từng có” hướng tới tăng trưởng xanh hơn, có thể thúc đẩy việc làm và nền kinh tế của các nước.

 

Hành động khí hậu mạnh mẽ có thể mang lại ít nhất 26 nghìn tỷ USD lợi nhuận tích lũy thuần từ nay đến năm 2030 so với hoạt động kinh doanh như bình thường.

 

Nghiên cứu của GCEC cho biết các dự báo chi tiết kể từ lần đầu tiên công bố báo cáo vào năm 2014 sẽ làm nổi bật các cơ hội kinh tế do sự thay đổi từ nhiên liệu hóa thạch.

 

Nghiên cứu cho biết, đầu tư thông minh hơn vào năng lượng, thành phố, thực phẩm sạch và sử dụng đất, nước và ngành công nghiệp có thể tạo ra 65 triệu việc làm mới vào năm 2030, tương đương với tổng lực lượng lao động của Ai Cập và Anh.

 

Theo nghiên cứu trên, sự thay đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng sạch hơn như năng lượng gió và năng lượng mặt trời sẽ tránh được 700.000 ca tử vong sớm do ô nhiễm không khí vào năm 2030.

 

Nghiên cứu đề xuất mức giá khí thải CO2 cao từ 40-80 USD/tấn vào năm 2020 đối với các nền kinh tế lớn.

 

Nghiên cứu cho thấy cải cách trợ cấp trong lĩnh vực năng lượng, cùng với giá carbon cao hơn có thể giúp doanh thu các nước trên thế giới tăng 2,8 nghìn tỷ USD một năm kể từ năm 2030.

 

Cựu Tổng thống Mexico Felipe Calderon, Chủ tịch danh dự của GCEC cho biết đó là "một tuyên ngôn cho cách chúng ta có thể biến tăng trưởng tốt hơn và khí hậu tốt hơn thành hiện thực". Các đồng Chủ tịch bao gồm Paul Pohlman, Giám đốc điều hành của nhóm hàng tiêu dùng Unilever và Giáo sư Nicholas Stern của Đại học Kinh tế London.

 

Trump cho rằng phát thải khí nhà kính do con người tạo ra là nguyên nhân chính của BĐKH và muốn thúc đẩy ngành công nghiệp than. Theo ông, Hiệp định Paris về BĐKH năm 2015 có thể gây tổn thất 2,7 triệu việc làm của Mỹ vào năm 2025.

 

Tuy nhiên, theo báo cáo, việc làm của Mỹ bị mất do nhiên liệu hóa thạch có thể được bù đắp bằng sự gia tăng việc làm trong năng lượng tái tạo và xây dựng. 476.000 người hiện đang làm việc liên quan đến năng lượng gió và năng lượng mặt trời tại Mỹ.


(0) Bình luận
Nổi bật
Chi phí vốn cho năng lượng tái tạo rẻ hơn nhiên liệu hoá thạch
(TN&MT) - Nhóm Tài chính Bền vững Oxford vừa công bố báo cáo mới nhất trong Chương trình Rủi ro chuyển đổi năng lượng và chi phí Vốn (ETRC). Nghiên cứu chỉ ra, trên phạm vi toàn cầu, các công ty điện năng tái tạo có chi phí vốn chủ sở hữu và nợ đang thấp hơn so với các công ty điện từ nhiên liệu hóa thạch.
Đừng bỏ lỡ
  • COP27: Việt Nam nhấn mạnh vai trò của chuyển đổi năng lượng trong chống biến đổi khí hậu
    Ngày 6/11, bên lề Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra từ ngày 6-18/11 tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập, Đoàn đại biểu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà dẫn đầu đã có cuộc làm việc với ông Alok Sharma, Chủ tịch COP26 - đại diện cho Vương quốc Anh, Liên Minh châu Âu (EU) và Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) - về việc hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển
  • Nông nghiệp Gia Lai: Thích ứng biến đổi khí hậu giúp người dân giảm nghèo bền vững
    (TN&MT) - Thời gian qua, các mô hình nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) triển khai trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã giúp người dân ổn định thu nhập, vươn lên thoát nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Ngọc An - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Gia Lai về vấn đề này.
  • Giải pháp để năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở Đông Nam Á
    (TN&MT) - Tập đoàn công nghệ toàn cầu Wärtsilä vừa công bố báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu chỉ ra, việc phát triển các nguồn điện linh hoạt chính là yếu tố then chốt giúp đưa năng lượng tái tạo trở thành nguồn phát điện chính ở các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Từ đó, thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng giảm phát thải khí nhà kính, đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (Net-Zero).
  • Điện Biên: Nâng cao năng lực cho lực lượng phòng chống thiên tai cấp xã.
    (TN&MT) - Lực lượng phòng, chống thiên tai tại các cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc nắm bắt tình hình; xác định những đối tượng chịu ảnh hưởng; vấn đề khắc phục hậu quả thiên tai; khu vực dễ bị chia cắt... Do đó, cần thường xuyên tăng cường kiến thức, kiện toàn lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã.
  • Mối quan hệ chặt chẽ giữa các giải pháp ngăn ngừa thảm họa
    (TN&MT) - Liên Hợp Quốc vừa công bố một báo cáo cho thấy, các nguy cơ như động đất, lũ lụt, sóng nhiệt và cháy rừng có thể được ngăn chặn và không trở thành thảm họa đe dọa tính mạng con người.
  • Pá Khoang (Điện Biên) mưa lớn gây thiệt hại về cơ sở vật chất hoa màu
    (TN&MT) - Vừa qua, trận mưa lớn xảy ra trên địa bàn xã Pá Khoang, thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) gây nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, hoa màu của địa phương này.
  • Quảng Ninh tạm ngừng cấp phép các phương tiện du lịch biển từ 10h ngày 2/7
    (TN&MT) - Từ 10h sáng 2/7, tỉnh Quảng Ninh sẽ ngừng cấp phép cho các phương tiện chở khách du lịch tham quan trên biển.
  • Lai Châu: Mưa lũ gây nhiều thiệt hại về giao thông
    (TN&MT) - Từ đầu mùa mưa đến nay, trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã sạt lở gần 500 vị trí trên các tuyến quốc lộ và đường địa phương, gây thiệt hại gần 22 tỷ đồng.
  • Điện Biên: Thiệt hại hơn 6 tỷ do mưa lũ
    (TN&MT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn trong những ngày qua, trên địa bàn các huyện: Tủa Chùa, Nậm Pồ, Mường Nhé, Mường Ảng, Mường Chà, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã gây nhiều thiệt hại về nhà cửa, tài sản của người dân
  • Lai Châu: Nhiều tuyến giao thông bị ách tắc do sạt lở đất
    (TN&MT) - Những trận mưa lớn kéo dài trên địa bàn tỉnh Lai Châu từ đêm 29/5 đến sáng ngày 30/5 đã gây sạt lở ta tuy dương, lún sụt mặt đường và ta luy âm, làm tạm thời ách tắc nhiều tuyến giao thông.
  • Biến đổi khí hậu đe dọa khả năng tiếp cận nước và vệ sinh
    (TN&MT) - Liên hợp quốc vừa cảnh báo biến đổi khí hậu (BĐKH) sẽ làm gia tăng đáng kể áp lực lên khả năng tiếp cận nước và vệ sinh của người dân nếu các Chính phủ không làm nhiều hơn nữa để đầu tư cho cơ sở hạ tầng quan trọng.
  • Quảng Ninh: Xây dựng phương án chủ động, sẵn sàng trong mùa mưa bão
    (TN&MT) - Nhằm chủ động ứng phó với thiên tai, nhất là khi mùa mưa bão đang cận kề, TX.Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động rà soát, bổ sung phương án phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ” đảm bảo sát thực, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất những thiệt hại do thiên tai gây ra.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO