Sơn La: Khẩn trương triển khai phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước sinh hoạt

23/10/2018, 15:39

(TN&MT) – Thực hiện Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh Sơn La, về việc Phê duyệt Dự án lập phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước sinh hoạt đối với Nhà máy cấp nước số 1, số 2 thành phố Sơn La (nguồn nước hang Thẳm Tát Tòng, suối Nậm La) và Nhà máy cấp nước Mai Sơn (nguồn nước suối Nậm Pàn), hiện các địa phương trong vùng dự án đang tập trung lập dự toán cắm mốc để sớm triển khai trên thực địa.

Việc triển khai dự án Phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước sinh hoạt nhằm bảo vệ nguồn nước trước nguy cơ ô nhiễm do sơ chế cà phê
Việc triển khai dự án Phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước sinh hoạt nhằm bảo vệ nguồn nước trước nguy cơ ô nhiễm do sơ chế cà phê

Ông Đỗ Văn Trụ, Phó Giám đốc Sở TN&MT Sơn La cho biết: Sau khi Dự án được UBND tỉnh phê duyệt, Sở TN&MT đã tổ chức bàn giao sản phẩm Dự án cho UBND các huyện, thành phố quản lý, tổ chức thực hiện. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng phóng sự tuyên truyền kết quả Dự án và các giải pháp nhằm ngăn ngừa, hạn chế tình trạng ô nhiễm nguồn nước do hoạt động sản xuất, sơ chế cà phê trên địa bàn 3 huyện, thành phố.

Ngày 17/10/2018, Sở TN&MT tiếp tục có văn bản đôn đốc UBND các huyện, thành phố khẩn trương triển khai các nhiệm vụ được giao theo Quyết định số 2415/QĐ-UBND để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, sớm triển khai cắm mốc trên thực địa để tổ chức quản lý, bảo vệ, đảm bảo mục tiêu Dự án đã đề ra.

Ông Quàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu cho biết: Hiện nay, Phòng TN&MT, Phòng Kế hoạch Tài chính huyện đang xây dựng dự toán cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo phương án cắm mốc được bàn giao. Dự kiến lập dự toán xong trước ngày 30/10/2018. Bên cạnh đó, UBND huyện đã chỉ đạo các xã Muổi Nọi, Bon Phặng, Bản Lầm, Nậm Lầu xây dựng kế hoạch, phối hợp với Tổ kiểm tra của UBND huyện tổ chức hội nghị tuyên truyền tới toàn thể tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước để người dân biết và chấp hành các quy định bảo vệ nguồn nước, môi trường.

Đến nay, UBND các xã trên đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến về quy định quản lý hàng lang bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường đến bí thư chi bộ, trưởng các bản tại các cuộc giao ban của các xã. Sau khi được bố trí kinh phí, UBND huyện sẽ tổ chức triển khai việc cắm mốc tại thực địa và bàn giao mốc hành lang cho UBND các xã quản lý, bảo vệ theo quy định. Huyện Thuận Châu cũng đề nghị UBND tỉnh Sơn La, các sở, ngành cho ý kiến chỉ đạo với các cơ sở quy mô hộ gia đình nằm ngoài hành lang bảo vệ nguồn nước chưa có giấy phép về môi trường, đang sản xuất sơ chế cà phê bằng phương pháp ướt, song đã có hệ thống hồ chứa được lót và phủ bạt HDPE, không có hiện tượng thấm, tràn.

2 địa phương còn lại là thành phố Sơn La và huyện Mai Sơn cũng đang tiến hành chọn đơn vị tư vấn lập dự toán cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước theo phương án đã được Sở TN&MT bàn giao.

 Hội nghị Công bố kết quả dự án
 Hội nghị Công bố kết quả dự án

Theo Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 02/10/2018 của UBND tỉnh Sơn La, phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước sinh hoạt của Nhà máy cấp nước số 1, số 2 thành phố Sơn La (nguồn nước hang Thẳm Tát Tòng, suối Nậm La) và Nhà máy cấp nước Mai Sơn (nguồn nước suối Nậm Pàn) có tổng chiều dài đường biên là 217,6km, nằm trên địa bàn 10 xã của thành phố Sơn La; 4 xã của huyện Thuận Châu và 8 xã, thị trấn của huyện Mai Sơn. Trong đó, diện tích vùng ô nhiễm nặng là 128,94km2, được giới hạn bởi 504 mốc hành lang bảo vệ. Diện tích vùng ô nhiễm là 118,71km2, được giới hạn bởi 589 mốc hành lang bảo vệ.

Kinh phí thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước do ngân sách nhà nước đảm bảo, gồm ngân sách tỉnh hỗ trợ và nguồn ngân sách các huyện, thành phố. UBND tỉnh giao các huyện, thành phố lập dự toán theo phương án được bàn giao, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền bố trí trong dự toán chi ngân sách năm 2019 để tổ chức triển khai thực hiện.

Việc triển khai dự án Phương án cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước sinh hoạt với Nhà máy cấp nước số 1,2 thành phố Sơn La và Nhà máy cấp nước Mai Sơn là rất cấp thiết, nhằm tăng cường quản lý, bảo vệ môi trường, nguồn nước phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân. Làm căn cứ để xây dựng quy định về sản xuất, kinh doanh, chế biến gắn với bảo vệ môi trường, nguồn nước trên địa bàn tỉnh Sơn La, đặc biệt là khu vực đầu nguồn nước hang Thẳm Tát Tòng, suối Nậm La và suối Nậm Pàn. Làm cơ sở để cấm/tạm cấm hoặc thiết lập các quy định nhằm ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái nguồn nước và môi trường trong phạm vi hành lang bảo vệ nguồn nước.

Bài liên quan
  • Hơn 12.000 hộ dân thành phố Sơn La được cấp nước trở lại
    (TN&MT) - Từ 17h ngày 14/11, hơn 12.000 hộ dân tại thành phố Sơn La đã chính thức được cấp nước trở lại, sau 10 ngày bị cắt nước. Trước mắt, việc cấp nước sẽ ưu tiên cấp cho các khu vực cao, xa đã bị mất nước kéo dài. Thời gian dự kiến để toàn bộ mạng lưới trở lại hoạt động bình thường, ổn định là 1-2 ngày.

(0) Bình luận
Nổi bật
ĐBQH Lý Thị Lan đề nghị sớm triển khai chính sách đối với vùng đồng bào DTTS và miền núi
(TN&MT) - Theo Đại biểu Lý Thị Lan - Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Giang, việc chậm, chưa ban hành các quy định pháp luật tất yếu dẫn tới lãng phí cơ hội thụ hưởng, tiếp cận chính sách của người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đừng bỏ lỡ
  • Thể chế quan điểm tuần hoàn tài nguyên nước
    (TN&MT) - Trong bối cảnh hướng đến nền kinh tế tuần hoàn trên thế giới, việc tuần hoàn tài nguyên nước là một yêu cầu cần thiết. Các quốc gia cần xây dựng được môi trường pháp lý cho phép thực hiện các giải pháp kinh tế nước tuần hoàn, đưa ra các chính sách khuyến khích và thúc đẩy thích hợp, nâng cao nhận thức và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ tiết kiệm nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước. Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã đặt ra vấn đề này.
  • Đắk Nông: Đảm bảo nguồn nước, giúp người dân phát triển nông nghiệp
    Đắk Nông là một trong năm tỉnh thuộc Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển nông nghiệp. Trong đó, vấn đề an ninh nguồn nước luôn được tỉnh Đắk Nông quan tâm, chú trọng chỉ đạo đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi, giúp người dân có điều kiện tốt nhất phát triển sản xuất nông nghiệp, vươn lên thoát nghèo.
  • Phiên họp thứ 55 Ủy hội sông Mê Công:Thúc triển khai thực hiện Tuyên bố chung Viêng Chăn
    (TN&MT) - Ngày 18/5, tại Đà Nẵng đã diễn ra Phiên họp lần thứ 55 của Ủy ban Liên hợp Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Phiên họp nhằm thúc đẩy triển khai việc thực hiện Tuyên bố chung của Hội nghị cấp cao lần thứ 4 của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (Tuyên bố chung Viêng Chăn).
  • Bạc Liêu: Quản lý, sử dụng, bảo vệ nguồn nước sạch cho mục tiêu phát triển bền vững
    Xác định tầm quan trọng của tài nguyên nước, trong những năm qua tỉnh Bạc Liêu đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nước, phục vụ đời sống nhân dân và mục tiêu giảm nghèo đa chiều, đảm bảo nước sạch cho mọi tầng lớp nhân dân. Để hiểu hơn về vấn đề này, Phóng viên Báo TN&MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Bình Thuận, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bạc Liêu.
  • Sơn La: Lấy ý kiến dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    (TN&MT) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sơn La vừa tổ chức Hội nghị tham gia ý kiến vào dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Bà Hoàng Thị Đôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chủ trì Hội nghị.
  • Vĩnh Phúc lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước
    (TN&MT) - Sáng 17/5, Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức hội nghị lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Ông Nguyễn Văn Mạnh - Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc chủ trì Hội nghị.
  • Quảng Ngãi: Tìm giải pháp cấp nước ngọt ổn định cho đảo tiền tiêu Lý Sơn
    Nguồn nước ngầm trên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang dần cạn kiệt khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất của bà con trở nên khó khăn. Các cơ quan chức năng của tỉnh cùng chính quyền địa phương khẩn trương tìm phương án tối ưu trong việc cấp nước ngọt ổn định, lâu dài cho đảo.
  • Thừa Thiên – Huế: Đưa vào vận hành hồ chứa trong tình huống khẩn cấp
    (TN&MT) - Dự án vận hành hồ chứa nhằm bảo vệ an toàn di tích lịch sử Cố đô Huế và hạn chế tình trạng lũ lụt, giảm thiểu thiệt hại cho lưu vực sông Hương.
  • Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái lấy ý kiến tham gia vào Dự án Luật Đất đai và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
    Sáng 12/5, tại Sở TN&MT, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến tham gia vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV. Ông Đỗ Đức Duy – Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái chủ trì hội nghị.
  • Yên Bái: Nỗ lực đưa nước sạch tới người dân vùng nông thôn
    Vượt qua những khó khăn về địa hình, những năm qua tỉnh Yên Bái đã nỗ lực đưa nước hợp vệ sinh tới nhiều vùng nông thôn, đặc biệt là những địa phương có đồng bào dân tộc sinh sống.
  • Yên Bái: Gần 300 công trình cấp nước tập trung phát huy được hiệu quả
    (TN&MT) – Đến hết năm 2022, người dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Yên Bái có khoảng trên 600.000 người được tiếp cận và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, đạt tỷ lệ 93%. Hiện toàn tỉnh có 358 công trình cấp nước tập trung, với 254 công trình đang phát huy tốt hiệu quả với tổng mức đầu tư trên 400 tỷ đồng.
  • Quy định rõ trách nhiệm các Bộ ngành, cơ quan đối với đảm bảo an ninh nguồn nước
    (TN&MT) - Chiều 9/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức Phiên họp toàn thể lần thứ 6 về nội dung thẩm tra dự án Luật tài nguyên nước (sửa đổi). Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy và Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thị Lệ Thủy đồng chủ trì Phiên họp.
  • Nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng mùa khô tới, Bộ TN&MT chỉ đạo khẩn triển khai các biện pháp cấp bách
    (TN&MT) - Ngày 8/5, Bộ TN&MT đã có Công văn gửi các Bộ, UBND các tỉnh, thành phố, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, và các đơn vị quản lý, vận hành các hồ chứa lưu vực sông thực hiện các giải pháp cấp bách, giảm thiểu nguy cơ thiếu nước cấp cho hạ du các lưu vực sông miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ các tháng cuối mùa cạn năm 2023.
  • “Con tằm nhả tơ” cho sự nghiệp khoa học thủy văn
    (TN&MT) - Hơn 50 năm hoạt động trong lĩnh vực thủy văn, cũng là từng ấy thời gian PGS.TS Vũ Văn Tuấn miệt mài dành tâm trí, sức lực cho các công trình nghiên cứu khoa học để tìm tòi và thực hiện các giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước - đối tượng của Thủy văn học.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO