Tăng cường đảm bảo ATGT đường thủy gắn với phòng dịch Covid-19 tuyến Cửa Việt - Cồn Cỏ

Tiến Nhất | 03/03/2022, 21:16

(TN&MT) - Ngày 3/3, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết vừa ban hành văn bản về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh việc đề nghị UBND, Ban An toàn giao thông các huyện, thị xã, thành phố thực hiện tuyên truyền các chủ phương tiện hoạt động vận tải đường thủy nội địa chấp hành đầy đủ các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải; thực hiện nghiêm các quy định về an toàn khi tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; chỉ vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng phương tiện thủy có đủ điều kiện đảm bảo an toàn giao thông (ATGT), người lái, thuyền viên, thuyền trưởng có đầy đủ bằng lái, chứng chỉ chuyên môn theo quy định, các phương tiện phải được trang bị đủ phao, áo phao cứu sinh và các thiết bị chỉ báo hoạt động ban đêm, thiết bị phòng cháy còn hạn...

UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị Công an tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn các chủ bến, người điều khiển phương tiện, hành khách chấp hành thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự ATGT đường thủy, gắn với phòng chống dịch Covid-19; đồng thời trang bị đầy đủ áo phao, dụng cụ cứu sinh trên các phương tiện theo quy định của pháp luật.

2a-.jpg

Quảng Trị tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh

Chỉ đạo Lực lượng Cảnh sát giao thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan duy trì kiểm tra thường xuyên, siết chặt kiểm soát và xử lý nghiêm đối với hành vi chở quá số người quy định, phương tiện không có đăng ký hoặc hết hạn đăng kiểm theo quy định, hành khách và thuyền viên không mặc áo phao, xử lý trách nhiệm của chủ phương tiện, doanh nghiệp vận tải và doanh nghiệp kinh doanh du lịch khi để xảy ra vi phạm, trên các tuyến đường thủy nội địa, đặc biệt là tuyến đường thủy từ Cửa Việt ra Đảo Cồn Cỏ.

Bên cạnh đó, Sở Giao thông vận tải cần kiểm tra toàn diện về việc chấp hành các quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải trên đường thủy, xử lý nghiêm theo quy định pháp luật nếu phát hiện vi phạm.

Yêu cầu các bến thủy nội địa thực hiện nghiêm các quy định về hoạt động bến thủy nội địa; duy trì trạng thái hoạt động của bến bảo đảm an toàn; chỉ xếp khách lên phương tiện có đủ điều kiện kinh doanh vận tải thủy nội địa; đồng thời quán triệt với chủ phương tiện chở khách yêu cầu 100% hành khách và thuyền viên mặc áo phao trước khi cho phương tiện rời bến. Kiểm tra số lượng và chất lượng dụng cụ cứu hỏa, cứu đắm, đảm bảo các dụng cụ luôn trong tình trạng còn sử dụng tốt...

Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chỉ đạo các đồn, trạm tuyệt đối không cho các phương tiện ra biển (kể cả tàu cá) khi thời tiết, phương tiện không bảo đảm an toàn theo quy định, chở quá số người quy định, đặc biệt là tuyến đường thủy từ Cửa Việt ra Đảo Cồn Cỏ.

Đồng thời, UBND tỉnh Quảng Trị cũng đề nghị Chi cục đăng kiểm số 13 tiếp tục thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện thủy nhằm phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân.

Tiếp tục đôn đốc, chỉ đạo và cử cán bộ đăng kiểm viên thực hiện việc kiểm tra đăng kiểm lưu động cho các chủ phương tiện trên địa bàn tỉnh trong năm 2022.

Đề nghị Cảng vụ hàng hải Quảng Trị bố trí đủ cán bộ, chủ động trong kiểm tra các điều kiện an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường đối với phương tiện thủy trong khu vực cảng và trên tuyến đường thủy từ Cửa Việt ra Đảo Cồn Cỏ. Kiên quyết không để các phương tiện không có đăng ký, hết hạn đăng kiểm đón khách và vận chuyển khách du lịch...

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
  • Điện Biên: Hiệu quả của Chương trình " Mái ấm nghĩa tình, An sinh xã hội"
    (TN&MT) - Theo Ban Chỉ đạo Chương trình “Mái ấm nghĩa tình, an sinh xã hội” tỉnh Điện Biên, công tác làm nhà cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Điện Biên thời gian qua đã được các cấp lãnh đạo quan tâm triển khai sâu rộng, mang lại hiệu quả thiết thực cho những hộ còn khó khăn của các huyện: Tủa Chùa; Tuần Giáo; Mường Ảng; Điện Biên; Mường Chà; Nậm Pồ và thị xã Mường Lay.
  • Việt Nam đã đạt những thành tựu lớn trong công tác giảm nghèo
    (TN&MT) - Sau gần 10 năm thực hiện 2 giai đoạn của Chương trình giảm nghèo bền vững (giai đoạn 2016 - 2020 và giai đoạn 2021 - 2025), Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu góp phần ổn định, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giảm nghèo, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Phụng Hiệp, Hậu Giang: Tập trung hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế, cải thiện đời sống
    (TN&MT)- Từ đầu năm 2023 đến nay, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã tập trung triển khai các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người, góp phần kéo giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện.
  • Sức sống mới ở Khuổi Ma
    (TN&MT) - Đến với thôn Khuổi Ma (xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hôm nay, người ta dễ dàng cảm nhận thấy bầu không khí tươi vui của mùa Xuân vẫn kéo dài tới tận tháng 3 này bởi sự rộng ràng tươi mới của vùng đất đang ngày càng "thay da, đổi thịt"...
  • Nơi bản làng còn bị “chia cắt”
    “Cứ mỗi mùa mưa bão đến là hàng trăm hộ dân lại bị chia cắt, gần trăm cháu học sinh phải nghỉ học, người lớn thì không thể sang suối để lao động sản xuất”- Đó là tâm sự của ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND xã vùng cao Diên Lãm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An khi nói về bản Cướm – Ngôi bản với gần 200 hộ dân nhưng dường như đang sống như trên một “ốc đảo”.
  • Tìm chữ trong Hội báo
    (TN&MT) - Trong không khí tưng bừng của những ngày Hội báo Toàn quốc 2023, chúng tôi đã gặp những nẻo đường chữ nghĩa, những dòng chảy lặng lẽ góp phần làm giàu có bản sắc văn hóa Việt.
  • Sơn La: Phát động Tuần lễ gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ phát động Tuần lễ gửi tiền tiết kiệm, chung tay vì người nghèo.
  • Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ góp phần nâng cao chất lượng các ấn phẩm Báo TN&MT
    (TN&MT) - Chiều 21/3, đồng chí Lê Xuân Dũng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng Biên tập, Thư ký Chi hội Nhà báo Báo TN&MT đã chủ trì cuộc họp sinh hoạt nghiệp vụ với toàn thể các phóng viên, biên tập viên của Báo.
  • Trường Cao đẳng Y tế Huế với nhiều chính sách ưu đãi cho học sinh, sinh viên: Miễn - giảm học phí, trao học bổng khuyến khích học tập
    Trường Cao đẳng Y tế Huế có chất lượng đào tạo tốt, miễn - giảm học phí, trao học bổng khuyến khích học tập cho học sinh – sinh viên...
  • Khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho bà con miền núi Thừa Thiên – Huế
    200 người dân ở xã Hương Bình (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã được các y, bác sĩ khám chữa bệnh, cấp phát thuốc và tặng quà miễn phí.
  • Chất lượng dịch vụ mới là “thỏi nam châm” níu chân du khách
    (TN&MT) - Trước bối cảnh du lịch kiệt quệ vì đại dịch Covid-19, du lịch Việt Nam cần lắm những giải pháp đột phá để tìm lại thời hoàng kim như năm 2019. Ngoài các giải pháp về chính sách, nhiều người cho rằng cần khởi động lại chiến dịch “Nụ cười Việt Nam” để thu hút và giữ chân du khách.
  • Hiệu quả từ mô hình “biến rác thành tiền”
    (TN&MT) - Hưởng ứng cuộc vận động “Nói không với rác thải nhựa”, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên) đã triển khai hiệu quả mô hình “biến rác thành tiền”.
  • Phát triển kinh tế rừng ở vùng biên xứ Thanh
    (TN&MT) - Thời gian qua, bà con các dân tộc xã vùng biên Na Mèo, thuộc huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa) đã được chính quyền địa phương các cấp hỗ trợ chính sách, mô hình trồng luồng, vầu đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO