Tăng cường tuần tra bảo vệ rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé

Phạm Huế - Hoàng Châu | 10/09/2021, 09:26

(TN&MT) - Thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn hệ sinh thái Khu BTTN Mường Nhé, hàng năm Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền các xã và các cơ quan, đơn vị đóng chân trên địa bàn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Thời gian qua, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé thường xuyên phối hợp với lực lượng Kiểm lâm- Đồn Biên phòng-Quân sự- Công an trong công tác tuần tra kiểm soát rừng và xử lý các trường hợp xâm phạm rừng trái phép. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã tổ chức được 904 lượt tuần tra với sự tham gia của 9.484 lượt người.

Ông Đào Công Tiến, Phó Giám đốc Khu BTTN Mường Nhé, cho biết: Trong năm qua, tổ tuần tra công tác của Khu BTTN Mường Nhé đã phát hiện, kịp thời ngăn chặn 07 vụ vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, 07 gốc cây gỗ bị khai thác, 03 khẩu sung kíp tự chế (tại tiểu khu 162, khoảnh 11 trên địa bàn xã Mường Nhé và tiểu khu 95, khoảnh 7 trên địa bàn xã Chung Chải); 04 khẩu sung cồn tự chế (tại tiểu khu 95A, khoảnh 8 trên địa bàn xã Chung Chải)  đơn vị đã thực hiện bàn giao cho Công an xã theo quy định. Đồng thời ngăn chặn 33 lượt người có ý định vào Khu bảo tồn trái phép để khai thác măng, đánh bắt cá, chăn thả trâu bò và 02 hộ gia đình đưa máy xúc vào khu vực canh tác nương, ruộng trong Khu bảo tồn để đắp bờ và san lấp diện tích ruộng.

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Mường Nhé và các trạm bảo vệ rừng của Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé tuần tra rừng

Cùng với đó, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé phối hợp với chính quyền 5 xã vùng đệm trực đảm bảo 24/24 giờ trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng, kịp thời phát hiện, xử lý 13 điểm cháy là cháy thảm mục, thảm thực vật dưới tán rừng không làm giảm diện tích rừng và 01 điểm cháy gây thiệt hại diện tích rừng là 0,397ha tại tiểu khu 173, khoảnh 8 trên địa bàn xã Nậm Kè.

Hiện Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã được cắm 124 mốc ranh giới từ năm 2021. Năm 2020, đơn vị đã thực hiện căm bổ sung 40 biến cấm chặt phá rừng; 40 biển chi trả dịch vụ môi trường rừng trong lâm phần Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé trên địa bàn 3 xã Nậm Kè, Chung Chải và Mường Nhé.

Ngoài công tác phát triển rừng và bảo tồn thiên nhiên, Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé còn chú trọng công tác phát triển, tăng độ che phủ của rừng. Ban đã tổ chức hiện công tác nghiệm thu đánh giá chương trình hỗ trợ các hạng mục đầu tư tại 28 bản vùng đệm Khu bảo tồn. Đơn vị đã triển khai xong  kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển vùng đệm năm 2020 theo quyết định số  24/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 1/6/2012 về chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn 5 xã vùng đệm với mức hỗ trợ đầu tư 40 triệu đồng/bản vừa giúp tăng thu nhập cho người dân vừa  nâng cao vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Một góc rừng Mường Nhé.

Thời gian tới, để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn và phát triển vốn rừng, góp phần phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ban Quản lý KBTTN Mường Nhé triển khai nhiều biện pháp về công tác quản lý, bảo vệ rừng, đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm lâm luật, đặc biệt đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Bài liên quan
  • Mai Sơn (Sơn La): Tuyên truyền bảo vệ môi trường trong sơ chế cà phê
    (TN&MT) - Từ ngày 7 - 10/9, Đoàn liên ngành của UBND huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, hướng dẫn công tác bảo vệ môi trường cho các hộ sơ chế cà phê trên địa bàn các xã Chiềng Mung, Chiềng Ban, Chiềng Chung, Chiềng Kheo, Chiềng Dong…

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Việt Nam tham dự Khóa họp Đại hội đồng 19 của WMO
    (TN&MT) - Trong các ngày từ 22/5 đến 2/6/2023, tại Geneva, Thụy Sỹ đã diễn ra Khóa họp Đại hội đồng lần thứ 19 của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO).
  • Quảng Ngãi: Ra quân thu gom rác thải nhựa, làm sạch môi trường biển
    Sáng ngày 2/6, Sở TN&MT tỉnh Quảng Ngãi phối hợp UBND xã Tịnh Kỳ (TP Quảng Ngãi) tổ chức Lễ ra quân thu gom rác thải nhựa hưởng ứng Tuần lễ biển, hải đảo Việt Nam và Ngày đại dương thế giới năm 2023.
  • Lào Cai: Phát động “Tháng hành động vì môi trường” năm 2023
    (TN&MT) - Sáng ngày 2/6, UBND tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì môi trường” hưởng ứng ngày Môi trường thế giới, ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2023 và tổ chức giải chạy vì môi trường với chủ đề “ Mỗi sải bước- Một quyết tâm xanh”.
  • Văn Yên (Yên Bái): Thành lập tổ chỉ đạo, giám sát hoạt động lò đốt rác tại Đông Cuông
    (TN&MT) - Theo UBND huyện Văn Yên (Yên Bái), dự kiến lò đốt chất thải rắn sinh hoạt tại xã Đông Cuông sẽ hoạt động trở lại vào ngày 5/6/2023, trước khi hoạt động huyện đã thành lập tổ chỉ đạo, nhóm giám sát việc vận hành lò đốt nhằm đánh giá nguyên nhân phát sinh mùi, khói, bụi.
  • Ninh Bình phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023
    (TN&MT) - Sáng 2/6, tại TP Ninh Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Ninh Bình phối hợp với UBND TP Ninh Bình tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới – Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam – Ngày Đại dương thế giới và Chiến dịch làm sạch môi trường năm 2023.
  • Thời tiết ngày 2/6: Nắng nóng kèm nguy cơ gây hại cao
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong ngày hôm nay (2/6), chỉ số UV cực đại trong ngày hầu hết các tỉnh trên cả nước đều ở ngưỡng nguy cơ gây hại rất cao. Đặc biệt, các địa phương là Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quy Nhơn có chỉ số nhiệt cực đại ở mức nguy hiểm, người hoạt động ngoài trời trong thời gian dài có thể bị sốc nhiệt.
  • Nhiều giải pháp mới trong xử lý, tái chế nhựa
    (TN&MT) - Ngày 1/6, tại Hà Nội, Viện Chính sách Kinh tế môi trường (EEPI), Tạp chí Kinh tế Môi trường và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam”.
  • Chúng ta cùng hành động
    (TN&MT) - Diễn ra vào ngày 5/6 hằng năm, ngày Môi trường thế giới năm 2023 được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”, trọng tâm là tập trung vào thực hiện chiến dịch “Chống ô nhiễm nhựa”. Lựa chọn của UNEP không nằm ngoài dự đoán của các quốc gia, đồng nghĩa với nhận định cùng với biến đổi khí hậu, ô nhiễm nhựa đang là mối nguy hàng đầu đe dọa nặng nề tương lai trái đất.
  • Du lịch Thích ứng BĐKH ở Bến Tre: Phát triển mô hình sinh thái - xanh - bền vững
    (TN&MT) - Là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra, tuy nhiên, với địa hình và vị trí tự nhiên đa dạng phong phú, thời gian qua, tỉnh Bến Tre đã tận dụng thế mạnh địa phương, tập trung đầu tư, phát triển du lịch, nhất là du lịch sinh thái theo hướng xanh, bền vững, từ đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, vật chất và tinh thần của người dân địa phương.
  • Sơn La: Xây dựng những miền quê đáng sống
    (TN&MT) - Với 188/204 xã khu vực nông thôn, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường nông thôn, đặc biệt là tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM).
  • Chống rác thải nhựa: Cần sự vào cuộc của các bộ, ngành
    (TN&MT) - Tại nội dung chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang về việc đồng ý chủ trương Việt Nam tham gia đàm phán Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ, ngành tham gia hoạt động đàm phán với việc phân công trách nhiệm, chủ trì đàm phán rõ ràng để đảm bảo tính khả thi của cam kết khi thực thi một Thỏa thuận có tính chất pháp lý toàn cầu về rác thải nhựa.
  • Việt Nam tham gia thỏa thuận toàn cầu về rác thải nhựa đại dương: Chuẩn bị tốt điều kiện và nguồn lực
    (TN&MT) - Ngày 16/8/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1407/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Việt Nam chủ động chuẩn bị và tham gia xây dựng Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa đại dương. Với Quyết định này, Việt Nam đã thể hiện sự cam kết mạnh mẽ với các quốc gia trên thế giới và thực hiện những bước đi tiên phong trong cuộc chiến với rác thải nhựa đại dương.
  • Sông Đà mùa nước cạn
    (TN&MT) - Sông Đà được mệnh danh là con sống lớn nhất Khu vực Tây Bắc… và hung dữ nhất trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực 52,500km2, cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng là một trong những yếu tố làm nên 50% trận lũ lụt sông Hồng hàng năm. Nhưng đến nay, con sông này đã đổi thay, nước đang cạn trơ đáy…
  • Quảng Trị: Cứu hộ thành công một cá thể vích quý hiếm
    Ngày 30/5, theo thông tin từ Ban quản lý Khu bảo tồn biển (BQL KBTB) đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị), đơn vị vừa cứu hộ và thả trở lại về biển một cá thể vích có trọng lượng khoảng 15 kg.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO