Sơn La: Kiểm tra việc thực hiện tiêu chí môi trường tại xã Mường Bằng

Nguyễn Nga | 08/11/2021, 13:51

(TN&MT) - Đoàn công tác của Sở TN&MT Sơn La vừa tiến hành kiểm tra, hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường tại xã Mường Bằng, huyện Mai Sơn - là xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2021.

Mường Bằng có 13 bản, 1.717 hộ dân với trên 7.800 nhân khẩu, 3 dân tộc Thái, Kinh, Mông cùng sinh sống. Thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng NTM, hàng năm, UBND xã đã lồng ghép tuyên truyền các nội dung về bảo vệ môi trường đến với người dân trong các hội nghị giao ban, hội nghị truyền thông cấp xã, bản; tổ chức lễ phát động và hưởng ứng các ngày lễ và chiến dịch về môi trường.

Nhân dân xã Mường Bằng tích cực trồng hoa dọc 2 bên đường để tạo cảnh quan môi trường.

Qua kiểm tra, đánh giá, trên địa bàn xã Mường Bằng có 33 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ (chế biến tinh bột sắn, kinh doanh xăng dầu, sản xuất gạch không nung, buôn bán thực phẩm...). Các cơ sở đã có hệ thống thu gom nước thải, nước mưa không để xảy ra tắc nghẽn, ứ đọng nước thải và ngập úng. Không có các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường.

Có 1.288/1.717 hộ gia đình đã thực hiện cải tạo vườn, chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ không lầy lội, đạt 75%. Các bản đã xây dựng hương ước về giữ gìn vệ sinh chung trong xã, bản và các hộ gia đình. Các tuyến đường liên bản, ngõ xóm đã được bê tông hóa đảm bảo không lầy lội khi có mưa.

71% các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn xã đã có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường.

Về thu gom chất thải rắn, Mường Bằng chưa được thu gom xử lý tập trung do địa hình các bản khó khăn, dân cư phân tán. UBND xã đã vận động 1.339/1.717 hộ  đào hố rác di động, đạt 78%. Các hệ thống tiêu thoát nước đảm bảo vệ sinh, không gây ô nhiễm không khí và nguồn nước xung quanh. Bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng được thu gom đúng quy định, không vứt bừa bãi ra môi trường.

Bên cạnh đó, xã đã chỉ đạo 13 bản tiến hành rà soát, vận động 1.408 hộ gia đình xây dựng nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch, đạt 82%; 17/24 hộ gia đình đã có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường (có biogas xử lý) và đã ký cam kết với UBND xã đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, đạt 71%.

Các tuyến đường liên bản, ngõ xóm được bê tông hóa, không lầy lội vào mùa mưa đạt 55,5%.

Ông Lường Văn Dùi, Chủ tịch UBND xã Mường Bằng cho biết: Tiêu chí môi trường là một trong những tiêu chí khó thực hiện nhất với xã từ khi xây dựng NTM. Nguyên nhân là do lượng rác thải sản xuất, sinh hoạt trên địa bàn chưa được thu gom, xử lý tập trung; việc vận động nhân dân di dời chuồng nuôi gia súc, gia cầm ra khỏi gầm sàn, xây dựng các công trình hợp vệ sinh ở một số hộ gia đình còn khó khăn.

Do đó, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp để cổ vũ, động viên nhân dân đồng thuận, góp công, góp sức, chung tay xây dựng NTM. Phát động thi đua Toàn dân chung tay xây dựng NTM gắn với phong trào đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào xây dựng gia đình hạnh phúc, 5 không, 3 sạch… Thực hiện phong trào Ngày về cơ sở xây dựng NTM, huy động lực lượng cán bộ, công chức xã phối hợp với Tổ công tác của huyện tham gia các hoạt động tình nguyện ngày thứ 7 hàng tuần về cơ sở, hướng dẫn nhân dân thực hiện các nội dung xóa nhà tạm, chỉnh trang vườn tược, hàng rào, vệ sinh môi trường…

Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch đạt 82%.

Tại buổi kiểm tra, Đoàn đã chỉ ra một số lỗi còn tồn tại, hướng dẫn và đề nghị xã sớm khắc phục, nhất là về thành phần hồ sơ, thủ tục. Đồng thời, đề nghị UBND xã Mường Bằng tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân bằng các hình thức như treo băng rôn; thông báo trên các phương tiện thông tin truyền thông, đăng tin trên các bản tin của các tiểu khu, bản...

Tích cực phát động chiến dịch trồng cây xanh, phát quang bụi rậm, tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch - đẹp cho đường làng ngõ xóm. Tích cực phát động chiến dịch thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật ngoài ruộng, nương rẫy, dưới máng mương, ven suối. Thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra các tiêu chí môi trường của một số cơ sở sản xuất. Xử phạt nghiêm các hộ gia đình có hành vi xả rác ra ngoài khu công cộng, đốt rác, vứt rác xuống mương, rãnh nước, suối…

Theo kế hoạch, Sở TN&TM sẽ triển khai kiểm tra, hướng dẫn, đánh giá kết quả thực tiêu chí 17 về môi trường tại 5 xã đăng ký đạt chuẩn NTM và tiêu chí 15 về môi trường tại 1 xã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2021. Nội dung kiểm tra gồm 5 chỉ tiêu (17.2, 17.3, 17.5, 17.6, 17.7) thuộc tiêu chí số 17 và 3 chỉ tiêu (15.2, 15.4, 15.6) thuộc tiêu chí số 15.

Đoàn kiểm tra cũng đề nghị UBND huyện Mai Sơn tiếp tục chỉ đạo Phòng TN&MT hướng dẫn, đôn đốc UBND xã Mường Bằng đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các chỉ tiêu thuộc tiêu chí số 17; hoàn thiện hồ sơ minh chứng các chỉ tiêu thuộc tiêu chí 17 theo đúng quy định.

Bài liên quan
  • Phát huy vai trò cộng đồng dân cư trong giám sát hoạt động BVMT
    (TN&MT) - Từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 chính thức có hiệu lực đồng nghĩa với việc vai trò của cộng đồng dân cư trong giám sát, phát hiện, tố giác hành vi vi phạm pháp luật BVMT sẽ bước sang một giai đoạn mới. Việc phát huy vai trò của nhân dân, cộng đồng sẽ góp phần thực thi có hiệu quả pháp luật BVMT, góp phần phát triển bền vững đất nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Lang Chánh (Thanh Hóa): Hiệu quả triển từ mô hình trồng lúa chất lượng cao
Nhận thức được việc phát triển nông lâm nghiệp là thế mạnh của địa phương, trong những năm qua, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân thị trấn Lang Chánh (Thanh Hóa) luôn trăn trở để tìm cây trồng phù hợp với địa phương. Năm 2022, thị trấn đã triển khai thí điểm mô hình lúa chất lượng cao tại cánh đồng lúa khu phố Trùng. Cũng nhờ mô hình thí điểm này đã gợi mở ra hướng phát triển kinh tế mới, không những tạo thêm công ăn việc làm, mà còn là cây xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân nơi đây.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển khai phân loại rác thải tại nguồn tới từng thôn, bản
    (TN&MT) - Triển khai phân loại rác thải tại nguồn nhằm tiến tới xử lý rác theo hướng tuần hoàn, giảm chôn lấp, tăng tỷ lệ tái chế là định hướng quản lý chất thải rắn vùng nông thôn ở huyện miền núi Yên Bình (Yên Bái).
  • Bắc Quang – Hà Giang: Đưa nhiều chương trình vì mục tiêu giảm nghèo tới gần người dân
    Hàng loạt chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh Hà Giang đang được huyện Bắc Quang tích cực triển khai sâu rộng tới người dân thông qua các kế hoạch, đề án, dự án cụ thể và có kiểm tra, giám sát nghiêm túc, nhờ đó bước đầu đã giải quyết việc làm, tạo sinh kế bền vững cho người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Quang.
  • Phú Yên: Tìm giải pháp cho những công trình nước sạch vùng nông thôn, vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Phú Yên là một trong số những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của hạn hán. Người dân nhiều địa phương trong tỉnh, đặc biệt là khu vực miền núi thường xuyên thiếu nước sinh hoạt. Tuy nhiên, nghịch lý là hiện nay hàng chục công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung do Nhà nước đầu tư xây dựng đã bị bỏ hoang từ nhiều năm qua.
  • Nuôi dê thương phẩm giúp nhiều hộ dân đổi đời
    Thời gian qua, việc chia sẻ kinh nghiệm nuôi dê thương phẩm và liên kết trong chăn nuôi, bao tiêu sản phẩm đang từng bước đem lại hiệu quả kinh tế lớn, đồng thời mở ra hướng đi mới cho hàng chục hộ dân ở huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Theo số liệu báo cáo, ước tính tổng đàn Dê thương phẩm của huyện đến hết tháng 6/2023 đạt khoảng 10.000 con.
  • Mường Lát (Thanh Hóa): Cuộc sống mới ở khu tái định cư
    Bản Ón, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) có 100% là đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Đa số người dân trong bản thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Phần lớn các hộ dân dựng nhà bên những sườn núi cheo leo, nên luôn phải đối mặt với nguy cơ lũ quét, sạt lở rất cao vào mùa mưa lũ. Nhưng giờ đây người dân trong bản không còn phải nơm nớp lo sợ, bởi khu tái định cư do Nhà nước đầu tư khang trang, đồng bào đã và đang bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới.
  • Bắc Quang - Hà Giang: Nỗ lực giúp dân xóa nghèo bền vững
    Thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU, ngày 1/11/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang về Chương trình cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ để tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Bắc Quang đã chủ động tuyên truyền, xây dựng kế hoạch và triển khai hiệu quả giúp hàng chục hộ dân xóa nghèo và vươn lên khá giả.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO