Sơn La phát triển các mô hình canh tác thông minh thích ứng BĐKH

Nguyễn Nga | 19/12/2022, 16:31

(TN&MT) - Sở NN&PTNT Sơn La vừa phối hợp với Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) tổ chức sơ kết Dự án Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc.

Dự án được tiếp nhận và triển khai tại 4 xã: Muổi Nọi, Bon Phặng, Nậm Lầu và Chiềng Pha, huyện Thuận Châu trong giai đoạn 2021-2023, do Tổ chức Bánh mỳ cho Thế giới (BftW - Tổ chức phi Chính phủ Đức) tài trợ, Trung tâm SRD là đơn vị thực hiện.

1(1).jpg

Mô hình canh tác khoai sọ bền vững thích ứng BĐKH tại xã Nậm Lầu, Chiềng Pha huyện Thuận Châu.

Theo lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Sơn La, qua triển khai dự án giai đoạn I (2018 – 2020), nhân dân áp dụng kiến thức khoa học kỹ thuật đã được tiếp cận, duy trì và phát huy kiến thức trong thí điểm các mô hình thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu (CSA) để tạo ra các sản phẩm an toàn cho sức khỏe, đảm bảo an ninh lương thực, tiếp cận thị trường, tăng thu nhập cho các nhóm yếu thế và giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Từ đó, lan tỏa các kết quả thành công của dự án đến với người dân các vùng lân cận.

Năm 2022, Chi cục tiếp tục kết hợp với Trung tâm SRD và UBND huyện Thuận Châu triển khai 17 lớp tập huấn cho nông dân 4 xã vùng dự án kết hợp với mô hình trình diễn về canh tác thích ứng biến đổi khí hậu trên cây lúa, khoai sọ và cà phê cho 510 lượt người tham gia. Tổ chức 4 chuyến thăm quan chéo giữa 4 xã dự án với 138 lượt người tham gia; 4 cuộc hội thảo để người dân và các học viên trao đổi thảo luận, đánh giá mô hình.

2(1).jpg

Mô hình cấy lúa thích ứng BĐKH đã cho thấy những hiệu quả tích cực.

Qua quá trình triển khai, người dân nhận thấy, việc áp dụng các phương thức canh tác lúa, cà phê, khoai sọ đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con, giảm được chi phí đầu vào khoảng 60-80% lượng giống, giảm 10-20% phân bón, giảm số lần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, tận dụng nguồn rơm rạ vào trong sản xuất, giảm bớt khí phát thải vào môi trường, bảo vệ sức khỏe con người…

Đơn cử, việc cấy lúa theo phương pháp CAR chỉ dùng phân hữu cơ bón cho lúa qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học thân thiện với môi trường, tập trung vào biện pháp canh tác, điều tiết nước hợp lý theo giai đoạn sinh trưởng, phát triển giúp cây lúa khỏe mạnh, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, với điều kiện thời tiết bất thuận, giảm thiểu chi phí đầu tư vật tư nông nghiệp cho bà con, gia tăng hệ vi sinh vật có lợi trong đất, giúp cải tạo đất, bảo vệ môi trường sinh thái đồng ruộng lâu dài.

3.jpg

Canh tác cà phê bền vững, tăng năng suất, thích ứng BĐKH.

Ngoài ra, trong năm 2022, người dân vùng dự án đã được tổ chức đánh giá cung cầu nước tại 16 bản thuộc 4 xã. Tập huấn về quản lý, điều tiết, duy tu bảo trì các công trình, hệ thống mó nước và tập huấn về phục hồi rừng đầu nguồn giúp bảo vệ nguồn nước với sự tham gia của 523 người. Tổ chức 8 diễn đàn về vai trò của rừng cho 395 người, 8 diễn đàn về quản lý rừng cộng đồng, PCCCR cho 379 người.

Tổ chức thi vẽ tranh bảo vệ nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh tại 4 trường THCS trên địa bàn 4 xã dự án, với sự tham gia trực tiếp của trên 400 học sinh. Nội dung các bức tranh đã thể hiện công tác trồng cây phục hồi rừng đầu nguồn, sử dụng nguồn nước tiết kiệm, vệ sinh môi trường khu vực đầu nguồn nước, bản làng đoàn kết sử dụng nguồn nước chung…

5.jpg

Cuộc thi vẽ tranh bảo vệ nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh đã thu hút đông đảo các em học sinh tham gia hưởng ứng.

Theo đánh giá của Trung tâm SRD, người dân rất vui vẻ, hào hứng tham gia Dự án bởi các hoạt động đều gắn liền với trồng trọt, chăn nuôi thường ngày. So với các mô hình khác, kỹ thuật canh tác thích ứng BĐKH được áp dụng ngay sau mỗi khóa tập huấn. Người dân đã có sự thay đổi bước đầu về kiến thức, nhận thức trong việc sử dụng các loại phân bón và thuốc BVTV. Hiện nay, UBND huyện Thuận Châu đã kết hợp với Chương trình của huyện để nhân rộng mô hình cấy lúa thích ứng BĐKH ra 7 xã chưa thực hiện Dự án.

Năm 2023, dự kiến, Dự án sẽ tiếp tục thực hiện các mô hình canh tác nông lâm nghiệp thích ứng BĐKH. Tổ chức hội nghị kết nối thị trường giữa đại diện các nhóm nông dân với các công ty, doanh nghiệp. Tổ chức các diễn đàn về vai trò rừng, quản lý rừng cộng đồng, chi trả dịch vụ môi trường rừng; các hoạt động trồng rừng bổ sung, quản lý, điều tiết nước...

Bài liên quan
  • Nông nghiệp Điện Biên thích ứng biến đổi khí hậu: Chuyển hướng để giảm nghèo
    (TN&MT) - Trước diễn biến phức tạp, khó lường của thời tiết, những năm qua, việc sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan. Vì vậy, để thích ứng với biến đổi khí hậu, ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng và chuyển giao công nghệ, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tránh được rủi ro do thiên tai, dịch hại… góp phần xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lan tỏa tinh thần bảo vệ môi trường của đạo Tin Lành
(TN&MT) - Cộng đồng đạo Tin Lành Việt Nam đang phát huy nhiều sáng kiến, triển khai những mô hình hay nhằm chung tay với các tôn giáo thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Đừng bỏ lỡ
  • EVN và các đơn vị tham gia tích cực, hiệu quả Giờ trái đất 2023.
    (TN&MT) - EVN đã đăng tải các nội dung tuyên truyền về tiết kiệm điện và bảo vệ môi trường hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất 2023 trên các kênh truyền thông số của Tập đoàn cũng như các đơn vị như webiste, zalo, fanpage, Tiktok…, với những cách thức thể hiện hấp dẫn, dễ thu hút người đọc/người xem như Infograpfic, ảnh, video clip...
  • Yên Bái: Tắt đèn một giờ đồng hồ hưởng ứng Giờ trái đất năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/3, tại phường Đồng Tâm, TP Yên Bái (Yên Bái) Tỉnh đoàn Yên Bái, Sở Công thương và Công ty Điện lực Yên Bái đã phối hợp tổ chức Chương trình Hưởng ứng Giờ Trái Đất năm 2023. Trong một giờ đồng hồ tắt đèn và các thiết bị điện không cần thiết từ 20h30 – 21h30, tỉnh Yên Bái tiết kiệm được 28.886 kWh điện.
  • Chuyên gia quốc tế bàn giải pháp tăng cường khả năng dự báo thiên tai ở Việt Nam
    (TN&MT) - Theo các chuyên gia về khí tượng thủy văn (KTTV), để tăng cường khả năng chống chịu với các hiện tượng cực đoan ở khu vực đô thị của Việt Nam, cần phải hiểu rõ các rủi ro hiện tại và trong tương lai, xây dựng năng lực phòng chống, quản lý khẩn cấp, phát triển ngành cũng như cơ chế quản trị rủi ro và học hỏi để quản lý rủi ro bền vững cho tương lai. Để làm được như vậy, ngành KTTV cần phát triển hơn nữa công nghệ, mô hình dự báo, cảnh báo dựa trên tác động.
  • Yên Bình (Yên Bái): Ra quân hưởng ứng Đề án trồng một tỷ cây xanh
    (TN&MT) - Sáng 25/3, tại tổ 7 thị trấn Yên Bình, UBND huyện Yên Bình (Yên Bái) tổ chức phát động trồng cây Phong Linh vàng và cây Hoa Ban trắng hưởng ứng Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ.
  • Sơn La: 50 đoàn viên thanh niên đạp xe diễu hành hưởng ứng Giờ Trái đất 2023
    (TN&MT) - Ngày 25/3, Đoàn thanh niên Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Sơn La tổ chức ra quân tuyên truyền hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2023.
  • Nắng nóng ở đồng bằng đến sớm hơn trung bình 1 tháng
    (TN&MT) - Đó là thông tin vừa được ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia, Tổng cục KTTV cung cấp khi ông trao đổi về tình hình nắng nóng thời gian tới.
  • Bình Thuận: Nâng cao các giải pháp ứng phó BĐKH, giảm thiệt hại tới mức thấp nhất
    Những năm gần đây, trước tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu thiệt hại, nhất là đối với các vùng dễ bị tổn thương, giúp địa phương thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
  • Quảng Bình: Xây dựng đô thị sinh thái thích ứng BĐKH
    (TN&MT) - Thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) là một trong các khu vực dễ bị tổn thương trước biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai cực đoan.
  • Điện Biên mưa đá dông lốc đột ngột gây thiệt hại gần 1tỷ đồng
    (TN&MT) - Chiều tối 19-3, tỉnh Điện Biên đã xảy ra mưa đá, dông lốc kèm theo gió giật mạnh. Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1 tỷ đồng, mức độ thiệt hại nhẹ do thời gian mưa, lốc kéo dài trong vòng 20 phút và chỉ xảy ra một số xã nằm trong vòng xoáy của gió.
  • Đà Nẵng trước thách thức từ biến đổi khí hậu
    (TN&MT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, trong đó có TP. Đà Nẵng. Hướng tới sự phát triển bền vững, mục tiêu của Đà Nẵng là trở thành Thành phố an toàn và giảm nhẹ tác động của thiên tai do BĐKH gây ra.
  • Tạo sinh kế bền vững vùng đất ngập nước
    (TN&MT) - Thời gian qua, dưới tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu (BĐKH), tỉnh Long An đã đẩy mạnh các hoạt động về trồng rừng và phát triển diện tích rừng nhằm nâng cao năng lực ứng phó BĐKH, đồng thời tạo sinh kế cho người dân nơi vùng đất ngập nước.
  • Đất cằn nở hoa ấm no cho đồng bào Bù Gia Mập
    (TN&MT) - “Trước đây, cứ mỗi mùa khô đến thì lòng người cũng khô héo như cây. Giờ thì khác rồi. Cây xen canh làm cho đất bớt cằn, còn lòng mình thì rất vui vì cán bộ hướng dẫn mình đuổi được cái nghèo rồi”.
  • Thời tiết ngày 15/3: Bắc Bộ có sương mù và mưa rải rác
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo KTTVQG, ngày 15/3, khu vực Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, chiều tối và đêm có mưa, Gió đông nam cấp 2-3. Khu vực từ Đà Nẵng đến Bình Thuận có mưa vài nơi. Khu vực Nam Bộ Có mây, ngày nắng, miền Đông có nơi có nắng nóng.
  • Miền Bắc sắp xuất hiện đợt nắng nóng mới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khoảng từ ngày 21-24/3, miền Bắc cục bộ có xuất hiện nắng nóng.
  • Mở rộng thương mại xanh với châu Âu
    (TN&MT) - Theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), các doanh nghiệp rất quan tâm đến việc Việt Nam có những chính sách nhằm cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO