Sửa đổi Luật Đất đai: Cần có những quy định đặc thù cho người sử dụng đất là cá nhân hay cộng đồng DTTS

Trường Giang | 13/10/2021, 14:56

(TN&MT) - ​​​​​​​“Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai cần có những quy định đặc thù cho người sử dụng đất là cá nhân hay cộng đồng DTTS”, đó là đề xuất của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Chưa quy định cụ thể về quyền sử dụng đất đai của các cộng đồng DTTS

Theo Báo cáo Kết quả giám sát và kiến nghị sửa đổi Luật Đất đai năm 2013 của Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hiện Luật Đất đai 2013 còn một số vướng mắc, bất cập trong quy định về quyền sử dụng đất đai của cộng đồng dân tộc thiểu số.

Cụ thể, Luật Đất đai chưa quy định cụ thể về quyền sử dụng đất đai của các cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS). Công nhận quyền sử dụng đất của cộng đồng DTTS chung với cộng đồng dân cư chưa được coi là phù hợp. Điều 7, 54, 62, 75, 78, 81 của Luật liên quan trực tiếp đến quyền tiếp cận đất của các cộng đồng DTTS. Điều chỉnh quan hệ giao đất, thu hồi đất, quản lý, sử dụng đất liên quan đến các cộng đồng DTTS cũng giống như các cộng đồng dân cư khác rõ ràng là không gắn với những đặc trưng về văn hóa, trình độ phát triển và sinh kế của các cộng đồng dân cư.

Luật Đất đai chưa quy định cụ thể về quyền sử dụng đất đai của các cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS)

Bên cạnh đó, Luật Đất đai 2013 có một số quy định dành riêng cho cộng đồng DTTS trong các điều  27, 110, 133 và 192. Tuy nhiên các quy định này chỉ trao cho các cộng đồng DTTS và các cá nhân, hộ gia đình trong đó một số ưu đãi về thuế trong chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

 Với cách tiếp cận này, các quy định của Luật Đất đai 2013 cũng như các văn bản bản hướng dẫn thi hành về giao đất, quản lý, sử dụng, chuyển nhượng quyền sử dụng đất liên quan đến cộng đồng dân cư sẽ khó giúp xử lý hiệu quả các vấn đề đất đai của các cộng đồng DTTS.

Mặt khác, Luật Đất đai chưa tạo ra được một quy chế pháp lý phù hợp cho đất cộng đồng mà cộng đồng DTTS được sở hữu và được giao quyền sử dụng đất như hiện nay. Việc luật hóa đất của cộng đồng DTTS sẽ tạo nền tảng cho các giải pháp giao đất, quản lý, thu hồi đất, sử dụng đất phù hợp với đặc trưng của các cộng đồng này.

Ở nước ta, đặc biệt là ở khu vực Tây Bắc, Đông Bắc, Tây Nguyên và Bắc Trung bộ, đa số các cộng đồng DTTS bản địa chủ yếu cư trú ở vùng núi cao. Đất rừng và rừng gắn với nhau tạo thành thành yếu tố quyết định cho sinh kế và sự bảo tồn các đặc trưng văn hóa của cộng đồng DTTS bản địa. Luật chưa có sự gắn kết chặt chẽ việc giao rừng với giao đất, quản lý rừng với quản lý đất của cộng đồng DTTS, nhất là cộng đồng DTTS bản địa.

Đồng thời, các phương thức quản lý đất đai theo Luật mặc dù chi tiết, nhiều cấp độ song chưa thể phát huy được hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề đất đai của các cộng đồng DTTS. Một trong những hạn chế dễ nhận thấy là cơ chế quản lý đất đai hiện hành chưa chú trọng đến việc phát huy thể chế phi chính thức, chưa dựa vào cộng đồng.

Luật Đất đai 2013 hiện hành và Luật Lâm nghiệp 2017 chưa tích hợp các vấn đề liên quan đến đất và rừng của cộng động DTTS

Ở nhiều vùng DTTS bản địa, vai trò của già làng, của người có uy tín có vai trò và hiệu quả đặc biệt trong việc giải quyết nhiều tranh chấp, bao gồm cả tranh chấp đất đai, tranh chấp rừng. Chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nươc khuyến khích dân chủ cơ sở trong hầu hết các lĩnh vực quản lý phát triển. Các hương ước, các qui chế được xây dựng và ban hành phổ biến ở nhiều phường, xã, ở các cộng đồng dân cư trong đó có các cộng đồng DTST. Tuy nhiên, hầu như ít có những giải pháp quản lý nhà nước cụ thể gắn việc quản lý, sử dụng đất của các cộng đồng DTTS dựa trên luật tục, các hương ước hình thành từ bao đời và phát huy tác dụng rất tích cực.

Cuối cùng, Luật Đất đai 2013 hiện hành và Luật Lâm nghiệp 2017 chưa tích hợp các vấn đề liên quan đến đất và rừng của cộng động DTTS nhằm đáp ứng những đặc điểm của các cộng đồng DTTS. Luật Lâm nghiệp quy định giao rừng tín ngưỡng (thuộc rừng đặc dụng), rửng phòng hộ, rừng sản xuất cho cộng đồng dân cư.

Trong khi đó Luật Đất đai chỉ quy định giao đất rừng phòng hộ cho cộng đồng dân cư. Điều 136 Luật Đất đai năm, gần đây là Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai bổ sung mới quy định bổ sung giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư (khoản 33 Điều 2). Trình tự, thủ tục giao đất, giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư chưa đồng bộ, thực hiện ở 02 ngành khác nhau: ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn và ngành tài nguyên - môi trường nên xảy ra hiện tượng giao đất nhưng chưa giao rừng hay giao rừng nhưng chưa làm thủ tục giao đất.

Luật Đất đai mới cần có những quy định đặc thù cho người sử dụng đất là cá nhân hay cộng đồng DTTS

Để giải quyết vấn đề này, Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề xuất, sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai theo hướng các quy định về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về quản lý và sử dụng đất phải đáp ứng những đặc thù của người sử dụng đất là người DTTS, cộng đồng DTTS. Do đó, bên cạnh các quy định chung cho tất cả những người sử dụng đất, Luật Đất đai mới cần có những quy định đặc thù cho người sử dụng đất là cá nhân hay cộng đồng DTTS.

Đồng thời, thực hiện các biện pháp sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông lâm trường; hoàn thiện các quy định để giải quyết vướng mắc về bàn giao quản lý đất giữa nông, lâm trường với chính quyền địa phương; thực hiện giao đất, giao rừng cho hộ đồng bào DTTS

Ngoài ra, sửa đổi Luật đất đai năm 2013 theo hướng bổ sung quy định giao đất rừng tín ngưỡng, đất rừng sản xuất cho cộng đồng dân cư. Vì Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định giao rừng tín ngưỡng (thuộc rừng đặc dụng), rừng phòng hộ, rừng sản xuất cho cộng đồng dân cư (Điều 16), trong khi Luật Đất đai năm 2013 chỉ quy định giao đất rừng phòng hộ cho cộng đồng dân cư (Điều 136).

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Thanh Hóa: Khơi dậy ý chí vươn lên phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi
    Sau 3 năm triển khai, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi giai đoạn 2021 - 2025 đã và đang tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi để các huyện miền núi Thanh Hóa phát triển, thu hẹp dần khoảng cách với miền xuôi. Từ đó, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng vươn lên phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững của 11 huyện miền núi.
  • Thừa Thiên – Huế: Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS và miền núi
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chính sách và quy định của pháp luật về bình đẳng giới cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, Sở LĐTB&XH tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ tổ chức Hội thi trực tuyến tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn các xã, thị trấn thuộc vùng đồng bào DTTS.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Ngân vang những tiếng cồng chiêng
    (TN&MT) - Giữa núi rừng sâu thẳm, tiếng cồng chiêng vang vọng với những âm thanh đầy khí thế trong không gian một lớp học giữa buôn làng người Cơ Tu. Những nghệ nhân lớn tuổi say sưa “truyền lửa” cho lớp trẻ. Những người trẻ cũng đón nhận tình yêu với cồng chiêng cũng như trách nhiệm giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống của cha ông
  •  Sơn La: Tạo động lực để bứt phá
    (TN&MT) - Với trên 83% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm qua, tỉnh Sơn La đã nỗ lực triển khai đồng bộ các dự án thành phần thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021- 2025. Qua đó, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống đồng bào các dân tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương.
  • Quảng Ninh: Nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS từ chính sách hiệu quả
    (TN&MT) - Sau gần 3 năm tích cực triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Quảng Ninh đạt nhiều kết quả khả quan. Những nỗ lực đó đã từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của vùng đồng bào DTTS, thu nhập bình quân đầu người vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo của tỉnh tăng từ 2 lần so với năm 2020.
  • Quảng Nam: Đặc sắc Ngày hội văn hóa-du lịch các dân tộc miền núi Quảng Nam
    (TN&MT) - Ngày hội là dịp để các dân tộc sinh sống dưới chân dãy Trường Sơn hùng vĩ thể hiện những giá trị đặc trưng độc đáo, sự đa dạng và phong phú của các loại hình văn hóa – nghệ thuật và thể thao.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Phát huy vai trò mặt trận Tổ quốc trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về dân tộc thiểu số miền núi
    (TN&MT) - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, thời gian qua, Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia phong trào thi đua yêu nước, từ đó thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, ổn định và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
  • Giấc mơ bên dòng Nậm Cướm
    Dòng suối Nậm Cướm hiền hòa chảy dưới cái nắng gắt của tháng 7 nơi miền Tây xứ Nghệ. Từng đàn cá mát, cá láu... tung tăng bơi lượn dưới lòng suối khiến cho những vị khách lạ mê hoặc, lưu luyến chẳng muốn rời vùng đất này. Giấc mơ về một mô hình du lịch sinh thái chắc sẽ thành hiện thực nay mai...
  • Người Mông giữ hang Rồng Sảng Tủng
    (TN&MT) - Đồng bào Mông ở xã Sảng Tủng vẫn bảo nhau, dù năm nay mưa ít và mùa mưa đến muộn nhưng Sảng Tủng may mắn có thần ban cho bụng nước trong hang Rồng nên không rơi vào cảnh khan nước như các xã bên.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO