Tăng cường năng lực thực thi các mục tiêu khí hậu của Việt Nam

Khánh Ly | 31/03/2023, 15:43

(TN&MT) -Trong gần 4 năm triển khai (2019 – 2023), Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA) đã đóng góp tích cực cho quá trình xây dựng khung chính sách và pháp luật về biến đổi khí hậu. Đồng thời, tăng cường năng lực cho các cơ quan đầu mới quốc gia, các Bộ, ngành và địa phương trong việc quản lý và phối hợp thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và Thỏa thuận Paris.

Thông tin được đưa ra tại Hội thảo Hội thảo tổng kết Dự án hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris (VN-SIPA), do Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức (GIZ) phối hợp tổ chức ngày 31/3, tại Hà Nội.

anh1.jpg
Ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Tăng Thế Cường, Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu cho biết, trong thời gian gần 4 năm qua Dự án VN-SIPA đã hỗ trợ các Bộ, ngành liên quan, các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh triển khai các hoạt động hỗ trợ thực hiện Thỏa thuận Paris và đạt được những kết quả rất tích cực.

Với sự hỗ trợ của Dự án và một số đối tác khác, Việt Nam trình NDC năm 2020 và cập nhật năm 2022, đưa trách nhiệm giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với BĐKH vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Các khung chính sách, kế hoạch về biến đổi khí hậu nhằm đưa ra lộ trình thực hiện cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP 26 về mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 cũng được xây dựng và hoàn thiện. Đây là một trong những kết quả rất tích cực mà dự án đạt được.

Bên cạnh đó, VN-SIPA cũng tư vấn và hỗ trợ các Bộ, ngành xây dựng được 4 hệ thống Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV) giảm nhẹ phát thải khí nhà kính (KNK) cấp ngành: Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp (LULUCF), giao thông vận tải, xây dựng, và quản lý chất thải; xây dựng các chính sách, kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK, trong đó có thông tư Hướng dẫn về dãn nhãn năng lượng đối với ô tô con, xe mô tô, xe máy sử dụng năng lượng điện; rà soát mức giảm phát thải KNK đối với hoạt động chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang phương tiện công cộng tại năm thành phố lớn; Quy định quản lý nhiên liệu tiêu thụ và phát thải khí CO2 từ tàu bay trong hoạt động hàng không dân dụng, do Bộ Giao thông vận tải chủ trì.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, dự án cũng hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng Kế hoạch giảm nhẹ phát thải KNK (bao gồm kế hoạch giảm phát thải khí mê-tan) ngành NN&PTNT đến năm 2030; thực hiện NDC ngành trồng trọt, chăn nuôi, LULUCF…

anh2.jpg
Ông Jens Schmid-Kreye, đại diện Đái sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Nhằm giảm thiểu một cách chiến lược tác động tiêu cực gây ra bởi biến đổi khí hậu và tăng cường khả năng thích ứng và chống chịu, dự án VN-SIPA cùng các đối tác phát triển còn hỗ trợ Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và thúc đẩy thực hiện Kế hoạch Thích ứng quốc gia (NAP), và Hệ thống giám sát và đánh giá (M&E) các hoạt động thích ứng cấp quốc gia. Các chính sách, kế hoạch mang tính chiến lược đều được các Bộ, ngành lồng ghép các giải pháp thực hiện NDC nhằm xây dựng một nền tảng, cơ sở pháp lý hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Ngoài các hỗ trợ xây dựng chính sách, nâng cao năng lực cho các Bộ, ngành, dự án VN-SIPA đã thí điểm thành công 3 giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái (EbA) đô thị ở TP. Đồng Hới, Quảng Bình, và 5 mô hình canh tác nông nghiệp dựa vào hệ sinh thái và nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại Hà Tĩnh. Theo ông Phạm Văn Lương, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Bình, các mô hình thí điểm là những giải pháp thích ứng hiệu quả, góp phần đảm bảo thích ứng BĐKH với một khu vực chịu ảnh hưởng lớn như tỉnh Quảng Bình.

Bên cạnh tổng kết các kết quả giai đoạn I của Dự án, đại diện các Bộ, ngành, địa phương đã cùng thảo luận về kế hoạch triển khai giai đoạn II từ năm 2023 - 2028. Mục tiêu hướng tới hoàn thiện thể chế, chính sách về BĐKH tại Việt Nam; tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của BĐKH và bảo tồn đa dạng sinh học; có những hành động giảm nhẹ và thích ứng có thể đo lường kết quả.

Chia sẻ về nhu cầu của Việt Nam trong thời gian tới, ông Phạm Văn Tấn, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí cho rằng, dự án cần hỗ trợ Việt Nam triển khai thực hiện các cam kết tại Hội nghị COP 26 và Tuyên bố Chính trị về chuyển đổi năng lượng công bằng JETP. Trong đó, chú trọng thực hiện NDC và Chiến lược quốc gia về BĐKH giai đoạn đến năm 2050, thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học; tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật triển khai JETP, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân vào giảm phát thải khí nhà kính.

anh3.jpg
Quang cảnh hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, ông Jens Schmid-Kreye, đại diện Đái sứ quán CHLB Đức tại Việt Nam cho rằng, VN-SIPA là ví dụ cho sự hợp tác thành công giữa Đức và Việt Nam, mở đường cho các hoạt động hợp tác mạnh mẽ hơn với những mục tiêu cao hơn trong thời gian tới. Hai nước sẽ cùng nhau hướng tới mục tiêu quốc gia trung hòa khí hậu vào năm 2050, thực hiện NDC, và mục tiêu cụ thể của Quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP).

Dự án VN-SIPA với tổng nguồn vốn 10,3 triệu EUR, được tài trợ thông qua Sáng kiến Khí hậu Toàn cầu (IKI). Sáng kiến là một phần quan trọng trong cam kết quốc tế về hỗ trợ tài chính cho BĐKH của chính phủ Đức.

Mục tiêu nhằm tăng cường năng lực hỗ trợ triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu tại 5 Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cùng với 2 tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh.

Từ năm 2022, IKI được hợp tác thực hiện bởi Bộ Kinh tế và Hành động Khí hậu (BMWK), Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên, An toàn Hạt nhân và Bảo vệ Người tiêu dùng (BMUV) và Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức (AA).

Bài liên quan
  • Đẩy nhanh tiến độ các hoạt động hỗ trợ triển khai Thỏa thuận Paris
    (TN&MT) - Ngày 6/5, tại Hà Nội, Cuộc họp lần thứ ba của Ban Chỉ đạo Dự án Hỗ trợ Việt Nam thực hiện Thỏa thuận Paris đã diễn ra nhằm tổng kết hoạt động năm 2021 và thông qua đề xuất Kế hoạch thực hiện đến tháng 3/2023. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành – Trưởng Ban chỉ đạo Dự án chủ trì cuộc họp.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • UBND cấp huyện có vai trò quan trọng đảm bảo an toàn hệ thống đê điều
    (TN&MT) - Để sẵn sàng cho công tác phòng, chống thiên tai, quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê, ngày 5/6, tại Nghệ An, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2023.
  • Hiện tượng El Nino gây thâm hụt lượng mưa và nắng nóng kỷ lục
    (TN&MT) - Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino sẽ ảnh hưởng lớn đến điều kiện thời tiết, khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt gây nên tình trạng thâm hụt lượng mưa ở hầu hết các vùng trong cả nước.
  • Bình Dương: Tổ chức Ngày hội Môi trường, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Ngày 5/6, UBND huyện Bàu Bàng đã phối hợp với Sở TN&MT Bình Dương tổ chức Ngày hội Môi trường, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023, thu hút hơn 400 đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân tham gia. Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội Môi trường.
  • TP. Cần Thơ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào chống rác thải nhựa
    (TN&MT) - Ngày 5/6, Sở TN&MT TP. Cần Thơ đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” và Tháng hàng động vì môi trường. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo HĐND, UBND TP. Cần Thơ cùng các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể, quận, huyện và đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và người dân địa phương.
  • Phù Yên (Sơn La): Ra quân hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Sáng 5/6, tại chợ trung tâm huyện, UBND huyện Phù Yên,  tỉnh Sơn La tổ chức Lễ ra quân Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023, với chủ đề Giải pháp cho ô nhiễm nhựa.
  • Bộ VHTTDL tổ chức Chương trình Nghệ thuật hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6
    (TN&MT) - Sáng 5/6, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình Nghệ thuật hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
  • Bến Tre: Phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Ngày 5/6, UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
  • Điện Biên hưởng ứng ngày Môi trường thế giới và ngày Đại dương thế giới
    (TN&MT) - Sáng ngày 5/6 tại Sân hành lễ Tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Đại dương thế giới năm 2023.
  • Huế: Hàng trăm người đi bộ nhặt rác hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
    (TN&MT) - Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6), Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam do WWF - Việt Nam tài trợ đã phối hợp với Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) tổ chức Hue Plogging 2023 - Sự kiện đi bộ nhặt rác tại biển Hải Dương – TP. Huế.
  • Thời tiết 5/6: Trung Bộ có mưa nhiều nơi, nhiệt độ giảm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 5/6 tại các tỉnh, thành khu vực Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Do có mưa nên nhiệt độ giảm nhẹ.
  • Lồng ghép kinh tế tuần hoàn để xanh hóa các ngành kinh tế
    (TN&MT) - Ngày 4/6, tại TP. Hải Phòng, Viện Địa lí nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn hướng tới bảo vệ môi trường và xanh hóa các ngành kinh tế”. Sự kiện nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2023.
  • Hoàn công công trình hồ ấp trứng rùa tại Côn Đảo
    (TN&MT) - Sáng 3/6, Vườn Quốc gia Côn Đảo phối hợp với Văn phòng điều hành Idemitsu Gas Production (Viet Nam) Co., Ltd. tại TP.Hồ Chí Minh (gọi tắt là IGPV) tổ chức hoàn công công trình hồ ấp trứng rùa tại Hòn Tài.
  • Nghệ An tích cực ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn
    Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, xâm nhập mặn...không chỉ gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đây là một vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm, nhất là hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có đợt nắng nóng kéo dài. Xung quanh vấn đề này, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An.
  • Thời tiết ngày 4/6: Bắc Bộ nắng nóng dịu dần, Nam Bộ mưa dông vào chiều
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, thời tiết ngày 4/6, nắng nóng ở Bắc Bộ dịu dần, Nam Bộ mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa vừa, mưa to vào chiều.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO