Tăng cường công tác ứng trực, thảo luận dự báo sau bão số 2

Thanh Tùng| 10/08/2022 15:53

(TN&MT) - Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành với các chuyên gia dự báo trong và ngoài Tổng cục Khí tượng Thủy văn (KTTV) tại cuộc họp về công tác dự báo cơn bão số 2 – MULAN, chiều 10/8.

Cùng dự có các Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV; đại diện lãnh đạo một số đơn vị chức năng thuộc Bộ ; Tổng cục KTTV; cuộc họp kết nối trực tuyến với một số Đài KTTV khu vực và Đài tỉnh.

5.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Thanh Tùng

Báo cáo về diễn biến bão số 2, ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, vào lúc 13h ngày 10/8, vị trí bão cách đảo Bạch Long Vĩ 200km, cách tỉnh Quảng Ninh 230km, cách Nam Định 320km về phía đông. Sức gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 11.

Do ảnh hưởng của bão, từ chiều tối nay (10/8), đến ngày 12/8, khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, có nơi trên 250mm/đợt. Khu vực Bắc Biển Đông sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 4-6 m. Khu vực ngoài khơi vịnh Bắc Bộ sóng cao 3-4m; vùng biển ven bờ các tỉnh Quảng Ninh-Thanh Hóa sóng cao 2-3m.

Tác động của gió mạnh, từ 19h ngày 10/8 đến 19h ngày 11/8, khu vực Biển Đông, gió đạt 10m/s với xác suất >80%. Gió mạnh sẽ tác động đến hoạt động của tàu thuyền, khu du lịch, giao thông ven biển nuôi trồng thủy sản, các tuyến giao thông hàng hải, các cảng biển, cảng hàng không.

3.jpg
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Thanh Tùng

Ông Hoàng Phúc Lâm cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3 đối với gió mạnh tại các huyện ven biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình; rủi ro thiên tai cấp 1 với mưa lớn cho các tỉnh Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

Nhận định về tình hình lũ, ông Hoàng Văn Đại, Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia cho biết, từ đêm nay (10/8) đến ngày 12/8, trên các sông suối thuộc khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 3-5m, ở hạ lưu từ 1-3m. Đỉnh lũ trên các sông nhỏ, thượng lưu các sông khu vực Bắc Bộ có khả năng lên mức báo động 1-báo động 2; các sông nhỏ ở Thanh Hóa lên mức báo động 1 và trên báo động 1.Mực nước đỉnh lũ hạ lưu các sông chính ở dưới mức báo động 1.

Trong 12h tới, nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại các huyện Bạch Thông, Na Rì, Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) và Bắc Sơn, TP. Lạng Sơn, Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn). Trong 24h tới, nguy cơ sạt lở đất tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lạng Sơn, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Nghệ An. Nguy cơ xảy ra ngập lụt tại các đô thị thuộc tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Phó Giám đốc Đài KTTV khu vực Đồng bằng Bắc Bộ Nguyễn Văn Bảy cho biết, bão số 2 là cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh thuộc khu vực phụ trách của Đài. Đài đã có công văn chỉ đạo các đơn vị dự báo, quan trắc, chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị dự báo. Hầu hết các đơn vị đã đưa các bản tin phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo ứng phó của các địa phương.

Còn Phó Giám đốc Đài KTTV Đông Bắc Nguyễn Văn Thuật cho biết, hiện tỉnh Quảng Ninh đã có công điện chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh sẵn sàng ứng phó cơn bão số 2. Tỉnh thực hiện cấm biển từ 12h trưa nay (10/8); khách từ Đảo Cô Tô đã về đất liền. Theo thông tin, thành phố Hải Phòng dự kiến cấm biển từ chiều 10/8, tỉnh Bắc Giang đã có công điện chỉ đạo các đơn vị trong tỉnh sẵn sàng ứng phó với bão. Đài KTTV khu vực Đông Bắc đã có công văn chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng cho công tác dự báo. Hiện, nhân sự và máy móc dự phòng thuộc Đài đảm bảo sẵn sàng cho công tác dự báo. Các hồ chứa tại khu vực đang ở mức tương đối thấp. Đài KTTV khu vực Đông Bắc luôn liên hệ chặt chẽ với cơ quan ứng phó bão tại địa phương.

1(2).jpg
Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Thanh Tùng

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục KTTV Hoàng Đức Cường cho biết, cơn bão có cường độ và hướng di chuyển phức tạp, do đó, cần theo dõi kỹ khi bão vào Vịnh Bắc Bộ. Bão có cường độ và hướng di chuyển phức tạp, do đó, cần theo dõi kỹ khi bão vào Vịnh Bắc Bộ. Lượng mưa của bão khoảng 100-200mm trong khoảng 3-4h, sau đó, mưa giảm dần, cường độ này gây nguy hiểm cho khu vực Đông Bắc. Đặc biệt chú ý đến lượng mưa sau bão, có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở khu vực vùng núi Việt Bắc, Tây Bắc qua Thanh Hóa.

Ông Hoàng Đức Cường cũng lưu ý, cần thêm vào bản tin bão thông tin riêng về gió giật mạnh, lượng mưa đối với thủ đô Hà Nội của bão khoảng 100-200mm trong khoảng 3-4h, sau đó, mưa giảm dần, cường độ này gây nguy hiểm cho khu vực Đông Bắc. Đặc biệt chú ý đến lượng mưa sau bão, có thể gây lũ quét, sạt lở đất ở khu vực vùng núi Việt Bắc, Tây Bắc qua Thanh Hóa. Ông Hoàng Đức Cường cũng lưu ý cần thêm vào bản tin bão thông tin riêng về gió giật mạnh, mưa đối với thủ đô Hà Nội.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Thứ trưởng Lê Công Thành bày tỏ thống nhất với ý kiến của các chuyên gia, đồng thời, lưu ý đơn vị dự báo ở Trung ương và địa phương cần đẩy mạnh tuyên truyền để các cấp, các ngành và người dân quan tâm, chú ý đến đặc điểm, tác động của cơn bão nhằm cảnh giác chủ động phòng tránh giảm thiểu thiệt hại do tác động của bão như: gió mạnh, sóng lớn trên biển; gió giật mạnh trong cơn dông; mưa lớn cục bộ trên đất liền; nguy cơ gây lũ lụt, ngập úng ở các khu đô thị; lũ quét, sạt lở ở các tỉnh vùng núi trung du...

Dự báo mưa lớn nhất sẽ diễn ra vào đêm nay và ngày mai (11/8), có thể gây ngập úng vào giờ tan tầm, Thứ trưởng Lê Công Thành lưu ý cơ quan dự báo cần có cảnh báo cho người dân. Đặc biệt, những năm gần đây, thiệt hại về người nhiều nhất là do lũ quét, sạt lở đất gây ra bởi hoàn lưu sau bão. Do đó, sau khi bão đổ bộ cần tiếp tục củng cố dự báo định lượng mưa sạt thực, hiệu quả, cảnh báo kịp thời lũ quét, sạt lở đất. Đề nghị các chuyên gia trong và ngoài Tổng cục tăng cường ứng trực, thảo luận dự báo sau bão với trách nhiệm cao nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường công tác ứng trực, thảo luận dự báo sau bão số 2
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO