Sơn La: Hướng tới nâng cao CCHC, xây dựng chính quyền điện tử

Nguyễn Nga | 30/12/2022, 14:59

(TN&MT) - Đây là một trong các nhiệm vụ trọng tâm năm 2023, được Đảng ủy Sở TN&MT Sơn La đề ra tại Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2022, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2023, diễn ra chiều ngày 29/12.

1(1).jpg

Quang cảnh Hội nghị.

Đảng bộ Sở TN&MT Sơn La hiện có 10 chi bộ trực thuộc với 90 Đảng viên, 3 tổ chức đoàn thể trực thuộc. Năm 2022, Đảng ủy Sở TN&MT đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo Sở TN&MT hoàn thành 19/19 nhiệm vụ HĐND, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh giao, đảm bảo về thời gian, nội dung. Hoàn thành chỉ tiêu môi trường năm 2022 giao cho ngành TN&MT gồm: Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom ước đạt 93%; Tỷ lệ chất thải rắn ở nông thôn được thu gom ước đạt 82%; Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được xử lý ước đạt 56,5%.

Chủ động tham mưu trình HĐND, UBND tỉnh ban hành trên 850 văn bản về cơ chế, chính sách, chỉ đạo điều hành của tỉnh liên quan đến công tác quản lý tài nguyên, môi trường, trong đó, tập trung xử lý vướng mắc trong quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Sở TN&MT đã trực tiếp ban hành trên 8.200 văn bản thực hiện quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường. Đưa công tác quản lý nhà nước về TN&MT đi vào nề nếp.

Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Công tác phát triển Đảng, tổ chức cán bộ được quan tâm triển khai. Đảng ủy Sở đã lãnh đạo, chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Sở và các chi bộ trực thuộc rà soát, bổ sung chương trình kiểm tra, giám sát hàng năm, thực hiện đạt 100% kế hoạch.

4.jpg

Ủy viên BTV Đảng ủy, Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Tiến Dương phát biểu khai mạc Hội nghị.

Thực hiện nghiêm Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao tinh thần, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; tiếp tục nâng cao trách nhiệm nêu gương, chấn chỉnh tác phong của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển hóa”…

Năm 2023, Đảng ủy Sở TN&MT đã đề ra 4 nhóm phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, tiếp tục đẩy nhanh hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường Sơn La; kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu đất đai Quốc gia và các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của các sở, ngành trong tỉnh, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, phát huy nguồn lực đất đai, tài nguyên, phục vụ phát triển KT-XH nhanh, bền vững.

Chủ động nắm tình hình, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại tố cáo. Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ Đề án CCHC trong Đảng bộ Sở TN&MT giai đoạn 2020-2025 đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Thực hiện chuyển đổi số ngành TN&MT trên tất cả các lĩnh vực từ con người, cơ sở vật chất, chuyên môn, nâng cao công tác số hóa ngành TN&MT. Nâng cao chất lượng tham mưu quản lý bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng tài nguyên nước đồng bộ, tiết kiệm, phát triển bền vững.

Tại Hội nghị, Ủy viên BTV Đảng ủy Sở, Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Tiến Dương đã quán triệt 8 văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh và của Đảng ủy khối đến hơn 80 Đảng viên dự Hội nghị. Đây là những định hướng lớn trong chi đạo của Đảng cấp trên ngay sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Hội nghị ghi nhận các ý kiến tham luận của Chi bộ Tài nguyên nước, khoáng sản; Chi bộ Đất đai; Chi bộ CNTT; Đoàn thanh niên Sở hướng tới nâng cao chất lượng công tác xây dựng Đảng trong năm 2023.

Bí thư Chi bộ Đất đai, Trưởng phòng Đất đai và ĐĐBĐ Nguyễn Thanh Huyền cho biết: Trong bối cảnh tăng cường thực thi pháp luật đất đai, phát huy vai trò là bộ phận trực tiếp tham mưu giúp Đảng ủy Sở, Ban Giám đốc Sở tham mưu trình Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các quy định, văn bản chỉ đạo tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, trong năm 2022, trên địa bàn tỉnh đã xử phạt hơn 460 trường hợp vi phạm, tổng tiền phạt 4,7 tỷ đồng. Thời gian tới, Chi bộ đất đai sẽ tiếp tục chú trọng tập huấn, tuyên truyền, đào tạo bồi dưỡng các chính sách pháp luật đất đai, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tham mưu thực hiện quản lý đất đai, đặc biệt là đội ngũ công chức địa chính xã, phường. Tập trung nguồn lực cho xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, tiến tới hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số, đảm bảo tính công khai, minh bạch, nâng cao chỉ số tiếp cận đất đai của người dân và doanh nghiệp.

2.jpg

Nhân dịp này, Đảng ủy Sở TN&MT đã tặng Giấy khen cho 2 Chi bộ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022.

5(1).jpg

Đảng ủy Sở TN&MT tặng Giấy khen cho 16 Đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2022.

Phát biểu kết luận Hội nghị, Ủy viên BTV Đảng ủy Sở, Phó Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Tiến Dương đã đề nghị các đồng chí trong Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy sở, Bí thư các Chi bộ cùng toàn thể các Đảng viên, năm 2023 tiếp tục bám sát Nghị quyết của Đảng ủy cấp trên, xây dựng Chương trình kế hoạch công tác tháng, quý, thực hiện nghiêm theo Kế hoạch đã đề ra. Lãnh đạo, chỉ đạo Sở TN&MT, các phòng, đơn vị hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch công tác được giao năm 2023. Phát động thi đua chào mừng Kỷ niệm 20 năm thành lập Sở TN&MT. Tăng cường kiểm tra, giám sát, nắm tình hình cơ sở, quan tâm khuyến khích việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, gương điển hình tiên tiến, xuất sắc.

Nhân dịp này, Đảng ủy Sở TN&MT đã tặng Giấy khen cho 2 Chi bộ, 16 Đảng viên, biểu dương 1 Chi bộ, 15 Đảng viên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao năm 2022.

Bài liên quan
  • Sơn La giám sát việc thực hiện BVMT tại 3 cơ sở tinh bột sắn, mía đường
    (TN&MT) - Trong 2 ngày 27-28/12, Đoàn giám sát số 2 việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và các lĩnh vực khác có liên quan đối với các cơ sở chế biến tinh bột sắn, mía đường trên địa bàn tỉnh Sơn La đã kiểm tra, giám sát tại Công ty CP chế biến nông sản BHL Sơn La; Chi nhánh Công ty CP tinh bột sắn Phú Yên – Nhà máy tinh bột sắn Sơn La và Công ty CP Mía đường Sơn La.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đắk Lắk: Tận dụng giá trị đất nông nghiệp giúp giảm nghèo bền vững
Tỉnh Đắk Lắk có diện tích tự nhiên lớn thứ 4 cả nước, với hơn 13.000 km2, có nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển nông nghiệp. Với diện tích đất nông nghiệp rộng lớn, màu mỡ, diện tích mặt nước nuôi trông thủy sản khá lớn và điều kiện khí hậu phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của đa số các loại cây trồng, vật nuôi, đặc biệt là cây công nghiệp như: cà phê, cao su, tiêu, ca cao; cây ăn quả có giá trị như: sầu riêng, bơ, cây có múi, cây rừng, dược liệu.
Đừng bỏ lỡ
  • Yên Bái: Phát triển mô hình mới giúp người dân thoát nghèo
    (TN&MT) - Chính sách hỗ trợ thực hiện các dự án, mô hình mới mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất nông nghiệp đã và đang được triển khai thực hiện, qua đó thúc đẩy những mô hình sản xuất nông nghiệp mới, giá trị kinh tế cao giúp người dân xoá đói, giảm nghèo. Xung quanh nội dung này phóng viên Báo TN&MT đã trao đổi với ông Nguyễn Đức Điển - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái.
  • Quảng Ngãi: Tái tạo, bảo vệ nguồn lợi thủy sản để có sinh kế bền vững
    Mỗi năm, tỉnh Quảng Ngãi tiến hành thả hàng chục nghìn con giống thủy sản xuống các hồ, đập đã góp phần tái tạo nguồn lợi thủy sản. Người dân cũng tích cực tham gia bảo vệ, khôi phục nguồn lợi thủy sản nhằm có sinh kế bền vững.
  • Thanh tra nhiều doanh nghiệp khai thác khoáng sản ở Lâm Đồng
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Lâm Đồng vừa có Văn bản số 2450/STNMT-KS&TNN yêu cầu 14 doanh nghiệp được phép hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cung cấp hồ sơ và báo cáo các nội dung về hoạt động khai thác khoáng sản để phục vụ công tác thanh tra của Thanh tra Bộ TN&MT.
  • Củ Chi (TP.HCM): Quản lý đất đai hiệu quả hướng tới phát triển bền vững
    (TN&MT) - Trong những năm qua, huyện Củ Chi đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên đất hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhờ sử dụng quỹ đất nông nghiệp theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, giảm nghèo bền vững tại địa phương.
  • Bạc Liêu thực hiện hiệu quả Nghị quyết 24-NQ/TW: Hướng tới mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó biến đổi khí hậu (BĐKH), tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (Nghị quyết 24-NQ/TW), tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường (BVMT), góp phần phục vụ cho các mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
  • An Giang: Phê duyệt 21 khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
    (TN&MT) - UBND tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 1542/QĐ-UBND về việc phê duyệt danh mục khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
  • Đà Nẵng: Đề xuất nhiều ý tưởng về bảo đảm nguồn nước sinh hoạt
    Ngày 27/9, Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật thành phố Đà Nẵng tổ chức hội nghị phổ biến kết quả nghiên cứu về nước sạch và các giải pháp xử lý nước sinh hoạt, biện pháp xử lý và rửa bồn chứa nước cho các hộ gia đình.
  • Bộ TN&MT làm việc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất
    Ngày 27/9, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức buổi làm việc với 16 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên về phương án điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 theo Quyết định 326/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân chủ trì buổi làm việc.
  • Infogarphic: Điều chỉnh đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc
    Báo TN&MT xin giới thiệu với bạn đọc hiểu thêm về Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc ban hành ngày 21/8/2023 sửa đổi Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó có sửa đổi đối tượng được hỗ trợ đất sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Góp ý Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Cần bổ sung thêm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước
    Sáng 27/9, tại Hà Nội, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Nguyễn Thị Lệ Thủy và Tiến sỹ khoa học Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam chủ trì Hội thảo.
  • Hàng loạt các công trình lớn lo thiếu cát
    Nguồn đất, cát đắp nền khan hiếm, giá cao, cùng với thủ tục khai thác bị vướng khiến nhiều công trình giao thông trọng điểm bị lụt tiến độ.
  • Nghệ An: Lấn chiếm đất, chủ mỏ đá bị xử phạt 330 triệu đồng
    Công ty CP Xây dựng Văn Sơn là chủ mỏ đá Văn Sơn, xã Quỳnh Văn (huyện Quỳnh Lưu) vừa bị UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với tổng số tiền 330 triệu đồng.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO