Sơn La: Tiếp tục đẩy mạnh truyền thông, phổ biến pháp luật đất đai

Nguyễn Nga | 16/12/2020, 08:38

(TN&MT) - Từ năm 2019 tới nay, tại phường Chiềng Sinh, TP Sơn La, Sở TN&MT Sơn La đã phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai.

Bà Nguyễn Thị Mừng, Tổ trưởng Tổ 5, phường Chiềng Sinh phổ biến các tài liệu tuyên truyền pháp luật về đất đai trên hệ thống loa truyền thanh của Tổ.

Thực hiện Kế hoạch số 457/KH-STNMT ngày 21/4/2020 về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai tại phường Chiềng Sinh, thành phố Sơn La năm 2020, Sở TN&MT đã tiến hành phát trên 20.000 tờ gấp pháp luật đến cán bộ và nhân dân phường; cùng các bộ tài liệu gồm: Sổ tay hỏi đáp pháp luật đất đai 2013; Hướng dẫn trình tự tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Sơn La; Đề cương, tài liệu tập huấn về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai… Đồng thời, phổ biến, hướng dẫn cán bộ phường cách thức tuyên truyền, triển khai tới người dân.

Tổ 5, phường Chiềng Sinh, TP Sơn La có 203 hộ dân, 7 nhóm liên gia tự quản, với 3 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái, Hmong.

Để đảm bảo công tác tuyên truyền tới đông đảo nhân dân nhanh chóng, kịp thời, giúp người dân tiếp cận nguồn thông tin chính thống, loa truyền thanh đã được cán bộ Tổ 5 vận dụng hiệu quả. Khung giờ truyền thanh được lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Bà Nguyễn Thị Mừng, Tổ trưởng Tổ 5, phường Chiềng Sinh cho biết: Sau khi tiếp nhận tài liệu tuyên truyền về pháp luật đất đai từ Sở TN&MT và UBND phường, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch, thực hiện tuyên truyền thường xuyên trên hệ thống 5 loa truyền thanh của tổ. Kết hợp với đó là phô tô tài liệu tuyên truyền đưa về các nhóm, các đoàn thể. Khi các đoàn thể tổ chức các hội nghị của mình sẽ phối hợp để tổ chức tuyên truyền trực tiếp tới người dân.

Thông qua cách tuyên truyền như vậy, đã giúp thông tin tuyên truyền lan tỏa tới mọi người dân trên địa bàn. Người có thời gian thì nghe trên hệ thống loa; người chưa nghe được thì sẽ được phổ biến thông qua các cuộc họp của các nhóm liên gia và các đoàn thể.

“Qua việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, ý thức chấp hành pháp luật đất đai của người dân Tổ 5 cơ bản tốt. Người dân đã có ý thức rõ hơn về trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Luật Đất đai. Thời gian tới, chúng tôi mong muốn ngoài việc phát tài liệu, có thể mở các hội nghị tới từng cơ sở từ 1-2 lần/năm, để các cán bộ nắm vững về chuyên môn, nghiệp vụ truyền tải các thông tin, giải thích rõ ràng, đầy đủ, cụ thể các nội dung để người dân hiểu rõ hơn” – Bà Nguyễn Thị Mừng kiến nghị.

Còn tại Bản Hẹo, phường Chiềng Sinh hiện có 107 hộ dân, với 2 dân tộc sinh sống là Thái và Kinh. Ông Quàng Văn Sơ, Tổ trưởng bản Hẹo, phường Chiềng Sinh chia sẻ: Để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đất đai cho người dân, từ những tài liệu tuyên truyền, phổ biến được bàn giao, Tổ đã phát tài liệu tới người dân, kết hợp lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến trực tiếp tại các cuộc họp, hội nghị của Tổ. Đồng thời, giao cho 6 nhóm liên gia tự quản trên địa bàn tăng cường tuyên truyền, phổ biến tới người dân theo từng khu vực.

Bước đầu có thể thấy, hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai rất thiết thực và ý nghĩa, được đông đảo bà con quan tâm. “Chúng tôi mong muốn, các sở ngành tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương duy trì, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để người dân hiểu và nắm rõ các quy định pháp luật đất đai, đặc biệt, có đội ngũ cán bộ, tuyên truyền viên am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao hơn” – ông Quàng Văn Sơ đề xuất.

Bài liên quan
  • Sơn La: Đa dạng các hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về TN&MT
    (TN&MT) - Những năm qua, Sở TN&MT Sơn La đã quan tâm tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường, đặc biệt là tại 2 địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, hiệu quả, tạo sự chuyển biến trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân.

(0) Bình luận
Nổi bật
Phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc của 20 dân tộc Lai Châu
(TN&MT) - Với 20 dân tộc, trên 86% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, bức tranh văn hóa tỉnh Lai Châu có sự phong phú, đa dạng đồng thời mang những nét đặc trưng của từng dân tộc. Làm thế nào để khai thác thế mạnh này cho phát triển kinh tế - xã hội đồng thời gìn giữ, bảo tồn nét đặc sắc ấy và đưa hình ảnh, văn hóa các dân tộc Lai Châu đến bạn bè, du khách bốn phương?
Đừng bỏ lỡ
  • Quảng Ngãi: Tạo sinh kế ổn định cho dân cư nơi lòng hồ thủy điện
    (TN&MT) - Với lợi thế mặt nước ở vùng lòng hồ chứa thuỷ lợi, thuỷ điện tỉnh Quảng Ngãi xác định bên cạnh việc triển khai các mô hình nuôi cá nước ngọt, nơi đây còn có thể kết hợp phát triển du lịch sinh thái, góp phần tạo việc làm, nâng cao tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho người dân.
  • Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Quản lý tài nguyên nước tổng thể, tổng hợp, công bằng
    Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ quan điểm này tại phiên đối thoại cấp cao Hợp tác về nước trong khuôn khổ Hội nghị của Liên Hợp Quốc về nước năm 2023, chiều 23/3 (giờ địa phương).
  • Quản lý đất đai cấp cho đồng bào dân tộc còn bất cập
    Theo báo cáo mới nhất về kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội 53 dân tộc thiểu số của Ủy ban Dân tộc (năm 2019), cả nước còn có 24.532 hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở; 210.400 hộ dân tộc thiểu số có nhu cầu hỗ trợ đất sản xuất.
  • Xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản: Phân công nhiệm vụ theo nhóm vấn đề lớn hơn
    (TN&MT) - Đó là ý kiến góp ý của nhiều đại diện Bộ, ngành tại cuộc họp Ban soạn thảo, Tổ biên tập dự án Luật Địa chất và Khoáng sản vào chiều 23/3, tại Hà Nội. Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên chủ trì cuộc họp.
  • “Sổ đỏ” mang tên cả vợ lẫn chồng : Tạo điều kiện để phụ nữ chủ động phát triển kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo
    Phụ nữ và nam giới bình đẳng về quyền sử dụng (QSD) đất được đề cập trong các văn bản pháp luật hiện hành tại Việt Nam. Nội dung này được thể hiện trong Hiến pháp 2013, Luật đất đai 2013, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng các văn bản hướng dẫn thi hành.
  • Thanh Hoá: Có 429.337 ý kiến góp ý vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
    UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có Báo cáo số 47/BC-UBND, ngày 19/3/2023 về việc tổng hợp kết quả tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với Luật Đất đai (sửa đổi). Các tổ chức, cá nhân góp ý 16 chương với 429.337 lượt ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).
  • Bắc Ninh sử dụng nguồn tài nguyên nước hiệu quả góp phần giảm nghèo
    (TN&MT) - Thời gian qua, thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, tỉnh Bắc Ninh bên cạnh việc tạo điều kiện về vốn vay và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để phát triển kinh tế, tỉnh còn thực hiện nhiều giải pháp giúp người dân địa phương tiếp cận nguồn nước sạch, hợp vệ sinh, an toàn phục vụ cho sản xuất góp phần nâng cao chất lượng cho người dân.
  • Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế): Quản lý hiệu quả tài nguyên khoáng sản
    (TN&MT) - Là địa phương có nguồn khoáng sản đa dạng, huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã và đang chú trọng nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng khoáng sản hiệu quả, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH).
  • Điện Biên khó khăn trong công tác cấp phép khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - Những năm qua, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động cấp phép khoáng sản trên địa bàn tỉnh Điện Biên được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước. Tuy nhiên, vẫn còn những khó khăn trong công tác cấp phép khai thác khoáng sản, dẫn đến tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra, tự phát và khó kiểm soát tại một số địa phương.
  • Mê mẩn với ốc đảo nguyên sinh giữa bạt ngàn sóng nước
    (TN&MT) - Hàng ngàn cây cối xanh tươi, hàng trăm loài chim ríu rít, môi trường trong lành mát mẻ đến vô ngần, đó là cảm nhận của Đoàn Đảng bộ Trung tâm Công nghệ Thông tin & Liên lại Liên doanh Việt – Nga Vietsovpetro lần đầu tiên đặt chân đến Đảo Ó Đồng Trường - Một ốc đảo “đẹp - độc - lạ” giữa lòng hồ thủy điện Trị An tỉnh Đồng Nai.
  • Cảnh sát biển tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp cho ngư dân Quảng Trị
    (TN&MT) - Ngày 21/3, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 phối hợp Ban Dân vận Tỉnh ủy Quảng Trị tổ chức tuyên truyền chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) năm 2023; tặng quà cho ngư dân có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Gio Linh (Quảng Trị).
  • Infographic: Chính sách đất đai đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số, hộ nghèo trong đó, có nhiều chính sách về đất đai hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, qua đó góp phần vào công cuộc xóa đói – giảm nghèo.
  • Nước..! Yếu tố thoát nghèo bền vững
    (TN&MT) - Nước là để duy trì sự sống và mọi hoạt động kinh tế xã hội, đóng vai trò tiên quyết trong sản xuất nông nghiệp. Do đó, tỉnh Điện Biên đã triển khai một số giải pháp để bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước. Đặc biệt, trong sản xuất nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
  • Hội nghị Nước 2023 của Liên Hợp Quốc: Đẩy nhanh tiến độ tiếp cận phổ cập nước sạch
    (TN&MT) - Hội nghị về Nước năm 2023 của Liên Hợp Quốc (LHQ), sẽ diễn ra từ ngày 22 đến ngày 24/3 tới tại trụ sở LHQ (Mỹ), đang được đánh giá là cơ hội “ngàn năm có một” để đẩy nhanh tiến độ hướng tới tiếp cận phổ cập nước sạch và vệ sinh vào năm 2030.
  • Thanh Hóa: Công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai
    Thực hiện quy định tại Luật đất đai năm 2013 và các văn bản quy định thi hành, theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường vừa có Văn bản số 654/STNMT- TTr báo cáo UBND tỉnh Thanh Hóa về việc công khai 109 dự án vi phạm pháp luật đất đai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO