Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Hai, 12/5/2025 3:50 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Thứ Bảy 05/06/2021 , 09:50 (GMT+7)

Tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở tôn giáo trong tình hình mới

Thứ Bảy 05/06/2021 , 09:50 (GMT+7)

(TN&MT) - Ngày 4/6, Phó trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Trần Thị Minh Nga vừa ký công văn số 674/TGCP-VP gửi lãnh đạo các tổ chức tôn giáo đề nghị tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở tôn giáo trong tình hình mới

Phật giáo chung tay ủng hộ phòng chống Covid-19

Nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh rất cao

Phân tích về tình hình dịch bệnh, công văn nêu rõ: Trong những ngày qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp. Đặc biệt là liên quan đến ổ dịch tại điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung “Hội thánh Truyền giáo Phục hưng” (địa chỉ đăng ký tại số 205/2 đường số 1, Phường 3, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh) được phát hiện vào chiều tối ngày 26/5/2021.

Đến 15h00 ngày 04/6/2021, đã có 310F0, 5.377 F1 và trên 320 nghìn người thuộc diện theo dõi y tế. Ngoài 20/22 quận, huyện, thành phố của Thành phố Hồ Chí Minh, đến nay đã có 15 tỉnh, thành phố (08 tỉnh, thành phố có F0, gồm Hà Nội, Bình Dương, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Đắc Lắc, Trà Vinh, Đồng Tháp; 07 tỉnh có F1 hoặc F2 gồm: Tiền Giang, Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Khánh Hòa, Vĩnh Long, Cần Thơ).

Cũng từ điểm nhóm này, một số tín đồ của 03 Hội thánh Tin lành khác cũng trở thành F1 và F2 (đến nay chưa phát hiện có F0). Dự báo trong những ngày tới số lượng F0, F1 và người tiếp xúc với F0, F1 sẽ còn gia tăng về số lượng, phạm vi, có khả năng vẫn còn những ca bệnh liên quan đến điểm nhóm “Hội thánh Truyền giáo Phục hưng” vì nhiều lý do khác nhau chưa khai báo.

Qua đó cho thấy, các biện pháp phòng, chống dịch trong một số cơ sở tôn giáo còn bất cập, đó là: một số tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo chưa thực hiện đúng tinh thần công văn số 1988/BNV-TGCP ngày 07/5/2021 của Bộ Nội vụ và hướng dẫn của chính quyền địa phương; chưa chủ động triển khai, cập nhật các văn bản hướng dẫn phòng chống dịch của cơ quan chức năng, nhất là đối với các điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, hoạt động nhỏ lẻ tại một số tỉnh, thành phố, dẫn đến nguy cơ lây nhiễm và bùng phát dịch bệnh.

“Trong đợt bùng phát dịch lần thứ 4, biến chủng virus mới có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm và khó lường nên công tác truy vết, khoanh vùng, dập dịch gặp rất nhiều khó khăn” - công văn nêu rõ.

Công giáo chung tay phòng chống Covid-19

Dừng mọi sinh hoạt tôn giáo tập trung

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng, chống dịch Covid-19 với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và “chủ động tấn công”, Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) đề nghị lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo thực hiện một số nội dung như sau:

Trước hết, tiếp tục tuyên truyền, vận động, hướng dẫn chức sắc, chức việc, tín đồ và các cơ sở tôn giáo thực hiện nghiêm túc nội dung văn bản số 1988/BNV-TGCP ngày 07/5/2021 của Bộ Nội vụ và hướng dẫn của chính quyền địa phương về phòng, chống dịch Covid-19 (cần triển khai thực hiện tới tất cả các cơ sở thờ tự tôn giáo, các điểm đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung).

Đề nghị tạm dừng mọi sinh hoạt tôn giáo tại các cơ sở thờ tự, các điểm đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung và treo biển cảnh báo tại các cơ sở, điểm nhóm nhằm thực hiện triệt để công tác phòng dịch. Đối với các cơ sở, điểm nhóm có người nghi nhiễm, cần phối hợp với các cấp chính quyền để truy vết dịch tễ, khai báo lịch trình di chuyển, thực hiện cách ly theo quy định.

Thứ hai, hướng dẫn các trang thông tin, truyền thông của Giáo hội các tổ chức tôn giáo cập nhật thông tin, tình hình phòng, chống dịch Covid-19 từ các nguồn tin chính thống và phổ biến công tác phòng, chống dịch đến các cơ sở thờ tự, điểm nhóm đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm về dịch; vận động chức sắc, tín đồ nghiêm túc thực hiện việc khai báo y tế online trên tokhaiyte.vn.

Thứ ba, người đứng đầu, đại diện tổ chức tôn giáo, cơ sở tôn giáo, điểm nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, làm phát sinh dịch bệnh tại cơ sở tôn giáo, lây nhiễm trong chức sắc, tín đồ các tôn giáo và trong cộng đồng.

Thứ ta, lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo tiếp tục kêu gọi và biểu dương các tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành và tín đồ phát huy tinh thần nhân văn, bác ái của các tôn giáo, đồng hành với chính quyền trong công tác phòng, chống dịch và vận động đóng góp, ủng hộ “Quỹ vaccine phòng Covid-19 Việt Nam” do Thủ tướng Chính phủ thành lập.

Ban Tôn giáo Chính phủ kêu gọi và đề nghị Lãnh đạo Giáo hội các tổ chức tôn giáo quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn chức sắc, chức việc và tín đồ thực hiện, góp phần ngăn chặn không để lây lan Covid-19 tại Việt Nam.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm