Sức sống sông Đà

Trần Hương | 22/01/2023, 01:54

(TN&MT) - Sông Đà, một đêm trăng chơi vơi, thị xã Mường Lay nhỏ hẹp trong một tầm tiếng gọi. Trăng trung tuần lập đông, mặt sông lấp lóa như dát bạc, phẳng lặng gương soi, phả ra hơi lạnh... Tôi bâng khuâng trước vẻ đẹp thơ mộng của con sông huyền thoại…

Những năm tháng trước, dòng chảy tự nhiên của sông Đà mùa cạn nước trơ những thác ghềnh. Mưa lũ, nước dâng cao cuồn cuộn chảy… Nay sông hiền hòa, tĩnh lặng. Đôi bờ tả hữu, những ngôi nhà sàn Thái cổ lưu giữ hồn dân tộc… đông đúc quây quần... Ánh điện giăng hoa đang chia ánh sáng đi muôn ngả. Tất thảy là nhờ năng lượng của dòng sông.

Ký ức… dòng sông mẹ

Trong hồi ức của cụ ông Mào Văn Tre (94 tuổi) người Thái (ngành Thái trắng) ở thị xã nhỏ hẹp Mường Lay (tỉnh Điện Biên) thì: “…Từ thời cụ tôi, ông tôi, rồi đến bố tôi, bây giờ đến đời tôi và sau này là thế hệ con tôi, cháu tôi… đều gắn bó với sông Đà, như thể sông Đà là bạn thân. Tôi từng nghĩ, nếu không có sông Đà thì sao nhỉ? Chắc chắn người Thái bản Bắc chúng tôi sẽ buồn biết mấy. Những nam thanh nữ tú sẽ mất đi một người bạn, một người tâm tình tri cốt mà nói đúng hơn mất đi nhiều kỹ năng sống. Từ con sông ấy đã hình thành cho những chàng trai bản một kỹ năng đánh bắt, kỹ năng chèo bè vượt thác, tôm cá đầy sông, chỉ cầm chài đi về là có cá…

49-1-.jpg

Thị xã Mường Lay bên dòng sông Đà.

Trước sông Đà dữ dằn ghê lắm! Vào tháng 5, tháng 6 mùa lũ về sông Đà gào thét hung tợn. Nước đỏ đục ngầu, những thân gỗ to lao đi vun vút… không ai có đủ sức mạnh để ngăn cản cơn thịnh nộ của dòng sông. Nhà cửa, cây cối bị cuốn trôi như chiếc lá khô, người sống hai bên bờ sông luôn phập phồng lo sợ… Và cũng tại nơi đây, ngay khúc sông này, tháng 6/1990, Mường Lay xảy ra trận lũ ống kinh hoàng cuốn đi không biết bao sinh mạng, nhà cửa, tài sản của người dân, nhiều công trình bị phá hủy. Khi ấy, thủ phủ tỉnh Lai Châu đang đặt ở đây, mãi năm 1996, tỉnh rời về lòng chảo Điện Biên rồi đến năm 2004 chia ách thành hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu.” - Ông Tre kể.

Sông Đà được mệnh danh là dòng “độc Bắc lưu” bởi mọi dòng sông đều chảy về hướng Đông, riêng chỉ có sông Đà chảy theo hướng Bắc. Sông Đà vốn là dòng sông được mệnh danh “hung dữ nhất” trong các hệ thống sông ngòi của Việt Nam với diện tích lưu vực khoảng 52.500km2, sông Đà cung cấp 55% lượng nước và là chi lưu lớn nhất của hệ thống sông Hồng có nhiều thác ghềnh, độ dốc lớn, nước chảy xiết và là một trong những yếu tố làm nên 50% tổng các trận lũ lụt sông Hồng hằng năm, là mối đe dọa đối với các công trình đê điều của nhiều tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cũng chính từ mối hiểm họa đó mà con người khao khát chinh phục dòng sông.

Năm 1969, Ủy ban sông Hồng Việt Nam khảo sát đánh giá trữ lượng điện năng của toàn bộ lưu vực sông Đà khoảng 50,30 tỉ Kwh, tương đương 6.676MW. Từ cơ sở đó, chuỗi thủy điện Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu được xây dựng để khai thác điện năng và cắt lũ cho vùng đồng bằng Bắc Bộ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc trị thủy và con người chinh phục tự nhiên…

Đến nay, sông Đà đã trở thành con sông có nguồn điện năng lớn nhất Việt Nam.

Đôi bờ… nối những niềm vui

Sông Đà không chỉ có giá trị trong khai thác điện năng của quốc gia mà còn là dòng sông mẹ, dưỡng sinh đùm bọc anh em đồng bào các dân dộc Tây Bắc - một con sông góp phần đáng kể làm nên dáng vóc đất nước nơi miền biên viễn. Sự kế tiếp bồi đắp của dòng sông không chỉ đơn thuần theo quy luật tự nhiên mà còn hình thành nên bản quán của đồng bào các dân tộc sống hai bên bờ dòng “độc Bắc lưu”.

Sông Đà có tổng chiều dài khoảng 983km. Trong đó, có 440km chảy trên đất Trung Quốc và 543km chảy trên đất Việt Nam. Từ khu vực thượng lưu huyện Mường Tè, Lai Châu, sông Đà chảy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và được hợp thủy bởi các phụ lưu sông Nậm Sin, Nậm Cúm, Nậm Bum và sông Nậm Mạ, Nậm Cha, Nậm Khen... chảy qua một số địa danh Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn (tỉnh Hòa Bình) rồi chuyển hướng nhập vào sông Hồng tại ngã ba Trung Hà (huyện Ba Vì, TP. Hà Nội)

Thị xã Mường Lay (tỉnh Điện Biên) nhỏ hẹp nhất cả nước “chỉ trong một tầm tiếng gọi” là một trong những địa danh có sông Đà chảy qua.

Ông Điêu Chính Hanh - người Thái bản Ho Luông, TX. Mường Lay trần tình trong câu ví: “Sông Đà bây giờ đang chìm trong “giấc ngủ định kỳ” như một người dưỡng sức sau nhiều năm phá phách bất trị do chưa được con người thuần hóa. Mặt sông hiền lành này là nơi người Thái chúng tôi vẫn tổ chức hội đua thuyền đuôi én hằng năm và thỏa sức tăng gia nuôi thả cá lồng… xuồng bè xuôi ngược đánh bắt tôm ngon, cá béo không lo đựng phải đá ngầm hay thác ghềnh gì nữa…”

Không riêng chỉ có TX. Mường Lay, nhiều đoạn sông Đà nằm trên địa phận Sơn La, các hộ dân là đồng bào dân tộc Mông, dân tộc Thái… đã rời non khai thác mặt sông, nuôi thả cá lồng định cư gắn bó với sông Đà.

Từ đây, người dân có thêm một nghề mới: Nghề nuôi trồng thủy sản. Và Thuận Châu (Sơn La) là một trong những địa phương có nhiều hộ dân tận dụng lợi thế nước của lòng hồ thủy điện Sơn La để nuôi cá lồng, điển hình nhất là xã Liệp Tè. Cả xã có khoảng 700 lồng cá lồng chủ yếu cá trắm đen và cá lăng. Trong đó, có 334 lồng cá là của các HTX nuôi trồng thủy sản, số còn lại là của các hộ dân.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Quàng Văn Hợp - thành viên HTX nuôi trồng thủy sản và Dịch vụ tổng hợp Liệp Tè, nói: Năm 2022, gia đình anh có khoảng 15 lồng cá đảm bảo tiêu chuẩn diện tích nuôi cá theo tiêu chuẩn VietGap, xuất bán khoảng 1,3 tấn cá với giá 70.000đ/kg, doanh thu trừ chi phí còn 100 triệu đồng.

Những gia đình có thu nhập từ nghề nuôi cá lồng như gia đình anh Hợp không hiếm. Toàn huyện Thuận Châu có khoảng trên 200 hộ đã làm theo.

Có thể thấy, trước đây khi dòng sông Đà còn nguyên khai, chưa có tác động lớn của con người, sau những trận mưa lũ qua đi, những bãi bồi còn lại đất đỏ au lại xanh lên mầm khoai sắn của đồng bào Tây Bắc”.

Nay, ý nghĩa chung sức của dòng sông Đà lớn lao hơn. Không chỉ đơn thuần là những vựa cá tôm, những bãi bồi phù sa màu mỡ, sông Đà còn là con sông cung cấp nguồn điện năng lớn nhất nhì cả nước. Hệ sinh thái được bảo tồn, nguồn nước được sử dụng triệt để, đa lợi ích. Quốc gia có đủ điện năng, địa phương có thêm nguồn thuế, đồng bào no ấm yên bình sống quây quần đông đúc… Tất thảy là nhờ năng lượng của dòng sông.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền 
    (TN&MT) - Những năm qua, Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phát triển ra hướng biển, từ đó các tỉnh, thành đã tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ về phát triển kinh tế biển, từng bước đảm bảo cho ngư dân vươn khơi, bám biển, giữ vững chủ quyền
  • Phát triển kinh tế rừng – góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo
    Xác định kinh tế rừng đóng vai trò quan trọng, thời gian qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tập trung quản lý hiệu quả diện tích đất đồi rừng. Đồng thời, chính quyền các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển trồng rừng gỗ lớn… Từ đó, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Những triệu phú ở xã đào Xuân Quang
    Con đường nhựa láng mịn, thênh thang dẫn về Xuân Quang, xã bán sơn địa, bám dọc Quốc lộ 70. Cùng với trí sáng tạo, quyết tâm cao và bàn tay lao động cần cù, khéo léo hàng trăm người nông dân nơi đây trở thành triệu phú nhờ trồng cây đào cảnh.
  • Đà Nẵng: Thúc đẩy giảm thiểu rác thải nhựa, hướng đến cuộc sống phát triển bền vững
    TP. Đà Nẵng đang phải đối mặt với tình trạng rác thải nhựa ngày một gia tăng, ảnh hưởng đến môi trường sống và hệ sinh thái. Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Đà Nẵng đã thông qua nhiều chương trình, dự án thúc đẩy hoạt động phân loại, tái chế và giảm thiểu rác thải nhựa, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế.
  • Đẩy mạnh xây dựng phát triển văn hóa người Hà Nội
    (TN&MT) - Thông tin từ Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, theo đó Ban Tuyên giáo Thành uỷ vừa đề nghị các cơ quan báo chí trên địa bàn Thủ đô tăng cường, cũng như đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền xây dựng và phát triển văn hóa Hà Nội.
  • “Mở triệu ước mơ" - thông điệp đẹp, đậm chất nhân văn từ một show ca nhạc
    (TN&MT) - Không theo bất kỳ “công thức thành công” nào của các show âm nhạc, không quảng cáo rầm rộ và chỉ tổ chức trực tuyến, nhưng “NCB Sing & Share Show - Mở triệu ước mơ” lại hút khán giả một cách ấn tượng giữa vô vàn những chương trình giải trí nở rộ thời gian qua. Điều gì làm nên “phép màu âm nhạc” này?
  • Quảng Bình: Nhiều chính sách hỗ trợ ngư dân nghèo yên tâm bám biển
    (TN&MT) - Với 6.792 tàu thuyền đánh bắt thuỷ, hải sản, thu hút trên 24.000 lao động, Quảng Bình là một trong những địa phương có số lượng tàu thuyền thuộc tốp đầu khu vực miền Trung. Chính bởi lẽ đó, trong những năm qua, địa phương này đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ nhằm giúp ngư dân, đặc biêt là ngư dân nghèo yên tâm bám biển phát triển kinh tế.
  • Thanh Hóa: Nông thôn mới thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững
    Chương trình xây dựng NTM nói chung, đã góp phần quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững tại các vùng nông thôn của tỉnh Thanh Hóa. Để hiểu rõ hơn về sự hiệu quả của chương trình này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Cao Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Hoằng Giang, huyện Hoằng Hóa.
  • Bù Đốp - Bình Phước: Sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp giúp thoát nghèo
    (TN&MT) - Trong chiến lược phát triển kinh tế vùng biên của tỉnh Bình Phước, huyện Bù Đốp đã và đang có nhiều chính sách hỗ trợ để phát huy hiệu quả nguồn lực đất đai trong sản xuất nông nghiệp, từ đó giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, từng bước vươn lên thoát nghèo.
  • Ba Tri không nghèo nữa

    Ba Tri không nghèo nữa

    20:19 23/03/2023
    Là một trong ba huyện ven biển của tỉnh Bến Tre, trước đây, hình ảnh những căn nhà lá đơn sơ nghèo nàn nép mình bên những rừng cây, con đường làng đã ăn sâu vào ký ức với mỗi ai đã từng đến với xứ sở này. Thế nhưng, sau những nỗ lực giảm nghèo từ những giải pháp thiết thực, hiệu quả đã mang đến diện mạo mới cho miền quê biển Ba Tri, đời sống nhân dân nơi đây ngày càng được cải thiện, đổi thay.
  • Thanh niên Điện Biên sáng tạo xung kích trong chuyển đổi số
    (TN&MT) - Tháng Thanh niên năm 2023, các cấp bộ Đoàn trên địa bàn tỉnh Điện Biên tích cực tham gia công tác chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực của Đoàn. Với nền tảng tri thức, đổi mới sáng tạo, thanh niên giữ vai trò xung phong đi đầu trong thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi số, vận dụng, ứng dụng công nghệ số trong thực tiễn cuộc sống
  • Nỗ lực đảm bảo quyền tự do tôn giáo, phản bác luận điệu xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam
    (TN&MT) - Đảng, Nhà nước Việt Nam khẳng định: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tình thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc, đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Việt Nam là Quốc gia đa tôn giáo cùng tồn tại trong lòng dân tộc và bình đẳng trước pháp luật.
  • Triển lãm Nghệ thuật “Sen Việt 2023 – vẻ đẹp thuần khiết”
    (TN&MT) - Triển lãm "Nghệ thuật Sen Việt 2023: Vẻ đẹp thuần khiết" (diễn ra từ ngày 25/3 – 31/3, tại Chùa Quán Sứ, Hà Nội) do Giáo hội Phật giáo Việt Nam, UNESCO phối hợp thực hiện với mong muốn chia sẻ, lan tỏa sự thuần khiết của hoa sen và vẻ đẹp trân quý của Phật giáo.
  • Hà Nội: Điều chỉnh giao thông giảm ùn tắc nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng
    (TN&MT) - Thông tin từ Sở Giao thông vận tải thành phố Hà Nội, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc khu vực nút giao Trường Chinh - Tôn Thất Tùng - Lê Trọng Tấn nằm trên địa bàn 2 quận Đống Đa, Thanh Xuân, Sở Giao thông Hà Nội sẽ tiến hành thí điểm điều chỉnh tổ chức lại nút giao nói trên, nút giao Ngã Tư Sở và các nút giao lân cận.
  • Văn Yên (Yên Bái): Tạo sinh kế cho người dân để thoát nghèo
    Năm 2023, huyện Văn Yên (Yên Bái) đặt mục tiêu giảm 4,05% hộ nghèo, tương đương với giảm 1.434 hộ nghèo; giảm tỷ lệ hộ cận nghèo 1,5%, tương đương giảm 528 hộ. Để đạt mục tiêu trên, huyện Văn Yên đã chú trọng thực hiện đa dạng hóa sinh kế, hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo phát triển sản xuất, cải thiện thu nhập, từng bước nâng cao đời sống.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO