Sử dụng, khai thác bền vững tài nguyên vùng bờ

03/12/2015 00:00

(TN&MT) - Vùng bờ là nơi có nhiều hệ sinh thái quan trọng, có sự tương tác giữa biển và đất liền mạnh nhất và là nơi tập trung nhiều hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên, dễ phát sinh các xung đột, mâu thuẫn về lợi ích trong khai thác, sử dụng, đồng thời, có tác động, ảnh hưởng mạnh nhất đến môi trường, hệ sinh thái biển. Do vậy, khu vực này cần được quản lý đặc biệt để duy trì và phát triển bền vững.

Phm vi và căn c lp quy hoch

Hầu hết các quốc gia có biển đều xác lập khu vực này và áp dụng các công cụ phù hợp để quản lý. Do đó, một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo là quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ với phạm vi không gian bao gồm vùng biển ven bờ và cả vùng đất ven biển.

 

Vùng bờ là nơi có nhiều hệ sinh thái quan trọng, có sự tương tác giữa biển và đất liền mạnh nhất. Ảnh: MH

Tại Điều 22, tham khảo kinh nghiệm quốc tế và để phù hợp với điều kiện tự nhiên vùng bờ của nước ta, Luật chỉ quy định nguyên tắc xác định phạm vi vùng bờ trong Luật và giao Chính phủ quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng khu vực trong vùng bờ, đặc điểm quá trình tương tác giữa đất liền hoặc đảo với biển, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường vùng bờ, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng đang ngày càng diễn biến phức tạp và một số đặc điểm khác ở khu vực vùng bờ để tổ chức quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ được linh hoạt, phù hợp với năng lực quản lý.

Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo cũng xác định rõ Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ là công cụ quan trọng để thực hiện quản lý tổng hợp vùng bờ hiệu quả nhằm bảo đảm hài hòa giữa nhu cầu khai thác, sử dụng và yêu cầu bảo vệ tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái; hài hòa lợi ích ngắn hạn và dài hạn của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên với lợi ích của nhà nước và cộng đồng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển. Để các địa phương cũng như cơ quan Trung ương thuận lợi cho việc lập Quy hoạch loại này,  Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo đã quy định các nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch; phạm vi, nội dung, kỳ quy hoạch; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch… Đặc biệt, tại Điều 26, Luật quy định rõ mối quan hệ giữa quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ với các quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên, quy hoạch phát triển ngành, địa phương và nguyên tắc phân vùng khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ.

Quy đnh rõ hành lang bo v b bin

Trong Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, lần đầu tiên quy định hành lang bảo vệ bờ biển được luật hóa, trong đó, nêu rõ hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất ven biển được thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.

Luật đã quy định rõ yêu cầu, mục tiêu, nguyên tắc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển; quy định về chiều rộng hành lang bảo vệ bờ biển. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển tổ chức thiết lập, công bố và quản lý hành lang bảo vệ bờ biển thuộc phạm vi quản lý. Quy định này nhằm bảo đảm tính khả thi trong tổ chức thực hiện, bảo đảm hành lang bảo vệ bờ biển được thiết lập sát với tình hình thực tế tại địa phương về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên ở vùng đất ven biển. Luật cũng quy định cụ thể các hoạt động bị nghiêm cấm, các hoạt động bị hạn chế trong hành lang bảo vệ bờ biển.

Mực nước triều cao trung bình nhiều năm dùng để xác định hành lang bảo vệ bờ biển được tính theo chu kỳ triều thiên văn (18,6 năm) ở những nơi được quan trắc liên tục, ổn định; đối với những nơi chưa đủ điều kiện quan trắc, bờ biển có nhiều biến động, mực nước triều cao trung bình trong nhiều năm sẽ được tính toán cụ thể bằng các phương pháp thích hợp.

Ngoài ra, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo còn hướng dẫn cụ thể thiết lập Chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ gồm: Các chương trình có phạm vi liên tỉnh và các chương trình trong phạm vi quản lý của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển; được lập cho khu vực vùng bờ trong các trường hợp: tập trung nhiều hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và có mâu thuẫn, xung đột hoặc nguy cơ mâu thuẫn, xung đột về lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên cần sự phối hợp tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành và cộng đồng để giải quyết; tài nguyên, giá trị các hệ sinh thái của khu vực vùng bờ có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng do hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên; là vùng rủi ro ô nhiễm cao hoặc rất cao; có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái và dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nước biển dâng (Điều 34). Luật cũng quy định cụ thể về nguyên tắc, căn cứ lập, điều chỉnh chương trình; lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh chương trình; tổ chức thực hiện chương trình tại các địa phương và liên vùng bờ biển.

Minh Thư (Trích Tài liệu giới thiệu Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo)

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Sử dụng, khai thác bền vững tài nguyên vùng bờ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO