Tài chính xanh cho mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 - Mở rộng kênh huy động tài chính khả thi với Việt Nam

Trung Nguyên | 29/12/2022, 11:15

(TN&MT) - Nỗ lực của ngành ngân hàng đã giúp hệ thống tín dụng xanh tại Việt Nam có nhiều khởi sắc. Trong khi đó, trái phiếu xanh, cổ phiếu xanh và thị trường các-bon được coi là những kênh huy động tài chính tiềm năng, nhưng cần tập trung tạo động lực từ thị trường để phát triển trong thời gian tới.

Tín dụng xanh khởi sắc

Những năm qua, ngành Ngân hàng với vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm định hướng dòng vốn vào các dự án xanh, thân thiện với môi trường. Trên cơ sở bám sát mục tiêu của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng nhằm mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định môi trường kinh doanh... tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư thực hiện các dự án góp phần bảo vệ môi trường, hỗ trợ tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Thị trường tín dụng xanh tăng trưởng mạnh mẽ và trở thành thị trường dẫn vốn chính cho các dự án đầu tư xanh trong giai đoạn vừa qua. Theo bà Hà Thu Giang - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (NHNN), cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp, hệ thống ngân hàng đã có sự chuyển biến rõ rệt trong thực hiện cấp tín dụng cho các ngành, lĩnh vực xanh, phát triển đa dạng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng để thực hiện mục tiêu quốc gia về tăng trưởng xanh. Các tổ chức tín dụng đã chủ động tìm kiếm cơ hội hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế để triển khai cho vay chương trình tín dụng xanh như: Dự án chuyển hóa các-bon thấp sang lĩnh vực tiết kiệm năng lượng (Dự án GIF); Sản phẩm cho vay dự án phát triển năng lượng tái tạo từ nguồn vốn World Bank (Dự án REDP); Sản phẩm cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa từ nguồn Dự án SMEFP (nguồn vốn của JICA); Sản phẩm cho vay dự án hiệu quả năng lượng cho ngành công nghiệp Việt Nam (nguồn vốn WB); Sản phẩm cho vay lại các Dự án năng lượng tái tạo từ nguồn vốn vay Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản...

8-9-2-.jpg

Hệ thống ngân hàng thương mại tích cực hướng dòng tín dụng vào các dự án xanh

Giai đoạn 2017 - 2021, dư nợ cấp tín dụng của hệ thống đối với các lĩnh vực xanh có mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt hơn 25%/năm. Phần lớn các ngân hàng đã có quy định về việc kiểm soát an toàn, bền vững khi tài trợ cho các dự án đầu tư, yêu cầu về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên; đồng thời, áp dụng tài liệu tham khảo về bộ công cụ đánh giá rủi ro môi trường và xã hội do NHNN phối hợp Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) ban hành trong việc đánh giá, thẩm định dự án cho vay.

Năm 2021, Mạng lưới tài chính và ngân hàng bền vững (SBFN) xếp Việt Nam vào nhóm thứ hai các quốc gia có sự tiến bộ đáng kể trong tiến trình phát triển bền vững, đồng thời, đánh giá cao các chính sách của Việt Nam liên quan đến đóng góp quốc gia tự quyết NDCs - một nội dung quan trọng của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.

Mở rộng kênh huy động tài chính mới

Về các kênh huy động tài chính mới, Việt Nam đã có các Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 quy định về quản lý nợ của chính quyền địa phương và Nghị định số 95/2018/NĐ-CP, trong đó có quy định trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương xanh. Gần đây, Việt Nam đã có Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, trong đó quy định về các danh mục dự án được cấp tín dụng xanh và phát hành trái phiếu xanh.

Trong năm 2021 - 2022, cùng với một số nước trong khu vực, thị trường vốn nợ bền vững của Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh mẽ, tổng giá trị đạt 1,5 tỷ USD trong năm 2021.

Theo Ngân hàng Nhà nước, lĩnh vực xanh bao gồm 12 ngành, lĩnh vực, đối tượng: Nông nghiệp xanh; lâm nghiệp bền vững; công nghiệp xanh; năng lượng tái tạo, năng lượng sạch; tái chế, tái sử dụng các nguồn tài nguyên; xử lý chất thải và phòng, chống ô nhiễm; bảo vệ môi trường thiên nhiên, khôi phục sinh thái và phòng, chống thiên tai; quản lý nước bền vững tại khu vực đô thị và nông thôn; công trình xây dựng xanh; giao thông bền vững; cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng; lĩnh vực xanh khác.

Việt Nam là thị trường phát hành nợ xanh lớn thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Singapore. Mặc dù vậy, tính thanh khoản trên thị trường trái phiếu xanh tại Việt Nam còn khá thấp và chưa có sự kết nối cung - cầu mạnh mẽ. Theo khảo sát của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tại Việt Nam, 90% doanh nghiệp cho biết họ khó tìm được người mua khi phát hành trái phiếu. Bên cạnh đó, trong khi các ngân hàng thương mại (NHTM) đóng vai trò chủ đạo trên thị trường trái phiếu, thì theo khảo sát của tổ chức Sáng kiến Tăng trưởng xanh toàn cầu (GGGI) đối với các NHTM vào năm 2020, các vấn đề chính khiến các NHTM chưa đầu tư vào trái phiếu xanh là do “thiếu các dự án xanh” và “chưa có nhiều tổ chức phát hành”. Khi tính thanh khoản của thị trường thấp và các thông tin không sẵn có, những người mua tiềm năng trên thị trường khó có thể gặp được những người bán tiềm năng, dẫn đến quy trình tốn thời gian, chi phí giao dịch và các nguồn lực hơn so với các thị trường khác.

Một kênh khác, thị trường cổ phiếu xanh mới chỉ đưa vào vận hành Chỉ số phát triển bền vững, bao gồm 20 cổ phiếu thuộc VN100 có tính phát triển bền vững tốt nhất thị trường. Trong đó, quy định yêu cầu các doanh nghiệp niêm yết phải cung cấp thông tin về môi trường, xã hội và cộng đồng theo tiêu chí ESG (Môi trường (E), Xã hội (S), Quản trị (G).

Bên cạnh đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 cũng đã quy định về lộ trình phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam - nơi trao đổi, mua bán các kết quả từ hoạt động giảm phát thải khí nhà kính. Hiện nay, gần 2.000 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát thải lớn đã có tên trong danh sách phải kiểm kê khí nhà kính hằng năm và là khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, thị trường vẫn còn cần thời gian hoàn thiện cơ sở pháp lý và thí điểm, làm cơ sở đi vào vận hành thực tiễn từ năm 2027.

Theo các chuyên gia, để khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư tổ chức vào thị trường tài chính xanh. Việt Nam cần từng bước đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, tiến tới cấu trúc cơ sở nhà đầu tư với sức cầu ổn định, chuyên nghiệp với chiến lược đầu tư dài hạn, có trách nhiệm xã hội. Muốn vậy, cần phải tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng và sự tiện lợi trong hoạt động giao dịch cho nhà đầu tư, hiện đại hóa hơn nữa hệ thống giao dịch hỗ trợ nhiều phương thức và hình thức giao dịch, hiện đại hóa cơ chế giao dịch và từng bước triển khai áp dụng các kỹ thuật hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bên cạnh những nỗ lực của ngành Ngân hàng hướng dòng vốn tín dụng vào tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, thúc đẩy các ngành sản xuất, dịch vụ và tiêu dùng xanh, việc mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh đòi hỏi sự phối, kết hợp từ nhiều phía. Đặc biệt, các bộ, ngành cần thể hiện được vai trò trong việc hoàn thiện cơ chế chính sách xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam làm cơ sở cho các TCTD căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh; hỗ trợ các ngành xanh và phát triển thị trường trái phiếu xanh, tạo kênh huy động vốn cho các chủ đầu tư có thêm nguồn lực triển khai các dự án xanh.

8-9-3-.jpg

Bà Michele Wee - Chủ tịch Nhóm công tác Ngân hàng (BWG):

Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng một khuôn khổ tài chính xanh hợp lý

Các tổ chức sẽ cần nâng cao năng lực quản trị, chính sách và thủ tục của mình để tuân thủ các yêu cầu về tính bền vững của các tổ chức cho vay quốc tế. Ngoài ra, cần phải cân nhắc trong suốt vòng đời của một khoản đầu tư hoặc khoản vay, hoặc quy trình bảo lãnh phát hành để xác định nơi có thể đưa thêm các động lực khuyến khích chuyển đổi này. 

BWG khuyến nghị NHNN khuyến khích các tổ chức tài chính tại Việt Nam thiết lập các công bố thông tin liên quan đến rủi ro khí hậu theo các khuyến nghị của TCFD - Tổ công tác về Công bố tài chính liên quan đến khí hậu và thực hiện việc thiết lập mục tiêu phát thải ròng bằng “0”. Các tổ chức tài chính nên tính đến các yếu tố tác động xã hội trong đánh giá tài chính, yêu cầu đảm bảo quá trình chuyển dịch phát thải ròng bằng “0” được thực hiện theo cách thức bình đẳng và toàn diện cho tất cả các bên liên quan. 

Liên quan tới tín dụng xanh, Chính phủ và NHNN cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cụ thể về tín dụng xanh cũng như các dự án đầu tư kinh doanh có tác động đến môi trường, xây dựng các tiêu chuẩn về tín dụng xanh, danh mục các ngành/lĩnh vực xanh để áp dụng chung, thống nhất - làm cơ sở để các ngân hàng thương mại đánh giá khi cấp tín dụng xanh. Việt Nam cần nhanh chóng triển khai lộ trình chuyển dịch năng lượng và xây dựng một khuôn khổ tài chính xanh hợp lý cho các dự án có khả năng vay vốn ngân hàng. 

Bên cạnh đó, các NHTM có thực hiện tín dụng xanh cần được hưởng ưu đãi, đơn cử như tài trợ xanh sẽ không được tính vào phân bổ tăng trưởng tín dụng. Một số ngân hàng nên được chỉ định làm cố vấn hợp pháp hóa nguồn gốc trái phiếu, dựa trên trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao về thị trường vốn và sự kiểm soát chặt chẽ của NHNN sẽ cho phép mức độ tuân thủ và chuyển giao kiến thức tốt hơn.

8-9-4-.jpg

TS. Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài chính, Bộ Tài chính:

Yếu tố then chốt là minh bạch thông tin liên quan tới hoạt động đầu tư xanh

Thực tế cho thấy, động lực của tăng trưởng của thị trường tài chính xanh tại Việt Nam giai đoạn 2015 đến nay chủ yếu đến từ định hướng chính sách của NHNN và Bộ Tài chính, chưa xuất phát từ thị trường. Thiếu vắng nhà đầu tư có tổ chức tham gia trên tất cả các mảng thị trường tín dụng, cổ phiếu và trái phiếu xanh này, dẫn đến thị trường thiếu sự chuyên nghiệp và kém thu hút các nhà đầu tư quốc tế. Việc thiếu vắng cả bên mua lẫn bên bán sẽ làm cho các kênh đầu tư này có tính thanh khoản thấp, không hấp dẫn nếu so với các danh mục đầu tư khác. 

Để thúc đẩy cung và cầu thị trường đối với tài chính xanh, trước mắt, cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, đào tạo, phổ biến kiến thức về chủ trương, chính sách, trách nhiệm môi trường, xã hội của doanh nghiệp, giới thiệu các sản phẩm tài chính xanh tới công chúng đầu tư... Sự chủ động tham gia của cộng đồng doanh nghiệp, công chúng đầu tư sẽ tạo một nền tảng bền vững cho phát triển các công cụ tài chính xanh. Bên cạnh đó, cần xây dựng năng lực cho các thành viên thị trường, trong đó, quan trọng là các doanh nghiệp tư vấn trong nước có thể cung cấp dịch vụ đánh giá độc lập đối với các dự án xanh sử dụng nguồn thu từ cổ phiếu xanh hay trái phiếu xanh. 

Để khuyến khích các nhà đầu tư lớn tham gia thị trường tài chính xanh, yếu tố then chốt là minh bạch thông tin liên quan tới hoạt động đầu tư xanh của các doanh nghiệp. Việt Nam cần từng bước đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, tiến tới cấu trúc cơ sở nhà đầu tư với sức cầu ổn định, chuyên nghiệp với chiến lược đầu tư dài hạn, có trách nhiệm xã hội. Ngoài ra, việc xây dựng cơ chế thuế phù hợp sẽ giúp khuyến khích việc tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán thông qua quỹ đầu tư, phù hợp với các thông lệ quốc tế…

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực bảo vệ môi trường ngành hàng không
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại Hà Nội, Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác cùng Trung tâm Tư vấn, Công nghệ và Dịch vụ hàng không, Hội Hàng không Vũ trụ Việt Nam hướng đến đào tạo, phát triển nhân lực trong bảo vệ môi trường ngành hàng không và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu.
  • Cuối tháng 9, Biển Đông khả năng xuất hiện bão hoặc áp thấp nhiệt đới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời kỳ từ ngày 21/9-20/10, có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực Biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
  • Thời tiết 23/9: Nam Bộ mưa tối, sáng sớm có sương mù
    Hôm nay 23/9, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối mưa to. Nam Bộ mưa đêm, buổi sáng có sương mù bao phủ.
  • Thái Nguyên tăng cường ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa bão
    (TN&MT) - Để chủ động, phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm 2023 trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Công văn số 4697/UBND-CNNXD về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão.
  • Hòa tiếng nói chung nhịp đập xanh
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh, phát triển xanh là xu thế, là tất yếu. Với chức năng định hướng, điều chỉnh dư luận, báo chí - truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về chuyển đổi xanh, phát triển xanh.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
  • "Tấm thẻ xanh" để Đắk Nông bứt phá
    (TN&MT) - Chỉ còn hơn 3 tháng, Đắk Nông - địa phương trẻ nhất trong các tỉnh thành trực thuộc Trung ương trên cả nước sẽ đón tuổi 20 - mốc son quan trọng được ghi dấu bằng chặng đường bền bỉ xây giá trị. Những giá trị mang dấu ấn vùng đất, con người Đắk Nông đang được kỳ vọng sẽ tạo đà cho tuổi 20 bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
  • Đồng Nai: Yêu cầu Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại 250 trang trại
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7604/STNMT-CCBVMT gửi Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai về việc tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại các trại chăn nuôi chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • Chuyển đổi xanh - một ứng xử văn hóa cấp thiết với thiên nhiên
    (TN&MT) - Gần sáng ngày 11/9/2023, cư dân vùng Derna - Libya đang say ngủ thì đột ngột bị đánh thức bởi một tiếng nổ lớn. Đó là tiếng vỡ khủng khiếp của một con đập. Dòng nước khổng lồ đã cuốn ra biển sinh mạng hơn chục ngàn người. Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, lũ lụt, lở đất và các cơn bão đổ bộ vào đại lục mang theo lượng mưa lớn nhất chưa từng thấy trong cả trăm năm qua đều có nguyên nhân cơ bản và sâu xa của gia tăng biến đổi khí hậu. Mà gây ra biến đổi khí hậu lại có phần do con người. Như vậy, trong thiên tai có cả nhân tai.
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp tại miền Trung
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, ngày 22/9, tại TP. Huế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Diễn đàn “Doanh nghiệp với Luật BVMT khu vực miền Trung”.
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thời tiết ngày 22/9: Ngày nắng, mưa về chiều và đêm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (22/9), thời tiết chủ đạo ở hầu hết các khu vực trên cả nước là có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Riêng Thủ đô Hà Nội không mưa, thời tiết ban ngày nắng nóng, có nơi trên 35 độ.
  • Ấn tượng kinh tế tuần hoàn qua ảnh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Tổ chức C asean Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023. Tổng cộng có 9 tác phẩm đạt giải, thể hiện những góc nhìn mới lạ, nghệ thuật và đầy tính sáng tạo về chủ đề kinh tế tuần hoàn.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO