Tái hoang dã để rừng là mái nhà của muôn loài

Khánh Ly | 22/03/2023, 14:31

(TN&MT) - Tái hoang dã, thông qua việc tái thả các loài động vật hoang dã vào môi trường sống ban đầu của chúng, là một trong những cách tiếp cận mới giúp khôi phục các loài động vật hoang dã tại Việt Nam trong ngắn và trung hạn.

Khôi phục môi trường sống cho các loài tự sinh tồn

Tái hoang dã (rewilding) có thể hiểu là các hoạt động khôi phục các hệ sinh thái tự nhiên, đưa các loài bản địa trở lại sinh cảnh sống và bảo vệ các chu trình sinh thái học. Theo Tiến sĩ Barney Long, Giám đốc cấp cao Chiến lược Bảo tồn của Tổ chức Re:wild, để tăng cường hiệu quả của các nỗ lực bảo tồn loài, việc khôi phục hệ sinh thái tự nhiên sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi hoạt động của con người rất quan trọng. Quá trình này bao gồm việc phục hồi các chu trình tự nhiên và chuỗi thức ăn toàn bộ (hoặc gần như toàn bộ) ở tất cả các bậc dinh dưỡng. Điều này tạo ra một hệ sinh thái tự duy trì và bền vững cao, tạo sinh cảnh cho không chỉ cho một mà nhiều loài khác nhau.

ong-barney-long-giam-doc-cao-cap-chien-luoc-to-chuc-rewild.jpg
Theo Tiến sĩ Barney Long, Giám đốc cấp cao Chiến lược Bảo tồn của Tổ chức Re:wild chia sẻ với đại diện các vườn quốc gia, khu bảo tồn tại Việt Nam về cách tiếp cận tái hoang dã

Có rất nhiều nguyên do Việt Nam cần hướng đến tái hoang dã. Trong đó, việc sinh cảnh bị mất, suy thoái và phân mảnh là những mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học Việt Nam. Nhiều diện tích rừng, vùng đất ngập nước và các hệ sinh thái khác đã bị phá hủy hoặc suy thoái do mở rộng đất canh tác nông nghiệp, khai thác gỗ, khai thác mỏ và đô thị hóa; cũng như sự mất mát của các quần thể động vật hoang dã giúp duy trì các chức năng của rừng. Việc tái hoang dã có thể giúp khôi phục và kết nối lại các sinh cảnh bị phân mảnh, tạo ra các hệ sinh thái lớn hơn và đa dạng hơn, có thể hỗ trợ nhiều loài hơn.

Nhiều loài tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do mất môi trường sống, nạn săn bắt và các hoạt động khác của con người. Hoạt động săn bắt động vật hoang dã trong nhiều thập kỷ qua tại Việt Nam đã gây ra hiện tượng “rừng rỗng” (empty forest), rất ít khu rừng có thể phục hồi tự nhiên, kể cả khi các mối đe dọa giảm đi đáng kể. Suy giảm quần thể các loài động vật hoang dã là một yếu tố chính dẫn đến suy thoái rừng. Bên cạnh đó, tái hoang dã có thể giúp tăng khả năng thích ứng của các hệ sinh thái đối với những tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu, bằng cách khôi phục các chu trình sinh thái tự nhiên như giữ các-bon, tuần hoàn nước và hình thành đất.

picture1(1).jpg
Mang Vũ Quang - một trong những loài nguy cấp được Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học - Dự án Quản lý Rừng bền vững và Bảo tồn Đa dạng Sinh học (VFBC) xây dựng Kế hoạch bảo tồn loài

Nhằm tạo tiền đề xây dựng kế hoạch bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ tại Việt Nam trong giai đoạn 2023-2035, Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học - Dự án Quản lý Rừng bền vững và Bảo tồn Đa dạng Sinh học (VFBC) do USAID tài trợ, đang xây dựng các kế hoạch hành động về loài cho 14 loài ưu tiên, cũng như phố biến các thực hành tái thả, chuyển dời, tái hoang dã, xây dựng kế hoạch tái thả loài. Mục tiêu nhằm phục hồi các quần thể loài trong các khu rừng, vườn quốc gia thuộc dự án theo từng giai đoạn, góp phần tạo nên các quần thể hoang dã khỏe mạnh.

"Chúng tôi tin rằng tái hoang dã là chiến lược khả thi duy nhất để khôi phục các quần thể động vật hoang dã nên có ở Việt Nam. Nếu khái niệm tái hoang dã được đưa ra cách đây 20 hoặc 25 năm, có lẽ chúng ta đã có thể cứu Sao la khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Chúng tôi kêu gọi các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam hợp tác để cùng khôi phục các loài vẫn còn có khả năng hồi phục, thông qua việc tái hoang dã", ông Nick Cox, Giám đốc Hợp phần Bảo tồn Đa dạng Sinh học, Dự án VFBC nhấn mạnh.

Hành động sớm và hợp tác các bên

Theo Tiến sĩ Axel Moehrenschlager, Chủ tịch của Nhóm Chuyên gia Chuyển dời Bảo tồn thuộc Ủy ban Bảo tồn Loài (SSC) – Tổ chức IUCN, cách tiếp cận tái hoang dã đã được áp dụng trên toàn thế giới và có rất nhiều bài học thành công mà Việt Nam có thể học hỏi. Trong đó, hành động sớm dựa trên thông tin tốt nhất có sẵn và hợp tác hiệu quả chính là chìa khóa thành công.

Tiến sĩ Barney Long cho rằng, việc phát triển một Chiến lược Bảo tồn Loài sẽ cung cấp khung và hướng dẫn cho các hành động bảo tồn hiệu quả, bao gồm sự tham gia của tất cả các bên chịu trách nhiệm về các loài. Trong đó, bước đầu tiên là cần tạo ra nơi trú ẩn an toàn cho các loài trong các Vườn Quốc gia/Khu Bảo tồn. Việt Nam cần thành lập ngay các cơ sở nuôi giống bảo tồn cho các loài gần tuyệt chủng để ngăn ngừa khả năng tuyệt chủng tiềm tàng, đồng thời cung cấp tiềm năng tái giới thiệu các loài vào các Vườn Quốc gia trong tương lai, giúp phục hồi hệ sinh thái hiệu quả.

anh-hoang-ngoc-thach-3-.jpg
Cán bộ Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) chăm sóc linh trưởng non

Nỗ lực bảo tồn tại chỗ không đủ để phục hồi loài và tái hoang dã tại Việt Nam. Các hình thức bảo tồn dịch chuyển khả thi là trả lại các quần thể tuyệt chủng ở nơi chúng đã từng sinh sống; tăng cường các quần thể loài bị đe dọa để ngăn chặn sự tuyệt chủng; trả lại chức năng hệ sinh thái bị mất do sự tuyệt chủng các loài khác; phóng thích các loài ra khỏi phạm vị bản địa bị đe dọa để tránh nguy cơ tuyệt chủng.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Vũ Thành Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Rừng đặc dụng, phòng hộ - Tổng cục Lâm nghiệp cho rằng, việc xây dựng, ban hành một Kế hoạch hành động về “Bảo tồn các loài động vật nguy cấp, quý hiếm, đe dọa tuyệt chủng” là rất cần thiết trong thời gian tới. Kế hoạch này sẽ giúp định hướng, điều phối các nỗ lực bảo tồn, huy động các nguồn lực theo cách tiếp cận thống nhất và đồng bộ. Hành động ưu tiên là xây dựng các kịch bản cho các loài có số lượng thấp, quần thể đơn độc hoặc các loài cực kỳ nguy cấp, đồng thời xem xét tích cực di dời, tái thả và nhân giống các loài ưu tiên."

Chia sẻ về định hướng thực hiện Chương trình quốc gia về bảo tồn các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các hoạt động ưu tiên trong thời gian tới, ông Lê Ngọc Hưng, đại diện Cục Đa dạng sinh học, Bộ TN&MT cho biết, Bộ TN&MT sẽ tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan đến bảo tồn. Trong đó, tập trung xây dựng quy chế quản lý hành lang ĐDSH để kết nối, mở rộng vùng hoạt động của các loài nguy cấp, quý, hiếm; bảo vệ sinh cảnh của các loài và thực hiện các chương trình gây nuôi sinh sản nhằm tái thả và phục hồi các quần thể hoang dã của chúng;

Bộ TN&MT cũng đang xúc tiến thành lập Diễn đàn đối tác về đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái. Diễn đàn sẽ giúp duy trì cơ chế hợp tác giữa cơ quan quản lý Nhà nước, các đối tác phát triển và nhà tài trợ và khối doanh nghiệp về bảo tồn, phục hồi đa sạng sinh học; tạo lập và duy trì các trao đổi, phản biện nhằm hỗ trợ việc hoàn thiện hệ thống chính sách về đa dạng sinh học. Ngoài ra, các hoạt động kết nối giữa khoa học và chính sách giúp định hướng, thực hiện các hoạt động quản lý, bảo tồn, phát triển giá trị đa dạng sinh học.

Bài liên quan
  • Bảo tồn loài gấu cần thay đổi từ nhận thức
    (TN&MT) - Cơ sở bảo tồn Gấu Ninh Bình là một trong các cơ sở thành công trong hoạt động cứu hộ, nuôi dưỡng chăm sóc các loài hoang dã, các loài đã từng bị nuôi nhốt trái phép. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với bà Ngô Thị Mai Hương – Giám đốc Tổ chức Four Paws Việt (đơn vị thành lập và vận hành Cơ sở Bảo tồn gấu Ninh Bình).

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Bắc Giang: Tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Sáng 5/6, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với UBND huyện Lạng Giang tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023. Đồng thời, trao Giải thưởng Môi trường cho 15 tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc.
  • UBND cấp huyện có vai trò quan trọng đảm bảo an toàn hệ thống đê điều
    (TN&MT) - Để sẵn sàng cho công tác phòng, chống thiên tai, quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê, ngày 5/6, tại Nghệ An, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai tổ chức Hội nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2023.
  • Hiện tượng El Nino gây thâm hụt lượng mưa và nắng nóng kỷ lục
    (TN&MT) - Theo thông tin từ Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino sẽ ảnh hưởng lớn đến điều kiện thời tiết, khí hậu tại Việt Nam, đặc biệt gây nên tình trạng thâm hụt lượng mưa ở hầu hết các vùng trong cả nước.
  • Bình Dương: Tổ chức Ngày hội Môi trường, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Ngày 5/6, UBND huyện Bàu Bàng đã phối hợp với Sở TN&MT Bình Dương tổ chức Ngày hội Môi trường, hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023, thu hút hơn 400 đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và người dân tham gia. Ông Mai Hùng Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Dương đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại Ngày hội Môi trường.
  • TP. Cần Thơ: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phong trào chống rác thải nhựa
    (TN&MT) - Ngày 5/6, Sở TN&MT TP. Cần Thơ đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa” và Tháng hàng động vì môi trường. Tham dự buổi lễ có đại diện lãnh đạo HĐND, UBND TP. Cần Thơ cùng các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, hội đoàn thể, quận, huyện và đông đảo cán bộ, công chức, viên chức, hội viên và người dân địa phương.
  • Phù Yên (Sơn La): Ra quân hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Sáng 5/6, tại chợ trung tâm huyện, UBND huyện Phù Yên,  tỉnh Sơn La tổ chức Lễ ra quân Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2023, với chủ đề Giải pháp cho ô nhiễm nhựa.
  • Bộ VHTTDL tổ chức Chương trình Nghệ thuật hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6
    (TN&MT) - Sáng 5/6, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Chương trình Nghệ thuật hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường năm 2023.
  • Bến Tre: Phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 2023
    (TN&MT) - Ngày 5/6, UBND tỉnh Bến Tre đã tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2023 trên địa bàn tỉnh với chủ đề “Giải pháp cho ô nhiễm nhựa”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Thị Bé Mười đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ.
  • Điện Biên hưởng ứng ngày Môi trường thế giới và ngày Đại dương thế giới
    (TN&MT) - Sáng ngày 5/6 tại Sân hành lễ Tượng đài chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND thành phố Điện Biên Phủ tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Ngày Đại dương thế giới năm 2023.
  • Huế: Hàng trăm người đi bộ nhặt rác hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới
    (TN&MT) - Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6), Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam do WWF - Việt Nam tài trợ đã phối hợp với Công ty CP Môi trường và Công trình Đô thị Huế (HEPCO) tổ chức Hue Plogging 2023 - Sự kiện đi bộ nhặt rác tại biển Hải Dương – TP. Huế.
  • Thời tiết 5/6: Trung Bộ có mưa nhiều nơi, nhiệt độ giảm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo thời tiết ngày 5/6 tại các tỉnh, thành khu vực Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to, đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió tây nam cấp 2-3. Do có mưa nên nhiệt độ giảm nhẹ.
  • Lồng ghép kinh tế tuần hoàn để xanh hóa các ngành kinh tế
    (TN&MT) - Ngày 4/6, tại TP. Hải Phòng, Viện Địa lí nhân văn (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) đã tổ chức Hội thảo “Kinh tế tuần hoàn hướng tới bảo vệ môi trường và xanh hóa các ngành kinh tế”. Sự kiện nhằm hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới (5/6) năm 2023.
  • Hoàn công công trình hồ ấp trứng rùa tại Côn Đảo
    (TN&MT) - Sáng 3/6, Vườn Quốc gia Côn Đảo phối hợp với Văn phòng điều hành Idemitsu Gas Production (Viet Nam) Co., Ltd. tại TP.Hồ Chí Minh (gọi tắt là IGPV) tổ chức hoàn công công trình hồ ấp trứng rùa tại Hòn Tài.
  • Nghệ An tích cực ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn
    Biến đổi khí hậu gây ra hạn hán, xâm nhập mặn...không chỉ gây khó khăn cho đời sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp. Đây là một vấn đề mà dư luận hết sức quan tâm, nhất là hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang có đợt nắng nóng kéo dài. Xung quanh vấn đề này, Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Thành – Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Nghệ An.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO