“Sóng” bất động sản liên tục đổ về phía Đông Hà Nội nhờ hạ tầng hoàn thiện

PV | 20/09/2022, 14:08

Hạ tầng giao thông ở phía Đông Hà Nội bứt phá mạnh mẽ và ngày càng đồng bộ là nhân tố đòn bẩy, tạo ra cuộc đổ bộ chưa từng có của các chủ đầu tư và người mua nhà sang bờ Đông sông Hồng.

Mạng lưới giao thông đồng bộ ở phía Đông thủ đô

Năm 2022, ngành giao thông thành phố Hà Nội được giao giải ngân hơn 1.900 tỉ đồng cho hơn 50 dự án thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng, hạ tầng giao thông. Một trong những dự án được ưu tiên bố trí nguồn vốn là cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Tới cuối tháng 8, tiến độ thi công cầu dẫn thuộc các gói thầu số 2, 3; 4 và số 5 đã thi công đạt 90% khối lượng. Toàn dự án có tổng chiều dài hơn 3,4 km hiện nay đã hoàn thành tiến độ 62%. Dự kiến, đến Quý 2/2023, công trình sẽ hoàn thành hợp long các nhịp chính và có thể khai thác, sử dụng trong Quý 3/2023. Cùng với các cây cầu hiện hữu bắc qua sông Hồng, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 góp phần tạo ra sự kết nối chặt chẽ giữa trung tâm thành phố với khu vực phía Đông đang “thay da, đổi thịt” từng ngày.

anh-1-15-.jpg

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 vận hành từ giữa năm 2023 tạo thêm sự đồng bộ cho hạ tầng giao thông ở phía Đông Hà Nội.

Sự kết nối còn chặt chẽ hơn khi Hà Nội sẽ có tổng cộng 18 công trình đường bộ vượt sông Hồng trong tương lai, gần nhất sẽ có thêm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi, cầu Mễ Sở đã được phê duyệt quy hoạch. Cùng với đó là vai trò của các tuyến giao thông trọng điểm quốc gia khác, đặc biệt được kỳ vọng là đường vành đai 4 có tổng mức đầu tư tới 86 nghìn tỉ đồng, tổng chiều dài hơn 112 km, nối liền Hà Nội với Hưng Yên và Bắc Ninh và đấu nối vào cao tốc Nội Bài – Hạ Long.

Trong khi chờ đợi các công trình mới hòa vào mạng lưới giao thông quốc gia, phía Đông Hà Nội đã thực sự bứt phá với nhiều tuyến đường nghìn tỉ đã vận hành. Đáng chú ý có thể kể tới cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 5A, nút giao Cổ Linh...

anh-2-16-.jpg

Nút giao Cổ Linh kết nối trực tiếp vào cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được đánh giá là một trong những công trình hạ tầng hiện đại bậc nhất góp phần tạo nên sự bứt phá cho khu vực phía Đông.

Bên cạnh các tuyến xương sống, mạng lưới “đường xương cá” cũng không ngừng được nâng cấp, mở rộng. Tại huyện Gia Lâm, trên lộ trình phát triển lên quận vào năm 2023, các công trình đã được đưa vào sử dụng gòm tuyến đường Lý Thánh Tông dài gần 3,5 km kết nối một loạt các xã, kéo dài sang Hưng Yên và đi Quốc lộ 5; đường nối Yên Viên - Đình Xuyên - Phù Đổng dài 2,8 km; đường gom từ cầu Thanh Trì đến cầu vượt Phú Thị hay đường đê hữu Đuống đoạn Dốc Lời - Đặng Xá đến xã Lệ Chi… Ngoài ra, đường đô thị song hành với cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài tới 40 km cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Cùng với đó, các địa phương vùng ven, lân cận như Hưng Yên cũng dành hàng ngàn tỉ đồng cho hạ tầng giao thông.

Hạ tầng tạo nên khu Đông đẳng cấp bậc nhất tại Thủ đô

Theo TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, trong lịch sử, Hà Nội chủ yếu phát triển ở phía Nam sông Hồng. Từ sau quy hoạch năm 1998, khu vực bên kia sông mới thực sự “thức giấc” mà dấu mốc quan trọng là việc hình thành quận Long Biên vào những năm 2000. Trong hơn 20 năm qua, nội đô Hà Nội vẫn đang tiếp tục được mở rộng về phía Đông. Trong đó, “đi trước, dẫn đường” là hạ tầng giao thông, từ đó tạo ra hiệu ứng lan tỏa, giúp các hoạt động kinh tế - xã hội có cơ hội bứt phá, tạo mặt bằng giá trị mới cho thị trường bất động sản.

Điều dễ nhận thấy nhất là hầu hết các nhà phát triển bất động sản lớn đều đã chọn phía Đông Hà Nội làm nơi “đóng đô”. Cùng với vai trò tiên phong của Vingroup là hàng loạt tên tuổi như Ecopark, Masterise, Sunshine, BRG, Eurowindow… với liên tiếp các dự án hàng hiệu được tung ra thị trường thời gian qua. Đây là những mảnh ghép quan trọng tạo nên diện mạo “thành phố mới ở phía Đông”, sánh ngang với các thành phố hiện đại trong khu vực và trên thế giới.

anh-3-14-.jpg

Diện mạo đô thị phía Đông Hà Nội bứt phá khi có sự hiện diện của các “siêu dự án” do các doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Việt Nam triển khai.

Các dự án ở phía Đông cũng định hình lại “trọng tâm” mới ở thị trường bất động sản. Theo số liệu thống kê của Savills Việt Nam, thị phần ở khu vực này luôn giữ thị phần ở khoảng hơn 30%; thậm chí có những thời điểm vượt hơn 60%. Không chỉ thiết lập những mặt bằng giá trị mới từ việc nâng cao chuẩn sống cho cư dân, các đại đô thị của Vinhomes cũng là thỏi nam châm “hút” cư dân dịch chuyển ra khỏi nội đô cũ, giảm tải áp lực cho trung tâm thành phố. Điển hình như Vinhomes Ocean Park, chỉ sau 4 năm, cộng đồng dân cư đã nhanh chóng phát triển lên tới gần 50 nghìn người.

Chuyển cư ra khỏi nội đô sẽ tiếp tục là một định hướng mà Hà Nội ưu tiên triển khai trong thời gian tới. Mục tiêu cụ thể được đưa ra là giảm từ 1,2 triệu dân (năm 2009) của 4 quận trung tâm xuống dự kiến còn 672 nghìn người. Nếu như việc chuyển cư hơn 10 năm trước sang các đô thị phía Đông như Việt Hưng, Sài Đồng gặp nhiều khó khăn do hạ tầng kết nối chưa đồng bộ thì hiện nay khu vực phía Đông đang trở thành địa điểm lý tưởng cho các cuộc đại dịch duyển dân cư.

Đặc biệt, khi Gia Lâm lên quận (dự kiến vào năm 2023), hệ thống hạ tầng đang được gấp rút hoàn thiện cùng hàng loạt các tuyến đường vành đai, hàng chục cây cầu hình thành trong tương lai gần, bờ Đông sông Hồng sẽ tiếp tục thu hút những chủ đầu tư BĐS hàng đầu với các dự án đô thị quy mô lớn. Điều này biến khu Đông trở thành một trong những khu vực được đánh giá là đáng sống bậc nhất tại Thủ đô.

Bài liên quan
  • Bất động sản Hà Nội: Giá đất nền dự án “leo thang”
    (TN&MT) - Sau một thời gian dài khan hiếm nguồn cung dự án mới, giá bán đất liền kề, biệt thự tại Hà Nội tăng mạnh 20 - 30%. Nhiều khu vực vốn nổi tiếng bởi nhiều dự án chết như huyện Mê Linh, Hoài Đức, Nam - Bắc Từ Liêm, Long Biên… giá đất dự án bỗng dưng tăng vọt cả chục triệu đồng/m2.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đại biểu Vương Thị Hương: Tháo gỡ vướng mắc chính sách để hỗ trợ đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Phát biểu thảo luận tổ sáng 24/5, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) cho rằng bên cạnh những chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì vẫn còn một số bất cập, vướng mắc đề nghị Chính phủ tiếp tục tháo gỡ để đạt được các mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
  • Khẩn trương triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội
    Sáng 24/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà có cuộc làm việc với lãnh đạo Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ… về tiến độ triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng cho chủ đầu tư và người mua nhà ở các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
  • Thị trường nhà ở vẫn thiếu hụt nguồn cung
    (TN&MT) - Theo ghi nhận của các công ty nghiên cứu thị trường, quý 1/2203 vừa qua, thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.HCM và các vùng phụ cận vẫn rơi vào trạng thái trầm lắng, thanh khoản ở mức thấp, nguồn cung mới và sức cầu toàn thị trường sụt giảm đáng kể so với cùng kỳ năm 2022.
  • Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội hơn 1000 tỷ đồng ở Hà Nội
    (TNMT) - Dự án nhà ở xã hội thuộc Khu nhà ở đô thị Kim Hoa (xã Kim Hoa, huyện Mê Linh, Hà Nội) được quy hoạch xây dựng trên 4 lô đất với 9 tòa căn hộ, mỗi tòa cao 9 tầng nổi và 1 tầng hầm. Tổng vốn đầu tư của dự án là 1.268 tỷ đồng.
  • Những tiện ích xanh nổi bật vì sức khoẻ và chất lượng cuộc sống tại Diamond Lotus Riverside
    (TN&MT) - Bên cạnh lợi thế là một trong số những dự án hiếm hoi sở hữu vị trí đắc địa dễ dàng kết nối với khu vực trung tâm TP.HCM, Diamond Lotus Riverside còn là công trình xanh đã và đang được chủ đầu tư tập trung tâm huyết để phát triển thêm nhiều “tiện ích xanh”, đảm bảo các tiêu chí ưu tiên sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cư dân.
  • Giá chung cư không còn tăng nóng
    (TN&MT) - Chuyên gia bất động sản (BĐS) dự báo, sau thời gian liên tục tăng nóng, tốc độ tăng giá chung cư cả nước nói chung và TP.HCM nói riêng sẽ chậm lại, giao dịch kỳ vọng khởi sắc từ quý 2/2023.
  • Bất động sản vừa an cư vừa kinh doanh: “Mảnh ghép” đầy hấp lực tại Đà thành
    (TN&MT) - Kinh tế, du lịch Đà Nẵng đang phục hồi mạnh mẽ, đón đà tăng trưởng mới. Cộng với sức hấp dẫn “hữu xạ tự nhiên hương” của thành phố đáng đến, đáng sống, đáng đầu tư bậc nhất Việt Nam, những luồng cư dân di cư đang tiếp tục đổ về Đà thành - cùng mơ ước về chốn an cư, kinh doanh lý tưởng giữa trung tâm thành phố.
  • Chính sách phát triển nhà ở xã hội: “Phá băng” thị trường bất động sản
    (TN&MT) - Các phân khúc bất động sản (BĐS) phục vụ nhu cầu ở thực của người dân đang có dấu hiệu chuyển biến tích cực với lượng giao dịch thành công ngày càng nhiều.
  • Cư dân T&T DC Complex chính thức nhận bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
    (TN&MT) - Ngày 20/5, Công ty Cổ phần Bất động sản T&T Homes (thành viên Tập đoàn T&T Group) đã tổ chức lễ bàn giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cư dân dự án T&T DC Complex (Hoàng Mai, Hà Nội).
  • Thị trường bất động sản 2023: Thời của người mua
    (TN&MT) - Khác với thời điểm bất động sản (BĐS) nóng ấm, khi mà quyền quyết định trong hoạt động giao dịch thường thuộc về người bán, giờ đây tình thế đã khác hẳn. Trong bối cảnh nhiều chủ đất buộc phải cắt lỗ, bán tháo, đồng nghĩa với việc người mua có nhiều sự lựa chọn hơn và hiển nhiên chủ đất cũng bị ép giá nhiều hơn.
  • Bộ Xây dựng triển khai đề án đầu tư xây ít nhất 1 triệu căn nhà xã hội
    Ngày 19/5, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng tổ chức Hội nghị triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030.”
  • Glory Heights – Chất sống Malibu “triệu đô” tại Vinhomes Grand Park
    Sắp tới đây, những khách hàng yêu thích thiên đường nghỉ dưỡng nhiệt đới tuyệt đẹp tại Malibu sẽ không cần phải di chuyển nửa vòng trái đất để tận hưởng những đặc quyền xa xỉ, bởi men sống thời thượng này sẽ được tái hiện ngay tại tâm điểm Đại đô thị Vinhomes Grand Park, phía Đông TP.HCM.
  • Trải nghiệm thiên đường Malibu độc đáo giữa Vinhomes Grand Park
    Glory Heights (Vinhomes Grand Park) tái hiện đầy đủ phóng khoáng, nghỉ dưỡng lấy cảm hứng từ thành phố biển Malibu (Mỹ), mang tới đặc quyền hưởng thụ chất sống khác biệt dành cho những chủ nhân tinh hoa.
  • Thị trường BĐS 2023: “Tìm mạch” khơi thông
    (TN&MT) - Bước sang giữa quý II/2023, thị trường bất động sản (BĐS) tại TP.HCM và các tỉnh lân cận vẫn rơi vào trầm lắng, chưa có dấu hiệu khởi sắc. Theo các chuyên gia, thị trường BĐS cần “tìm mạch” để khơi thông trong thời gian tới.
  • Công trình xanh – Trồng nhiều cây xanh đã đủ?
    Công trình xanh đã trở thành một thuật ngữ khá phổ biến, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu đúng và đủ. Nhiều người nghĩ rằng xanh là trồng nhiều cây xanh. Thực tế, đằng sau mỗi công trình xanh là tổng hoà của rất nhiều yếu tố.
  • Thời điểm vàng “săn” bất động sản đẹp ở các đô thị vệ tinh
    (TN&MT) - Hàng loạt tín hiệu tích cực về thị trường bất động sản (BĐS) đã thôi thúc nhà đầu tư gấp rút bước vào cuộc đua săn những sản phẩm đẹp. Trong đó, phân khúc phổ thông ở những vị trí tiềm năng tại các đô thị gần TP.HCM được quan tâm.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO