Công tác tín ngưỡng tôn giáo

Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

Nguyễn Nga 15:58 26/09/2023

(TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

Giữ gìn, phục dựng các lễ hội truyền thống

Thành phố Sơn La, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, có trên 111.000 người, 12 xã, phường, với 12 dân tộc anh em cùng sinh sống. Những năm qua, thành phố đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phục dựng, duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống cũng như tổ chức các lễ hội mới phù hợp xu thế phát triển, góp phần phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Thành phố mang đậm bản sắc các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc.

2(2).jpg
Lễ hội Hoa ban - nét văn hóa tinh thần của nhân dân các dân tộc thành phố Sơn La.

Ông Trần Công Chính, Phó Chủ tịch UBND thành phố cho biết: Lễ hội không chỉ là không gian văn hóa mà còn là điểm hẹn, nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân các dân tộc, cũng như du khách thập phương khi đến với mảnh đất, con người Sơn La. Chính vì vậy, thành phố đã phục dựng, duy trì tổ chức các lễ hội truyền thống như: Hội Hạn Khuống, Lễ Xên Mường. Hiện nay, đang hướng tới phục dựng lễ hội Xên bản kết hợp tổ chức ngày đại đoàn kết toàn dân vào 18/11 và duy trì hàng năm; nghiên cứu phục dựng, tái hiện thực cảnh một số lễ hội khác như Lễ hội cầu mưa, lễ hội xuống đồng.

Đồng thời, tổ chức các lễ hội mới như: Hội Xuân dâng Bác, lễ hội hoa Ban, lễ hội Đền thờ vua Lê Thái Tông, lễ hội cà phê…, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ, sinh hoạt văn hóa của nhân dân các dân tộc trên địa bàn thành phố.

Theo lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh, lễ hội ở Sơn La chủ yếu là các lễ hội dân gian gắn với từng dân tộc, từng địa phương, thể hiện phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống các dân tộc. Cũng vì thế, lễ hội thường có quy mô nhỏ, được tổ chức định kỳ, không có các lễ hội du nhập từ ngoài vào tỉnh. Điều này cũng tạo nên dấu ấn văn hóa riêng có của Sơn La.

Trong những năm qua, công tác tổ chức, quản lý lễ hội trên địa bàn tỉnh được quan tâm triển khai, đảm bảo chấp hành nghiêm quy định của Nhà nước. Nhiều lễ hội dân gian truyền thống, giàu tính nhân văn được sưu tầm, phục dựng và tổ chức với sự kết hợp hài hòa phần lễ và phần hội, góp phần phong phú đời sống văn hoá tinh thần của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương.

2(3).jpg
Lễ hội Hết chá của người Thái huyện Mộc Châu được phục dựng, giữ gìn.

Nâng ý thức bảo vệ môi trường lễ hội

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 xác định: Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc Sơn La và vùng Tây Bắc, lấy phát triển văn hóa, xây dựng con người làm yếu tố cốt lõi để phát triển kinh tế - xã hội.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La đã ban hành Kết luận số 335-KL/TU ngày 26/7/2021 phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển văn hóa, con người Sơn La đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, nhằm từng bước xây dựng, phát triển văn hóa Sơn La trở thành nguồn lực quan trọng của mục tiêu phát triển bền vững, toàn diện.

4(1).jpg
Sơn La – nơi hội tụ của 12 dân tộc anh em với đa dạng sắc màu văn hóa các dân tộc.

Trên cơ sở đó, các cấp, các ngành, các địa phương trên toàn tỉnh dã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ phát triển văn hóa – con người Sơn La. Trong đó, đã chú trọng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh gắn với bảo vệ môi trường sinh thái.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo vệ môi trường. Vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng xanh sạch đẹp trên các tuyến đường, khu vực tổ chức lễ hội trước, trong và sau thời gian tổ chức. Kiên quyết loại bỏ các yếu tố mê tín, dị đoan, các hủ tục, xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, vi phạm pháp luật trong tổ chức lễ hội.

Bà Lê Thị Thu Hằng, Phó Giám đốc Sở TN&MT Sơn La cho biết: Để bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, di tích, tổ chức lễ hội, Sở TN&MT đã phối hợp với các địa phương đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường.

Chú trọng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hành động của người dân, du khách từ những việc làm nhỏ nhất như chủ động phân loại rác, không sử dụng túi ni lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần, không xả rác bừa bãi, tự giác chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng chống rác thải nhựa. Tích cực tham gia hưởng ứng phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thân thiện với môi trường.

3(1).jpg
Sơn La quan tâm bảo vệ môi trường các khu vực tổ chức lễ hội.

Tại các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho cán bộ, người lao động trong ngành du lịch và cộng đồng dân cư, du khách. Kêu gọi sự hưởng ứng của cộng đồng chung tay bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch, lễ hội.

Hướng dẫn các khu, điểm du lịch, các di tích lịch sử, văn hóa, các điểm tổ chức lễ hội và các cơ sở lưu trú, nhà hàng thực hiện thu gom, phân loại rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa, bao bì, túi ni lông và vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý theo quy định. Tăng cường kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trước, trong và sau thời gian tổ chức lễ hội.

Từ đó, hướng tới xây dựng ý thức bảo vệ môi trường, gìn giữ, ứng xử đúng đắn với môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững. Góp phần nâng cao chất lượng đời sống tinh thần cho nhân dân, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, khích lệ các tầng lớp nhân dân hăng hái thi đua, lao động sản xuất, thúc đẩy phát triển KT-XH, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Những năm qua, Sơn La đã phục dựng 17 lễ hội gắn với phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn. Nổi bật là lễ hội Cầu Mùa của dân tộc Khơ Mú huyện Yên Châu; lễ hội Hết chá của người Thái huyện Mộc Châu; lễ hội Xên lẩu nó và Hạn khuống của dân tộc Thái huyện Thuận Châu; lễ hội Gội đầu của dân tộc Thái trắng huyện Quỳnh Nhai; Tết Xíp xí của dân tộc Thái trắng, lễ hội Mợi của dân tộc Mường huyện Phù Yên…

Bài liên quan
  • Rực rỡ sắc màu văn hóa Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La
    (TN&MT) - Sau 3 năm gián đoạn do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, năm nay, Lễ hội Mùa hoa ban thành phố Sơn La được tổ chức trở lại với chuỗi các hoạt động phong phú, hấp dẫn, thu hút hàng trăm diễn viên, vận động viên đến từ 12 xã, phường và đông đảo nhân dân, du khách tham quan, cổ vũ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt
Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.
Đừng bỏ lỡ
  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội
    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.
  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.
  • Tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của người Mường ở Thanh Hóa
    Theo nghiên cứu của TS. Quách Công Năm (Trường Đai học Hồng Đức), người Mường ở Thanh Hoá là tộc người bản địa, có đời sống tôn giáo hết sức sinh động. Trong đó, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên khá phổ biến cho thấy, người Mường rất quý đất, quý nước và quý rừng.
  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường tại lễ hội Điện Hòn Chén
    (TN&MT) - Những năm qua và đặc biệt là năm nay, tại lễ hội Điện Hòn Chén (TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế) đã không còn xuất hiện tình trạng xả rác hay đốt vàng mã xung quanh và xuống sông Hương từ các thuyền tham gia. Ý thức người dân đã được nâng cao, môi trường được đảm bảo.
  • TP. Cần Thơ: Giáo hội Phật giáo tích cực bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững
    (TN&MT)- Trong thời gian qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT), ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), góp phần xây dựng TP. Cần Thơ ngày càng xanh - sạch - đẹp, bền vững. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với Thượng tọa. TS Lý Hùng, Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN TP. Cần Thơ.
  • Lào Cai: Linh thiêng Lễ hội đền Bảo Hà
    (TN&MT) - Ngày 1/9 (tức 17/7 âm lịch), UBND huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã long trọng tổ chức Lễ hội đền Bảo Hà. Hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã đến tham dự Lễ hội.
  • Cần rà soát, hoàn thiện quy định về đất tôn giáo
    Góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội XV, Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm – Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội đề nghị cần rà soát, hoàn thiện quy định về đất tôn giáo để bảo đảm quy định thống nhất giữa dự thảo Luật và Luật Tín ngưỡng tôn giáo, tránh phát sinh các khái niệm mới, thực hiện không thống nhất, có thể sẽ phát sinh tranh chấp, khiếu nại.
  • Ứng phó BĐKH, bảo vệ môi trường: “Nhịp cầu” gắn kết các tôn giáo trong khối đoàn kết toàn dân
    (TN&MT) - Ngày nay, các tôn giáo đang thể hiện rõ nét vai trò trong việc hình thành nếp sống, văn hóa bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng. Sự kết hợp giữa phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo đã tạo nên sức lan tỏa rộng khắp, gắn kết các tôn giáo đóng góp vào xu thế phát triển xanh, bền vững của đất nước. Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã phỏng vấn PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tôn giáo xung quanh nội dung này.
  • Giáo họ Tràng Bạch chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Những năm qua, Giáo họ Tràng Bạch luôn chung tay cùng chính quyền phường Hoàng Quế, thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) đẩy mạnh tuyên truyền, vận động đồng bào công giáo chung tay thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần thiết thực xây dựng diện mạo đô thị phường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
  • Chuyên gia đề xuất biện pháp phòng tránh tai biến trượt lở tại Hà Giang
    (TN&MT) - Hà Giang là tỉnh miền núi phía Bắc, có địa hình đồi núi dốc, chia cắt mạnh, địa chất không đồng nhất, hàng năm thường xuyên xảy ra các loại hình thiên tai như: Dông, lốc, sét, mưa đá, rét hại, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, ngập úng cục bộ… Đáng chú ý, đây là tỉnh có mức độ nguy cơ trượt lở đất đá rất cao.
  • Phật giáo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chung tay bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, ngoài việc thực hiện phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu còn chung tay xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ngày càng xanh - sạch - đẹp, văn minh - hiện đại, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
  • Giáo dân Sa Pa với phong trào sống xanh
    Các hộ gia đình tự phân loại rác thải trước khi đem đến nơi thu gom, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, thường xuyên ra quân dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm, nơi công cộng, dọn dẹp khuôn viên nhà thờ vào thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Đó là những hành động thiết thực mà giáo dân Sa Pa đang thực hiện để hướng đến lối sống xanh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO