Sơn La: Tăng cường quản lý, xử lý vi phạm hành chính về đất đai

Nguyễn Nga | 19/09/2021, 19:09

(TN&MT) - UBND tỉnh Sơn La vừa ban hành Công văn số 2877/UBND-KT, về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính về đất đai và trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh.

Sở TN&MT Sơn La tăng cường rà soát, kiểm tra đất đai với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, để tăng cường quản lý, sử dụng đất, xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất, quản lý trật tự xây dựng, đặc biệt là trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng của UBND cấp huyện, xã, Chủ tịch UBND cấp huyện, xã; Chủ tịch UBND tỉnh giao UBND các huyện, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch rà soát, kiểm tra, thanh tra và xử lý các sai phạm về đất đai, trật tự xây dựng. Thời gian hoàn thành trước ngày 20/9/2021.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và chủ động triển khai các nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, xã về quản lý đất đai, trật tự xây dựng được quy định tại khoản 3, Điều 28, khoản 8 Điều 29 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015; Điều 208 Luật Đất đai 2013; Điều 103 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi tại khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi năm 2020)...

Chỉ đạo các phòng chức năng, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm theo quy định; xử lý vi phạm đối với công trình xây dựng sai quy hoạch, xây dựng không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.

Chủ tịch UBND cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh và pháp luật trong chỉ đạo kiểm tra, xử lý các vi phạm về đất đai, trật tự xây dựng để tình trạng các vi phạm về đất đai, vi phạm về trật tự xây dựng xảy ra trên địa bàn.

UBND tỉnh giao các địa phương xây dựng kế hoạch rà soát, kiểm tra, thanh tra và xử lý các sai phạm về đất đai, trật tự xây dựng.

Giao Sở TN&MT hướng dẫn các các huyện, thành phố, các xã phường, thị trấn xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai theo quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ.

UBND tỉnh yêu cầu, định kỳ hằng quý (trước ngày 15 của tháng cuối quý), 6 tháng (trước ngày 10/6), hàng năm (trước ngày 10/12), UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh (qua Sở TN&MT về lĩnh vực đất đai; qua Sở Xây dựng về lĩnh vực xây dựng) để tổng hợp báo cáo hàng quý (trước ngày 20 của tháng cuối quý), báo cáo 6 tháng (trước ngày 20/6), báo cáo năm (trước ngày 20/12) và tham mưu UBND tỉnh để xem xét chỉ đạo.

Theo Sở TN&MT Sơn La, thời gian qua, tỉnh Sơn La đã có nhiều nỗ lực thực hiện chấn chỉnh, tăng cường quản lý đất đai, xây dựng hệ thống thông tin đất đai; thực hiện rà soát, kiểm tra đất đai với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai như: Lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, nhất là chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp như xây dựng nhà ở, lán trại… Nguyên nhân chủ yếu là do UBND cấp huyện, xã, nhất là UBND cấp xã chưa kịp thời phát hiện hành vi vi phạm về đất đai; khi phát hiện xử lý không kiên quyết, dứt điểm ngay từ khi hành vi vi phạm mới xảy ra; ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một bộ phận nhân dân còn chưa nghiêm dẫn đến nhiều vụ việc tồn đọng phức tạp, kéo dài.

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở TN&MT đã ban hành Hướng dẫn số 243/HD-STNMT, hướng dẫn nội dung, trình tự tiến hành xử lý vi phạm hành chính về đất đai trên địa bàn tỉnh. Đối tượng áp dụng là cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan hoạt động xử lý vi phạm hành chính về đất đai.
Tại Hướng dẫn đã nêu rõ các nội dung gồm: Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính; Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; Áp dụng mức phạt tiền; Việc xác định số lợi bất hợp pháp; Xác định diện tích đất vi phạm; Thẩm quyền và trách nhiệm trong xử lý vi phạm hành chính về đất đai; Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Đặc biệt, hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính với 6 hành vi, như: Chuyển mục đích sử dụng đất; lấn chiếm đất; hủy hoạt đất; gây cản trở hoặc thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác, không đăng ký đất đai; tự ý chuyển quyền sử dụng đất, tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất…
Sở TN&MT đề nghị các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND cấp xã phổ biến nội dung hướng dẫn cho cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất đai. Tăng cường kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn kịp thời vi phạm ngay từ đầu, xử lý triệt để; kiên quyết cưỡng chế buộc khôi phục hiện trạng với việc san lấp, xây dựng trên đất nông nghiệp, đất trồng lúa… Trường hợp vi phạm nhiều lần, tái phạm, vi phạm có tính chất nghiêm trọng phải xử lý nghiêm, không để kéo dài gây bức xúc.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
  • Quảng Bình: Đẩy mạnh tăng thu tiền sử dụng đất các tháng cuối năm 2023
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 1763/UBND-TH yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương đưa lượng quỹ đất của các dự án phát triển quỹ đất đã đủ điều kiện ra đấu giá ngay trong quý 3 và đầu quý 4/2023 nhằm kịp thời tạo nguồn thu trong năm 2023.
  • Khánh Hòa: Sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện
    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
  • Đắk Nông: Giải quyết đất ở, đất sản xuất đồng bào dân tộc
    Trong những năm qua, công tác cấp đất ở, đất sản xuất cho người đông bào dân tộc thiểu số theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 luôn được tỉnh quan tâm và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc cần sớm có những biện pháp tháo gỡ nhằm giúp đời sống của người DTTS ngày một ổn định.
  • Bình Định đấu giá 228 lô đất trong tháng 9
    Vào các ngày 15 và 17/9, 166 lô đất ở thị xã An Nhơn và 62 lô đất ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng. Giá khởi điểm cao nhất hơn 1 tỷ đồng/lô.
  • Bắc Hà (Lào Cai): Phát huy giá trị của đất trong giảm nghèo
    (TN&MT) - Những năm qua huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm hay, sáng tạo trong việc phát huy các nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực đất đai trong phát triển kinh tế xã hội, giảm nghèo. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm của huyện Bắc Hà giảm 8,43%, phấn đấu đến năm 2025 đưa Bắc Hà thoát khỏi huyện nghèo, huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Lào Cai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO