TÁI CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐIỆN BIÊN - Bài 1: Xác định lại… hướng đi

Trần Hương | 11/10/2021, 15:14

(TN&MT) - Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp Điện Biên là một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh tế, phát triển kinh tế xã – hội bền vững mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã đề ra trong trong nhiệm kỳ này. Đến nay, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Điện Biên đã thông qua Nghị quyết số 09/NQ-TU, ngày 29/7/2021 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, giai đoạn 2021 – 2025.

Những rào cản... trong sản xuất nông, lâm

Trước khi ban hành Nghị quyết chuyên đề ngành nông nghiệp. BCS tỉnh Điện Biên đã đánh giá lại khách quan, thực chất những thành tựu và những khó khăn, vướng mắc, tồn tại trong việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp của giai đoạn trước, 2016 – 2020. Và những hạn chế, yếu kém của việc thực hiện Nghị quyết số 05/NQ/TU, ngày 23/5/2016 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp đến năm 2020, định hướng đến năm 2025.

Nông dân Điện Biên trong niềm vui vụ mùa

Xét về mặt tổng thể thì nông nghiệp Điện Biên giai đoạn 2016-2020 so với các tỉnh lân cận như: Sơn La, Yên Bái hiện nay đang phát triển còn chậm ở một số lĩnh vực thuộc nhóm sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi. Tất nhiên, trong đó có cả yếu tổ chủ quan và khách quan, dẫn đến một số chỉ tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ như: Tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản phẩm nông, lâm nghiệp; sản lượng chè búp tươi; diện tích và sản lượng cà phê nhân; tổng đàn gia súc đều chưa đạt.

Mặt khác, vùng sản xuất hàng hóa tập trung chuyên canh còn chậm, quy mô nhỏ, phân tán nhỏ lẻ không tập trung, chất lượng hiệu quả chưa cao. Phương thức sản xuất của người dân còn thô sơ lạc hậu, chưa hình thành được vùng nguyên liệu tập trung hàng hóa. Việc thu hút các nguồn lực xã hội, doanh nghiệp vào thực hiện sản xuất nông nghiệp,  cơ cấu lại ngành nông nghiệp còn hạn chế. Rất ít dự án nông nghiệp đi vào hoạt động sản xuất một cách thức chất, hiệu quả. Việc áp dụng khoa học, kỹ thuật mới đưa vào trồng trọt, chăn nuôi còn hạn chế và chưa đồng độ; tâm lý người dân còn rụt rè. Đặc biệt, chính sách hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp chưa thỏa đáng, chưa đúng mức và chưa đồng bộ. Đặc biệt là thủ tục hành chính đi kèm để người dân được thụ hưởng chính sách.

Ngoài ra, yếu tố khách quan thì phải kể đến sự biển đổi khí hậu bất thường như rét đậm, mưa kéo dài, hạn hán… làm gia tăng dịch bệnh ở cây trồng vật nuôi. Suất đầu tư vào nông nghiệp cao, ngồn vốn phân bổ cho lĩnh vực lâm nghiệp chậm và hạn chế. Việc liên kết giữa các nhà (nhà nước, nhà nông nhà doanh nghiệp…) còn lỏng lẻo. Thị trường tiêu thụ nông sản bấp bênh. Tất cả các yếu tố làm chậm lại sự phát triển và sự tham gia hưởng ứng của người dân Điện Biên.

Sau khi đánh giá tổng kết lại, tỉnh Điện Biên đã có được bức tranh tổng thể về ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên. Thực tế đó, đỏi hỏi Điện Biên phải xác định lại hướng đi cho ngành nông nghiệp. Chia sẻ với chúng tôi, người đứng đầu tỉnh Điện Biên, ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, cho biết: Trong nhiệm kỳ này chúng tôi xác định tập trung vào những sản phẩm nông nghiệp là thế mạnh của địa phương, đặc biệt là Chương trình phát triển các sản phẩm OCCP; không làm dàn trải như hiện nay, sản phẩm nông nghiệp nào cũng có nhưng lại không đủ vùng nguyên liệu để đảm bảo cung ứng ra thị trường.

Trước mắt, yêu cầu ngành nông nghiệp rà soát lại những sản phẩm nông nghiệp hiện có của địa phương, đồng thời đánh giá phân tích lựa chọn ra những sản phẩm là thế mạnh của địa phương, song song với đó là đưa ra giải pháp tháo gỡ, kêu gọi thu hút doanh nghiệp, các hộ dân tham gia mở rộng liên kết, thành lập các HTX nông nghiệp, xây dựng chuỗi cung ứng dịch vụ hàng hóa từ các HTX nông nghiệp; từ khâu nuôi trồng cho đến khâu sản xuất tiêu thị. Đặc biệt, chú trọng việc mở rộng diện tích canh tác, áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng xuất, chất lượng đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho thị trường.

Cánh đồng Mường Thanh rộng khoảng 140km2. Đây là vựa lúa Tây Bắc. 

Song để làm được thì Điện Biên cũng cần ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp, sự tham gia vào cuộc mạnh mẽ của các hộ dân xây dựng HTX sản xuất nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp. Cùng với đó là mở rộng kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn, liên kết vùng để đẩy mạnh việc đưa hàng hóa nông sản ra thị trường.

Nhưng để làm được việc đó đỏi hỏi sự tham gia vào cuộc mạnh mẽ của các tổ chức xã hội, chính quyền địa phương và đặc biệt là phía người dân.

Cần một cơ chế, chính sách đi kèm

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên trong nhiệm kỳ này phát triển ngành sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với cơ cấu lại sản xuất; thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh phát triển các hình thức tổ chức sản xuất và huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư. Trong khâu tổ chức thực hiện, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên chú trọng vào 3 đề án: Phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ; đề án phát triển cây ăn quả trên đất dốc và đề án phát triển lâm nghiệp, gắn với trồng dược liệu dưới tán cây.

Đây là một trong những hướng đi mới của ngành nông nghiệp Điện Biên nhằm tập trung nguồn lực, trú trọng khâu tổ chức thực hiện nhằm hướng đến sản xuất lương thực, phát triển lâm nghiệp, dược liệu theo hướng nâng cao giá trị sản phẩn, chất lượng sản phẩm đáp ứng vùng nguyên liệu đảm bảo chuỗi cung ứng cho thị trường.

Ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh Điện Biên, cho biết: Chúng tôi đã xây dựng đề án: (1) Đề án phát triển cây ăn quả trên đất dốc (2) Đề án chăn nuôi đại gia súc ăn cỏ (3) Đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp. Đây là những đề án mà Sở cùng với các đơn vị chuyên môn, sau khi khảo sát, đánh giá phân tích các yếu tố đi kèm về điều kiện môi trường, khí hậu, thổ nhưỡng, tập quán canh tác, chăn nuôi của người dân để xây dựng thành một “kịch bản hoàn hảo” nội dung này trình UBND tỉnh phê duyệt, lấy ý kiến các sở ngành, địa phương tham gia tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trước khi triển khai xuống các địa phương, đến tựng thôn bản, từng hộ gia đình. Riêng yếu tố thị trường, chúng tôi cũng không thể nói mạnh, song cơ bản là dựa vào nhu cầu trong và ngoài tỉnh và hướng tới xuất khẩu, chế biến sâu... Từ đó có những định hướng, hướng đi riêng cho từng lĩnh vực, từng sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng làm sao đời sống của người dân được nâng lên, kinh tế nông nghiệp, nông thôn được khẳng định là vai trò tiên quyết, chủ đạo của địa phương giúp người dân xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế.

Mắc ca đã được trồng thử nghiệm thành công ở Điện Biên. Ảnh chụp: Cây mắc ca đến kỳ cho thu hoạch ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.

Trước đó, tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 45/2018/QĐ-UBND, ngày 24/12/2018 của UBND tỉnh Điện Biên, về việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông lâm nghiệp thực hiện lại cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, đến nay chính sách đó cần phải thay đổi một số chính sách để phù hợp với địa phương, đặc biệt đối với chính sách Hỗ trợ liên kết sản xuất nông sản chất lượng cao (rau, hoa, củ, quả), an toàn thực phẩm, ứng dụng công nghệ cao, bảo vệ môi trường.

Ông Quản Bá Tới, Giám đốc HTX dịch vụ nông sản Thanh Yên, huyện Điện Biên, cho biết: Hiện nay, chính sách này đang bị vướng trong việc hỗ trợ phân bón cho sản xuất nông nghiệp, điều kiện đi kèm là của phương thức sản xuất vô cơ nhưng thực tế chúng tôi đang sản xuất nông sản theo hướng hữu cơ. Vì vậy mà đối tượng chính sách này dường như chúng tôi không thể chạm đến.  

Tựu chung lại, Đề cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh Điện Biên nhiệm kỳ 2020 – 2025 có nhiều đổi mới; chọn hướng đi tập trung là thế mạnh thuộc một số sản phẩm của địa phương đã thí điểm thành công ở một số mô hình, tại các xã phường. Không đầu tư dàn trải, ban hành một số chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp, HTX, người dân tham gia vào phát triển sản xuất và tiêu thụ nông sản. Trong đó, có chính sách cho doanh nghiệp thuê đất không mất tiền ít nhất là 5 – 7 năm đầu để xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất và một số hạng mục phụ trợ ngoài hàng rào như: điện, đường…  và Quyết định 45 của UBND tỉnh Điện Biên hỗ trợ trực tiếp đối tượng sản xuất nông sản ở địa phương.

Bài 2: Nền tảng căn cơ của một đề án cần nhất là ở... chữ tâm và nghị lực

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Mực nước lòng hồ thuỷ điện Bản Vẽ xuống thấp nhất từ khi vận hành
    Nhà máy Thủy điện Bản Vẽ là công trình đa mục tiêu với nhiệm vụ chính là cắt giảm lũ vào mùa mưa, chống hạn hán vào mùa khô và phát điện đảm bảo an ninh năng lượng cho hệ thống điện Quốc gia. Tuy nhiên, sau nhiều đợt xả nước để chống hạn hán ở vùng hạ du, nước trong lòng hồ thủy điện Bản Vẽ ở huyện Tương Dương (Nghệ An) đã xuống mức báo động về mực nước chết.
  • Coca-Cola ra mắt phim ngắn kỷ niệm một năm triển khai hệ thống làm sạch sông ngòi trên sông Cần Thơ
    Công ty Coca-Cola - đối tác triển khai toàn cầu của Tổ chức The Ocean Clean vừa cho ra mắt phim ngắn mang tên “River Tales” (tạm dịch: Chuyện của sông) nhằm kỷ niệm một năm hợp tác triển khai hệ thống làm sạch sông ngòi Interceptor™ trên sông Cần Thơ. Đoạn phim ngắn này kể về mối quan hệ hợp tác giữa hai bên nhằm góp sức giảm thiểu rác thải nhựa đổ ra đại dương.
  • Giấy giặt Hanjang Ecowash được vinh danh sản phẩm thân thiện với môi trường
    Tại Diễn đàn “Phát triển kinh tế, đổi mới công nghệ, chuyển đổi số, bảo vệ tài nguyên và môi trường năm 2023 diễn ra sáng 02/6/2023 tại Hà Nội, sản phẩm giấy giặt Hanjang Ecowash đã được trao chứng nhận TOP sản phẩm thân thiện với môi trường.
  • Kỹ sư KCM Trần Đức Tài: Thấm nhuần lời dạy của Bác với thanh niên
    Với chàng kỹ sư cơ khí Trần Đức Tài, Công ty Khí Cà Mau (KCM), những tư tưởng, lời dạy của Bác Hồ chính là nguồn động lực lớn lao để anh luôn cố gắng nỗ lực học tập, rèn luyện, phát triển bản thân “ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua”. Từ đó đạt được những thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, được Công đoàn Dầu khí Việt Nam tuyên dương là cá nhân tiêu biểu trong thực hiện tốt Chỉ thị 05-CT/TW năm 2023.
  • Thành lập Hội đồng thẩm định dự án tuyến cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua Nam Định và Thái Bình
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 623/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng thẩm định liên ngành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua tỉnh Nam Định và Thái Bình theo phương thức đối tác công tư.
  • Nhà đầu tư sành sỏi "đứng trên vai người khổng lồ" khi thị trường biến động
    (TN&MT) - Lựa chọn sản phẩm tiềm năng, chủ đầu tư uy tín là những yếu tố được các nhà đầu tư lão luyện đặt lên hàng đầu trước khi quyết định “xuống tiền”, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường biến động.
  • WinCommerce ký kết hợp tác tiêu thụ nông sản với các doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Nghệ An
    WinCommerce (đơn vị chủ quản chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+/WIN)  cam kết phối hợp nghiên cứu xây dựng chương trình tập huấn, đào tạo cho nông hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất kỹ thuật canh tác rau củ quả công nghệ cao; thông tin về các tiêu chuẩn hàng hóa tiêu thụ trên hệ thống bán lẻ hiện đại, cũng như các quy định, xu hướng về sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm.
  • PV GAS tham gia chuyến thăm quân dân quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1
    (TN&MT) - Từ ngày 21 - 27/5/2023, Đoàn công tác của Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương, trong đó có các đại diện của Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã có chuyến thăm và động viên cán bộ, chiến sỹ quần đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, đồng thời gửi quà động viên, thăm hỏi các cán bộ, chiến sỹ nơi đây với tổng trị giá là 150 triệu đồng.
  • Nắng nóng gay gắt, điện tiêu thụ miền Bắc tiếp tục tăng cao
    (TN&MT) - Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) cho biết, diễn biến thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng ở miền Bắc trong những ngày gần đây đã làm sản lượng điện tiêu thụ của miền Bắc tiếp tục tăng rất mạnh.
  • Đổi mới sáng tạo để nâng cao năng lực chuyển đổi số, phát triển xanh
    (TN&MT) - Ngày 02/6/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia đã diễn ra Diễn đàn Phát triển kinh tế với chủ đề “Đổi mới công nghệ, Chuyển đổi số, Bảo vệ tài nguyên và môi trường” năm 2023. Nhiều phát kiến đổi mới sáng tạo, chuyển đổi công nghệ nâng cao năng suất chất lượng, các mô hình hay, các sản phẩm thân thiện môi trường đã được chia sẻ, giới thiệu và vinh danh tại Diễn đàn.
  • Dự báo giá điện sản xuất kinh doanh sẽ tăng
    (TN&MT) - Căn cứ kế hoạch phát triển nguồn điện năm 2025 trong Quy hoạch điện 8, ước tính giá điện sản xuất kinh doanh năm 2025 có thể sẽ tăng đáng kể so với hiện nay, trong khoảng 2.195 – 3.481 VNĐ/kWh.
  • Giá xăng tiếp tục tăng, giá dầu giảm nhẹ
    Từ 15h ngày 1/6, Liên Bộ Tài chính - Bộ Công Thương điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu theo chy kỳ. Giá xăng đồng loạt tăng, trong đó giá xăng E5 RON 92 tăng 390 đồng/lít, xăng RON 95 tăng 520 đồng/lít.
  • EVNGENCO1: Hướng về người lao động
    Bám sát chủ đề "Kết nối công nhân, xây dựng tổ chức", trong Tháng Công nhân năm 2023, các cấp Công đoàn Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1) tập trung triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả, có tính hành động cao, hướng về cơ sở, quan tâm người lao động để động viên khích lệ tinh thần hăng say lao động sản xuất bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đặc biệt trong những tháng cao điểm mùa khô năm 2023.
  • 6 doanh nghiệp Dầu khí được vinh danh Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả 2023
    Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) vừa công bố Bảng xếp hạng VIX50 - Top 50 Công ty Đại chúng uy tín và hiệu quả năm 2023. Trong đó, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) có 6 đơn vị được vinh danh; Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (PVFCCo) và Tổng công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS) đứng trong Top 20.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO