Sử dụng tài nguyên cát hợp lý hướng đến nền kinh tế tuần hoàn

Hoài Phương | 06/05/2022, 16:47

(TN&MT) - Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) khẳng định, cát là tài nguyên được khai thác nhiều thứ hai trên thế giới, phải được quản lý một cách khôn ngoan và phải được công nhận là tài nguyên chiến lược với nhiều vai trò đối với môi trường.

image1170x530cropped-56-.jpg

Bến tàu Fish Bar (London, Anh). Ảnh: UN News

Tài nguyên quý giá

Báo cáo “Cát và Tính bền vững: 10 Chiến lược để ngăn chặn khủng hoảng cát” của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) nêu rõ rằng mỗi năm, con người lấy 50 tỷ tấn cát ra khỏi lòng đất và biển, để lại hậu quả nghiêm trọng đến môi trường.

Pascal Peduzzi, Giám đốc GRID-Geneva tại UNEP cho biết: “Nguồn tài nguyên cát trên Trái đất là hữu hạn và chúng ta cần sử dụng cát một cách khôn ngoan”.

Cát đóng một vai trò chiến lược quan trọng trong việc cung cấp các hệ sinh thái, cơ sở hạ tầng cho phát triển kinh tế cũng như cung cấp sinh kế cho cộng đồng và duy trì đa dạng sinh học. Mặc dù, cát có vai trò quan trọng mang tính chiến lược, nhưng việc khai thác, tìm nguồn cung ứng, sử dụng và quản lý tài nguyên này vẫn chưa được quan tâm ở nhiều khu vực trên thế giới, dẫn đến nhiều hậu quả về môi trường và xã hội.

Sau nước, cát là tài nguyên được sử dụng nhiều nhất trên toàn cầu. Thế giới sử dụng 50 tỷ tấn cát và sỏi mỗi năm, đủ để xây một bức tường rộng 27 mét và cao 27 mét quanh Trái đất.

Báo cáo của UNEP đã chỉ rõ sự phụ thuộc của con người vào cát, do đó cát phải được công nhận là một nguồn tài nguyên chiến lược và việc khai thác, sử dụng tài nguyên này cần được kiểm soát chặt chẽ hơn.

Ông Peduzzi nhận định: “Nếu biết cách quản lý cát, chúng ta có thể ngăn chặn khủng hoảng cát và tiến tới một nền kinh tế tuần hoàn”.

Báo cáo của UNEP cũng đưa ra hướng dẫn cho các phương pháp cải tiến để khai thác và quản lý tài nguyên cát. Theo đó, cát phải được công nhận không chỉ là vật liệu xây dựng mà còn là nguồn tài nguyên chiến lược có vai trò to lớn đối với môi trường.

Khai thác cát từ sông và các hệ sinh thái ven biển có thể dẫn đến xói mòn, nhiễm mặn các tầng chứa nước, mất khả năng chống lại các đợt triều cường và tác động đến sự đa dạng sinh học. Từ đó, gây ra mối đe dọa đối với sinh kế, bao gồm cả việc cung cấp nước, sản xuất lương thực, thủy sản và cả ngành du lịch của con người.

Những tác giả của báo cáo nhấn mạnh rằng các chính phủ, các ngành công nghiệp và người tiêu dùng nên định giá lại cát theo giá trị xã hội và môi trường thực sự.

Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn từ cát

Việc giữ cát trên các bờ biển có thể là chiến lược hiệu quả nhất về chi phí để đối phó với khí hậu, khi mà các cơn bão và nước biển gia tăng dữ dội. Những tác dụng này cũng nên được liệt kê vào giá trị của cát.

Hơn nữa, báo cáo của UNEP đề xuất xây dựng một tiêu chuẩn quốc tế được “nâng cấp” về cách khai thác cát từ biển vì hầu hết hoạt động nạo vét biển được thực hiện thông qua đấu thầu công khai của các công ty quốc tế.

Báo cáo cũng khuyến nghị cấm khai thác cát bừa bãi từ các bãi biển vì sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của môi trường và nền kinh tế vùng ven biển. “Với sự phụ thuộc của chúng ta vào cát, cát nên được coi là tài nguyên chiến lược và việc khai thác cũng như sử dụng tài nguyên này cần phải được kiểm soát lại”, ông Peduzzi nói thêm.

Là một nguyên liệu cần thiết để sản xuất bê tông, xây dựng cơ sở hạ tầng, cát rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. Đồng thời, cát cũng cung cấp môi trường sống cho động, thực vật và hỗ trợ đa dạng sinh học.

Mặc dù, đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) và giải quyết cuộc khủng hoảng về biến đổi khí hậu, ô nhiễm và mất đa dạng sinh học, cát đang được khai thác nhiều hơn bao giờ hết nên việc quản lý cát một cách trách nhiệm là điều vô cùng cần thiết.

Ngoài ra, cấm chôn lấp chất thải từ khai thác khoáng sản và khuyến khích tái sử dụng cát là một trong những biện pháp hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn, “công bằng” đối với cát.

Bên cạnh đó, để quản lý cát hiệu quả hơn, cần có cấu trúc thể chế và luật pháp mới. Do đó, báo cáo khuyến nghị những người có liên quan trong việc quản lý cát phải lập bản đồ, giám sát và theo dõi các nguồn cát, cho phép các phương pháp tiếp cận dựa trên địa điểm và tránh đưa ra các giải pháp mơ hồ, chung chung.

Theo Tổng hợp từ UN News
Copy Link
Bài liên quan
  • Nhật Bản đốt than với amoniac để cắt giảm khí thải
    (TN&MT) - Nhằm giảm bớt lượng khí thải carbon dioxide (CO2) ra môi trường, nhà sản xuất điện lớn nhất Nhật Bản đang tích cực triển khai dự án sử dụng amoniac làm nhiên liệu tại một trong các nhà máy điện đốt than của mình.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Mùa bão Đại Tây Dương năm nay: Có khả năng “gần như bình thường”
    (TN&MT) - Theo dự báo của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), hoạt động bão gần như bình thường ở Đại Tây Dương trong mùa bão sắp tới, có thể có từ 12 đến 17 cơn bão nhiệt đới được đặt tên.
  • Cuộc chơi lớn tiếp theo của Phố Wall là… rác
    Sự thúc đẩy kinh tế “xanh” của Mỹ và chính quyền các bang đang biến rác thành kho báu và trao cơ hội lớn cho các công ty xử lý rác.
  • Châu Á cần đoàn kết, hợp tác để cùng vượt qua khó khăn, thách thức
    Việc kiến tạo và củng cố môi trường hòa bình, ổn định là điều kiện tiên quyết cho phát triển ở châu Á và trên thế giới, do đó cần xác định đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm, xây dựng lòng tin chiến lược, tôn trọng Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình là mẫu số chung gắn kết các quốc gia cùng vượt qua khó khăn, thách thức, khủng hoảng.
  • Động vật hoang dã biến mất nhanh chóng, báo động về thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6
    Tốc độ biến mất của động vật hoang dã trên toàn cầu là đáng báo động hơn so với dự tính trước đây khi gần một nửa số loài trên hành tinh đang sụt giảm số lượng nhanh chóng.
  • Lộ trình cắt giảm ô nhiễm nhựa của liên hợp quốc: Có khả năng giảm 80% vào năm 2040
    (TN&MT) - Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố báo cáo cho thấy, ô nhiễm nhựa có thể giảm 80% vào năm 2040 nếu các quốc gia và công ty sử dụng các công nghệ hiện có để thực hiện các thay đổi chính sách quan trọng và điều chỉnh thị trường.
  • Giải quyết thách thức về nước: Cần hành động khẩn cấp
    (TN&MT) - Những thách thức về nước mà miền Tây nước Mỹ phải đối mặt do hậu quả của biến đổi khí hậu và suy giảm nguồn cung cấp nước cũng tương tự như các quốc gia khác, và nếu cộng đồng quốc tế có hành động khẩn cấp đối với những kết quả của Hội nghị về Nước của Liên Hợp Quốc gần đây thì có thể góp phần giải quyết những thách thức này.
  • Ấn Độ ra mắt loại hình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên thế giới: Phao cứu sinh cho người nghèo
    (TN&MT) - Trung tâm phục hồi thuộc quỹ Arsht-Rock, một tổ chức từ thiện ở Mỹ vừa hợp tác với công ty khởi nghiệp bảo hiểm vi mô Blue Marble và Hiệp hội phụ nữ tự doanh (SEWA) ở bang Gujarat (Ấn Độ) ra mắt chương trình bảo hiểm nắng nóng đầu tiên trên thế giới trong tháng 5. Arsht-Rock là đơn vị trang trải phí bảo hiểm 10,3 USD cho mỗi người tham gia chương trình.
  • Biến đổi khí hậu làm tăng khả năng sóng nhiệt ở châu Á gấp 30 lần
    (TN&MT) - Nhóm Phân bổ Thời tiết Thế giới (WWA) vừa công bố nghiên cứu cho thấy biến đổi khí hậu đã làm tăng khả năng xảy ra các đợt sóng nhiệt nghiêm trọng phá vỡ kỷ lục ở Bangladesh, Ấn Độ, Lào và Thái Lan vào tháng trước ít nhất 30 lần.
  • Nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng đến mức kỷ lục trong 5 năm tới
    (TN&MT) - Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vừa công bố báo cáo cho thấy nhiệt độ toàn cầu có thể sẽ tăng lên mức kỷ lục trong 5 năm tới do khí nhà kính giữ nhiệt và hiện tượng tự nhiên El Nino xảy ra.
  • Máy lạnh làm nóng Trái đất
    (TN&MT) - Theo cơ quan khí tượng, mùa hè năm 2023 nhiều khả năng sẽ xuất hiện các kỷ lục về nhiệt độ, nắng nóng trên phạm vi cả nước.
  • Tăng hỗ trợ Giám sát khí nhà kính: Thúc đẩy ngoại giao và khu vực tư nhân
    (TN&MT) - Việc hỗ trợ cho Cơ sở Hạ tầng giám sát khí nhà kính toàn cầu mới đang nhân rộng ra ngoài các thành viên và đối tác của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) đối với khu vực tư nhân và ngoại giao rộng lớn hơn.
  • Việt Nam kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế để hỗ trợ các nước thu nhập trung bình thực hiện SDG
    Ngày 11/5 tại Trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), Đại hội đồng LHQ đã tổ chức Phiên họp cấp cao về các nước thu nhập trung bình với chủ đề “Đẩy nhanh việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG) ở các nước thu nhập trung bình, tập trung vào khía cạnh môi trường”.
  • Chủ tịch ADB kêu gọi hợp tác khu vực ASEAN trong giải quyết vấn đề BĐKH
    (TN&MT) - Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Tam giác tăng trưởng Indonesia - Malaysia - Thái Lan (IMT - GT) lần thứ 15 và Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác khu vực tăng trưởng Brunei Darussalam - Indonesia - Malaysia - Philippines (BIMP - EAGA) lần thứ 15, ông Masatsugu Asakawa, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) kêu gọi hợp tác khu vực trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu (BĐKH) và các thách thức phát triển quan trọng khác.
  • Hãy trở thành du khách thân thiện môi trường
    (TN&MT) - Du lịch là ngành gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường. Phía sau lợi nhuận do du khách mang lại đôi khi là sự bắt buộc đánh đổi môi trường sống của địa phương hoặc động vật hoang dã. Hãy trở thành khách du lịch thân thiện với môi trường là lời nhắn gửi tới mỗi chúng ta, dẫu việc thực hiện nó có thể là một thách thức.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO