Sơn La giám sát việc thực hiện BVMT tại 3 cơ sở tinh bột sắn, mía đường

Nguyễn Nga | 28/12/2022, 22:44

(TN&MT) - Trong 2 ngày 27-28/12, Đoàn giám sát số 2 việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và các lĩnh vực khác có liên quan đối với các cơ sở chế biến tinh bột sắn, mía đường trên địa bàn tỉnh Sơn La đã kiểm tra, giám sát tại Công ty CP chế biến nông sản BHL Sơn La; Chi nhánh Công ty CP tinh bột sắn Phú Yên – Nhà máy tinh bột sắn Sơn La và Công ty CP Mía đường Sơn La.

Tại buổi giám sát, Đoàn đã đánh giá hiện trạng các công trình xử lý chất thải, việc lắp đặt các đồng hồ đo lưu lượng và chỉ số các đồng hồ khai thác sử dụng nước, tái sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước. Việc thực hiện khắc phục với một số hạn chế còn tồn tại đã được chỉ ra trước đó.

1(3).jpg

Giám sát công tác bảo vệ môi trường tại Nhà máy Tinh bột sắn Sơn La.

Sớm hoàn thiện Giấy phép môi trường

Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 3/11, Chi nhánh Công ty CP tinh bột sắn Phú Yên – Nhà máy tinh bột sắn Sơn La đã thu mua 38.000 tấn sắn củ; đã sản xuất khoảng 11.000 tấn tinh bột sắn. Nhà máy đang hoạt động khoảng 80% công suất thiết kế. Sản lượng sản phẩm trung bình 183 tấn/ngày.

Tại thời điểm giám sát, các hạng mục công trình thu gom, xử lý nước thải hoạt động ổn định. Đoàn đã ghi nhận chỉ số các đồng hồ đo lưu lượng hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy, các đồng hồ được lắp đặt trước khi vào niên vụ 2022 – 2023 và đã kiểm tra, ghi nhận chỉ số trước khi vào hoạt động.

Bên cạnh đó, khu vực lưu giữ bã sắn được láng nền xi măng, có mái che và mương thoát bao quanh. Nước thải từ bã sắn được thu về hệ thống xử lý nước thải để xử lý. Bã sắn được đưa qua máy ép bã, máy sấy bã và sấy liên tục qua tháp sấy, được đóng bao bán cho các đơn vị thu mua làm thức ăn gia súc.

Với vỏ lụa và phế phẩm bị hỏng, Nhà máy bán cho cơ sở đủ điều kiện và năng lực để sản xuất phân vi sinh. Ngoài ra, vỏ sắn được chứa tại bãi chứa, xung quanh có rãnh thu gom nước thải, bán cho cơ sở đủ điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ. Bùn lắng trong quá trình xử lý nước thải một phần được bơm tuần hoàn về mương oxy hóa (khu vực thiếu khí) để duy trì nồng độ sinh khối cần thiết cho quá trình xử lý, phần còn lại được bơm định kỳ đến khu vực máy ép bùn, nước sau ép sẽ đưa qua hồ lắng bùn. Bùn sau khi ép bán cho các đơn vị đủ điều kiện và năng lực để sản xuất phân vi sinh.

Công ty đã xây dựng kho chứa chất thải nguy hại, thực hiện quản lý chất thải theo quy định; hợp đồng với Công ty Cổ phần môi trường Việt Thảo để vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại.

Ông Ngô Quang Tuấn, Phó Giám đốc Chi nhánh cho biết: Thực hiện quy định Luật Bảo vệ môi trường 2020, Công ty đã nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường Dự án Nhà máy tinh bột sắn Sơn La tại Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh. Đoàn kiểm tra cấp giấy phép môi trường đã tổ chức kiểm tra thực tế Nhà máy; đơn vị đang chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu của UBND tỉnh.

Đoàn giám sát đã ghi nhận toàn bộ hiện trạng tại thời điểm giám sát, yêu cầu Công ty khẩn trương hoàn thiện nội dung chỉnh sửa hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường của Dự án đảm bảo thời gian vận hành thử nghiệm theo quy định. Tiếp tục duy trì việc truyền số liệu về Sở TN&MT; thực hiện các công trình biện pháp bảo vệ môi trường theo đúng báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.

6(1).jpg

Ghi nhận hiện trạng khu vực hệ thống xử lý nước thải tại Công ty CP Chế biến Nông sản BHL Sơn La.

2(2).jpg

Lấy 2 mẫu nước thải để giám sát quá trình xử lý nước thải tại Cty CP chế biến nông sản BHL Sơn La.

Tại Công ty CP chế biến nông sản BHL Sơn La, niên vụ 2022-2023, Công ty đi vào hoạt động từ ngày 28/10, đã thu mua gần 60.000 tấn sắn củ; sản xuất gần 15.000 tấn tinh bột sắn. Tại thời điểm giám sát, các hạng mục công trình thu gom, xử lý nước thải đều đang trong tình trạng ổn định, hoạt động bình thường. Dự án bắt đầu xả thải ra nguồn tiếp nhận theo Giấy phép xả thải từ ngày 1/11/2022. Thời gian xả thải 4h/ngày, thời điểm xả thải theo giấy phép từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau.

Đoàn giám sát tiến hành ghi nhận chỉ số 7 đồng hồ đo lưu lượng khai thác nước, lưu lượng nước sử dụng, nước tái sử dụng, nước thải đầu vào, đầu ra, xả thải của hệ thống. Việc quản lý nước thải từ bã sắn, bã sẵn, chất thải nguy hại đảm bảo theo quy định. Trung tâm Quan trắc TN&MT đã lấy 2 mẫu nước thải đầu vào và đầu ra của Hệ thống xử lý để phân tích các chỉ số.

Tiếp tục chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường

Niên vụ năm nay, Công ty CP Mía đường Sơn La đi vào hoạt động từ ngày 7/12/2022. Đã thu mua trên 90.500 tấn mía; sản lượng đường thành phẩm trung bình 400 tấn/ngày. Công ty đang hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường, đã có Văn bản gửi Sở TN&MT đề nghị cho phép tích hợp xưởng sản xuất phân vi sinh vào Giấy phép môi trường.

5(1).jpg

Giám sát công tác bảo vệ môi trường tại Công ty CP Mía đường Sơn La.

Ghi nhận hiện trạng các công trình thu gom, xử lý nước thải cho thấy: 2 hệ thống xử lý nước thải công suất 900m3/ngày đêm và 2.000m3/ngày đêm hoạt động ổn định, nước thải phát sinh trong hoạt động sản xuất sau khi được xử lý đạt quy chuẩn được dẫn sang bể chứa nước sau xử lý để tuần hoàn tái sử dụng hoàn toàn. Chất thải rắn công nghiệp được thu gom, lưu giữ trong nhà chứa chất thải nguy hại.

Đặc biệt, nhằm hạn chế tác động bụi tro của bã mía từ lò hơi khi thải ra môi trường, tại Nhà máy đang áp dụng biện pháp khử bụi ướt cho tổng 4 lò hơi (3 lò 33 tấn/h và 1 lò 20 tấn/h dự phòng). Trên ống khói thải ra môi trường được gắn các thiết bị quan trắc các thông số của dòng khí thải ra môi trường, được kết nối trực tiếp với Sở TN&MT. Nước có tro bụi từ mương dẫn khói và tháp khử bụi cũng như nước được tách ra từ tháp khử nước được dẫn về bể lắng lọc tro. Nước có tro bụi đi qua hệ thống bể lắng tro, phần tro được lắng xuống phía dưới đáy bể, phần nước lắng trong được chảy qua hệ thống lọc. Tro sau lọc dùng làm phân bón cho vùng nguyên liệu của Nhà máy. Phần nước sau khi lắng lọc được bơm trở lại hệ thống xử lý.

7(1).jpg

Chốt chỉ số các đồng hồ đo lưu lượng hệ thống xử lý nước thải.

4(1).jpg

Lấy mẫu nước thải để giám sát quá trình xử lý nước thải của nhà máy Mía đường.

Bên cạnh đó, đơn vị đã hoàn thành phát quang thực vật khu vực gom nước mưa, lắp đặt camera tại khu vực này để quan sát. Rà soát lại toàn bộ bạt tại các hồ chứa nước, sửa chữa toàn bộ các hồ đảm bảo tránh nước thải thấm, ngấm vào môi trường đất. Gia cố và trát lại thành bể chứa nước dập bụi. Không để chất thải rắn lưu giữ phục vụ hoạt động sản xuất phân vi sinh đang lưu giữ tại sân bê tông hòa lẫn với nước mưa chảy tràn trong quá trình lưu giữ. Lập Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường mùa vụ 2022-2023.

Đoàn giám sát đã ghi nhận chỉ số các đồng hồ của Hệ thống xử lý nước thải; lấy 4 mẫu nước thải để giám sát quá trình xử lý nước thải. Đề nghị Công ty tiếp tục phối hợp với nhà thầu thực hiện công tác kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo khí thải và khí chuẩn của hệ thống quan trắc tự động, liên tục khí thải. Tiếp tục chấp hành nghiêm các quy định theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Trong quá trình hoạt động, nếu có sự thay đổi về thiết bị lắp đặt hoặc thay đổi với các công trình bảo vệ môi trường, Công ty cần báo cáo với UBND tỉnh Sơn La, qua Sở TN&MT để kiểm tra, giám sát.

Bài liên quan
  • Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trước niên vụ tại Công ty CP Mía đường Sơn La
    (TN&MT) - Ngày 24/11, Đoàn giám sát số 2 việc chấp hành quy định về bảo vệ môi trường, tài nguyên nước và các lĩnh vực khác có liên quan với các cơ sở chế biến tinh bột sắn, mía đường trên địa bàn tỉnh Sơn La đã tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình bảo vệ môi trường trước khi bước vào niên vụ 2022-2023 tại Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Cuối tháng 9, Biển Đông khả năng xuất hiện bão hoặc áp thấp nhiệt đới
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, trong thời kỳ từ ngày 21/9-20/10, có khả năng xuất hiện từ 1-2 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực Biển Đông và có khả năng ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, Trung Bộ.
  • Thời tiết 23/9: Nam Bộ mưa tối, sáng sớm có sương mù
    Hôm nay 23/9, thời tiết Bắc Bộ ngày nắng, chiều tối mưa to. Nam Bộ mưa đêm, buổi sáng có sương mù bao phủ.
  • Thái Nguyên tăng cường ứng phó sự cố môi trường trong mùa mưa bão
    (TN&MT) - Để chủ động, phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường có thể xảy ra trong mùa mưa bão năm 2023 trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường và theo chỉ đạo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Thái Nguyên vừa ban hành Công văn số 4697/UBND-CNNXD về việc tăng cường công tác phòng ngừa, ứng phó các sự cố môi trường trong mùa mưa bão.
  • Hòa tiếng nói chung nhịp đập xanh
    (TN&MT) - Chuyển đổi xanh, phát triển xanh là xu thế, là tất yếu. Với chức năng định hướng, điều chỉnh dư luận, báo chí - truyền thông đã, đang và sẽ tiếp tục góp phần thay đổi từ tư duy, nhận thức đến hành động của mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và xã hội về chuyển đổi xanh, phát triển xanh.
  • Chủ động ứng phó, phòng chống thiên tai
    (TN&MT) - Ngày 22/9, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra “Hội nghị nhận định tình hình mưa, lũ nửa cuối năm 2023 - El Nino, nguồn nước, hạn mặn mùa khô 2023-2024 ở khu vực Nam Bộ” nhằm giúp các tỉnh, thành khu vực Nam Bộ xây dựng kế hoạch ứng phó, phòng chống thiên tai. Hội nghị do Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) kết hợp cùng với UBND tỉnh Bến Tre tổ chức.
  • "Tấm thẻ xanh" để Đắk Nông bứt phá
    (TN&MT) - Chỉ còn hơn 3 tháng, Đắk Nông - địa phương trẻ nhất trong các tỉnh thành trực thuộc Trung ương trên cả nước sẽ đón tuổi 20 - mốc son quan trọng được ghi dấu bằng chặng đường bền bỉ xây giá trị. Những giá trị mang dấu ấn vùng đất, con người Đắk Nông đang được kỳ vọng sẽ tạo đà cho tuổi 20 bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
  • Đồng Nai: Yêu cầu Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại 250 trang trại
    (TN&MT) - Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai vừa có Công văn số 7604/STNMT-CCBVMT gửi Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Đồng Nai về việc tạm ngưng hoạt động nuôi gia công tại các trại chăn nuôi chưa có thủ tục môi trường trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
  • Chuyển đổi xanh - một ứng xử văn hóa cấp thiết với thiên nhiên
    (TN&MT) - Gần sáng ngày 11/9/2023, cư dân vùng Derna - Libya đang say ngủ thì đột ngột bị đánh thức bởi một tiếng nổ lớn. Đó là tiếng vỡ khủng khiếp của một con đập. Dòng nước khổng lồ đã cuốn ra biển sinh mạng hơn chục ngàn người. Theo Bộ Quản lý tình trạng khẩn cấp Trung Quốc, lũ lụt, lở đất và các cơn bão đổ bộ vào đại lục mang theo lượng mưa lớn nhất chưa từng thấy trong cả trăm năm qua đều có nguyên nhân cơ bản và sâu xa của gia tăng biến đổi khí hậu. Mà gây ra biến đổi khí hậu lại có phần do con người. Như vậy, trong thiên tai có cả nhân tai.
  • Tuyên truyền, phổ biến Luật Bảo vệ môi trường đến các doanh nghiệp tại miền Trung
    (TN&MT) - Nhằm tuyên truyền, phổ biến, triển khai Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020, ngày 22/9, tại TP. Huế, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường (Bộ TN&MT) phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên- Huế tổ chức Diễn đàn “Doanh nghiệp với Luật BVMT khu vực miền Trung”.
  • Cơ quan Khí tượng phân tích nắng nóng giữa mùa Thu ở Hà Nội
    (TN&MT) - Ngày 22/9 là ngày thứ 4 liên tiếp người dân thủ đô Hà Nội trải qua thời tiết nắng nóng, oi bức như đang trong mùa hè, đặc biệt vào thời điểm trưa hoặc đầu giờ chiều ở ngoài trời. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, đây không phải là hiện tượng thời tiết bất thường.
  • Thời tiết ngày 22/9: Ngày nắng, mưa về chiều và đêm
    (TN&MT) - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (22/9), thời tiết chủ đạo ở hầu hết các khu vực trên cả nước là có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Riêng Thủ đô Hà Nội không mưa, thời tiết ban ngày nắng nóng, có nơi trên 35 độ.
  • Ấn tượng kinh tế tuần hoàn qua ảnh
    (TN&MT) - Ngày 21/9, tại Hà Nội, Tạp chí Môi trường và Tổ chức C asean Việt Nam đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi ảnh Kinh tế tuần hoàn năm 2023. Tổng cộng có 9 tác phẩm đạt giải, thể hiện những góc nhìn mới lạ, nghệ thuật và đầy tính sáng tạo về chủ đề kinh tế tuần hoàn.
  • ESG - cánh cửa kết nối doanh nghiệp Việt với thế giới
    (TN&MT) - ESG (môi trường, xã hội, quản trị doanh nghiệp) là bộ tiêu chuẩn đánh giá hoạt động của một công ty mà các nhà đầu tư và đối tác thương mại sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro và tính bền vững của một doanh nghiệp phục vụ cho mục đích đầu tư hoặc hợp tác thương mại.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO