Sơn La: Đưa phong trào bảo vệ môi trường đến với trẻ em vùng cao

Nguyễn Nga | 27/03/2022, 12:57

(TN&MT) - Ngày 26/3, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Sở TN&MT tỉnh Sơn La phối hợp với Đoàn xã Mường Bám, huyện Thuận Châu tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH; trồng cây phân tán hưởng ứng phong trào 1 tỷ cây xanh – Vì một Việt Nam xanh và trao học bổng cho các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Mường Bám, huyện Thuận Châu.

8.jpeg

Chuyển trao cây giống cho Đoàn xã Mường Bám.

Xuất phát từ 5h sáng, gần 4 tiếng đồng hồ trải qua chặng đường đèo dốc quanh co hơn 90km từ trung tâm huyện Thuận Châu, đoàn xe chúng tôi mới có mặt tại Trường THCS Mường Bám.

Mới 9h, giữa tiết trời oi ả, nắng gắt nhưng không vì thế mà làm ảnh hưởng đến nhiệt huyết của các bạn đoàn viên thanh niên. Công tác chuẩn bị nhanh chóng được triển khai, mỗi người một việc, từ vận chuyển cây giống đến vị trí tập kết, xác nhận lại danh sách hỗ trợ, kiểm tra lại các phần quà chuyển trao….

Là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Châu, Mường Bám có 21 bản, gần 2.000 hộ, hơn 10.000 nhân khẩu của 3 dân tộc anh em cùng sinh sống là Thái, Mông, Khơ Mú; tỷ lệ hộ nghèo chiếm  tới 39,5% dân số.

Ông Lò Văn Vui, Phó Bí thư Đảng ủy xã Mường Bám cho biết: Đến hết năm 2021, Mường Bám mới thực hiện đạt 8/19 tiêu chí trong xây dựng NTM. Trong đó, tiêu chí môi trường là một trong các tiêu chí khó, xã đang thực hiện thí điểm tại 10 bản về công tác bảo vệ môi trường như vận động các hộ chỉnh trang nhà ở, làm hàng rào, xây dựng cảnh quan môi trường, thu gom rác thải, đưa chuồng trại ra khỏi gầm sàn… Giao các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân duy trì ra quân vệ sinh môi trường tại các cơ quan, đơn vị, các bản, hộ gia đình…

Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn nhiều khó khăn. Bởi thế, hoạt động ngày hôm nay rất có ý nghĩa với xã, sẽ góp phần tuyên truyền tới đoàn viên thanh niên, học sinh có ý thức hơn về công tác bảo vệ môi trường trong xây dựng NTM, xây dựng trường học thân thiện, xanh sạch đẹp. Từ đó, lan tỏa sâu rộng hơn đến bà con nhân dân trên toàn xã về công tác bảo vệ môi trường.

1.jpeg
2.jpeg

Trao tặng 20 suất học bổng Nâng bước em đến trường cho 20 em học sinh trường THCS Mường Bám có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

3.jpeg

Trao tặng 30 suất quà cho các em học sinh trường Tiểu học Mường Bám 1, Mường Bám 2, trường Mầm non Tuổi thơ.

Tại chương trình, các đại biểu đã cùng ôn lại truyền thống vẻ vang 91 năm của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đồng thời, triển khai tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH tới đoàn viên thanh niên của xã và các em học sinh; chuyển trao đến Đoàn thanh niên xã 1.000 tờ rơi hướng dẫn phân loại, thu gom, xử lý rác thải nông thôn do Sở TN&MT biên soạn. Đây sẽ là tài liệu để các cán bộ Đoàn hướng dẫn gia đình và bà con nhân dân giữ gìn môi trường sống xanh – xạch đẹp trong thời gian tới.

Tiếp đó, Bí thư Đoàn thanh niên Sở TN&MT Cầm Bun Lộc đã gửi lời phát động, kêu gọi tuổi trẻ Mường Bám cũng như bà con nhân dân, ngay từ bây giờ, để bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH, chúng ta hãy thực hiện từ những hành động thiết thực nhất như không xả rác bừa bãi ra ngoài môi trường, bỏ rác đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ... Nâng cao hơn nữa nhận thức về bảo vệ môi trường, xây dựng "lối sống xanh", sử dụng các vật liệu thân thiện môi trường, hạn chế sử dụng túi nilon, các đồ dùng vật dụng bằng nhựa để giảm rác thải nhựa...

4.jpeg
5.jpeg

Trao tờ rơi hướng dẫn phân loại, thu gom, xử lý rác thải nông thôn cho các bạn đoàn viên xã Mường Bám.

Cùng với đó, đề nghị xã Mường Bám tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, quan tâm và chỉ đạo sát sao hơn nữa đoàn viên thanh niên chung sức xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó BĐKH.

Nhân dịp này, Đoàn thanh niên Sở TN&MT Sơn La đã trao tặng 30 suất quà cho các em học sinh; 20 suất học bổng Nâng bước em đến trường cho học sinh nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (20 xe đạp). Cuối chương trình, các đại biểu đã trồng 100 cây ban, 50 cây sấu, 50 cây bơ quanh khuôn viên trường và dọc các tuyến đường của xã.

Em Ngần Văn Tiếp, dân tộc Thái, học sinh lớp 6A2 trường THCS Mường Bám rất vui và xúc động khi được nhận phần quà của Đoàn thanh niên Sở TN&MT. Thường ngày, nhà của em cách trường gần 7km, đều phải đi bộ đi học. Nay có xe đạp, em sẽ giữ gìn thật tốt để con đường đến trường trở nên dễ dàng hơn.

6.jpeg

Trong dịp này, các đoàn viên sẽ trồng 100 cây ban, 50 cây sấu, 50 cây bơ quanh khuôn viên trường và dọc các tuyến đường của xã Mường Bám.

7.jpeg

Mong rằng, những hàng cây trồng hôm nay sẽ tạo bóng mát trong khuôn viên trường.

Đại diện Nhà trường, anh Lò Văn Hồng chia sẻ: Những phần quà ý nghĩa này sẽ là niềm động viên về vật chất, tinh thần giúp các em học sinh nghèo có thêm nghị lực vươn lên trong học tập. Mong rằng, những năm sau, có dịp trở về, những hàng cây xanh sẽ là những bóng mát trong khuôn viên trường và nhắc nhở các thế hệ học trò tại đây luôn nhớ về ngày hôm nay.

Anh Cầm Bun Lộc, Bí thư Đoàn Sở TN&MT cho biết: Đây là hoạt động thiết thực, ý nghĩa của đoàn viên thanh niên Sở TN&MT Sơn La, hưởng ứng 91 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; đồng thời, thực hiện hiệu quả chỉ đạo của UBND tỉnh về việc phân công Sở TN&MT phụ trách, giúp đỡ các xã khu vực 3 trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2026.

Để chương trình đạt hiệu quả cao, Đoàn thanh niên Sở đã tổ chức họp bàn, xây dựng kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ cho các đoàn viên, kêu gọi xã hội hóa và được sự đồng tình, ủng hộ cao của các doanh nghiệp trên địa bàn. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số lượng đoàn viên đang cách ly lớn, cộng thêm bận nhiệm vụ chuyên môn, nên quá trình thực hiện còn gặp khó khăn. Song, chúng tôi vẫn quyết tâm phải thực hiện hiệu quả chương trình, nên hôm nay dù chỉ có 10 đoàn viên tham dự chính thức, nhưng được sự phối hợp của Đoàn viên xã Mường Bám, chương trình đã thành công tốt đẹp. Trong năm 2022, Sở TN&MT sẽ tiếp tục xây dựng kế hoạch để có thêm những hoạt động thiết thực hỗ trợ xã Mường Bám, đặc biệt là trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Bài liên quan
  • Phụ nữ Sơn La phấn đấu trồng trên 10.000 cây xanh
    (TN&MT) - Ngày 23/3, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Sơn La đã phối hợp với UBND Thành phố, Hội Liên hiệp phụ nữ Thành phố, xã Hua La tổ chức Lễ phát động trồng cây chào mừng thành công Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2022 - 2027 và hưởng ứng Chương trình trồng 130.000 cây xanh, góp phần phủ xanh nhiều miền quê trên khắp cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Chuyên đề “Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc” – Bài 5: Huy động sức dân để bảo vệ môi trường
    Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các huyện vùng cao Tây Bắc có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều địa phương đã tích triển khai nhiều phong trào, nhiều mô hình hay nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Bản Trống Là, xã Hồ Bốn, huyện Mù Cang Chải của tỉnh Yên Bái là một trong những điểm sáng trong công tác bảo vệ môi trường.
  • Chuyên đề: Bảo vệ tài nguyên – môi trường trên rẻo cao Tây Bắc: 
Bài 4: Tạo đột phá trong quản lý khoáng sản chưa khai thác – Nhìn từ Sơn La
    (TN&MT) - Theo danh mục Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vạt liệu xây dựng thông thường tỉnh Sơn La đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Sơn La có hơn 150 điểm mỏ đã được đưa vào quy hoạch. Những năm qua, tỉnh đã có nhiều giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, nhất là khoáng sản chưa khai thác.
  • Thanh Hóa: Đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao
    UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sắp xếp, ổn định dân cư cho các hộ dân vùng cao ở các huyện: Lang Chánh, Bá Thước, Mường Lát, Quan Sơn. Với mục tiêu, từng bước ổn định đời sống cho Nhân dân, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, phát huy hiệu quả của đầu tư cơ sở hạ tầng, góp phần giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới và củng cố an ninh, quốc phòng.
  • Khởi sắc huyện vùng biên Sông Mã
    (TN&MT) - Tối ngày 2/3, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày thành lập huyện (7/3/1953-7/3/2023).
  • Những hương ước ở miền Tây xứ Nghệ
    Ở miền Tây xứ Nghệ, những năm gần đây “hương ước” tại nhiều bản làng dường như đã trở thành "hiến pháp" của làng, tạo ra sự ràng buộc, áp đặt và cưỡng chế của cộng đồng đối với mỗi cá nhân. Và, những hước ước giữ rừng, hương ước bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản…đang mang lại hiệu quả ngoài mong đợi đối với các bản làng vùng cao.
  • Quảng Trị: Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số
    Thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường công tác quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên khoáng sản góp phần triển kinh tế - xã hội, phục vụ giảm nghèo bền vững, qua đó giúp đời sống của người dân miền núi ngày một nâng lên. Để hiểu rõ hơn về nội dung này, phóng viên Báo TN&MT có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trường Khoa – Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Quảng Trị.
  • Chuyện giữ rừng của người Mông Nà Hẩu
    Với Người Mông của xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên (Yên Bái), rừng được coi là nguồn sống, là sinh kế, là mái nhà chở che và cũng là chỗ dựa tinh thần cho 484 hộ, 2.490 con người.
  • [Infographic] – Sửa đổi chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã bổ sung trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế của từng vùng. Các nội dung lấy ý kiến liên quan đến chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số, được thể hiện ở các Điều 17, Điều 52, Điều 175.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 5: Cần chấn chỉnh tình trạng lừa đảo đồng bào thiểu số bán đất
    Mặc dù, chỉ đạo quyết liệt của Trung ương, nhiều chính sách liên quan đến việc giải quyết đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số, giúp hàng trăm ngàn hộ thoát nghèo. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương tình trạng lợi dụng sự thiếu hiểu biết của đồng bào dân tộc thiểu số để lừa đảo mua bán, sang nhượng đất ở và sản xuất.
  • Thu hẹp đất canh tác ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Bài 4: Sử dụng hiệu quả quỹ đất ở Tây Nguyên
    Đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, tình trạng đất canh tác bị thu hẹp đang có xu hướng tăng do suy thoái chất lượng đất, đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường chưa được sử dụng hiệu quả, xảy ra tình trạng tranh chấp, lấn chiếm…
  • Hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 04/2023/QĐ-TTg ngày 23/2/2023 về mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số xây nhà, khai hoang, phục hóa, cải tạo đất.
  • Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
    (TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 71/CĐ-TTg ngày 23/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025.
  • Đa dạng hình thức truyền thông về TN&MT vùng đồng bào DTTS
    (TN&MT) - Là tỉnh miền núi vùng cao Tây Bắc, với trên 83% dân số là đồng bào DTTS, những năm qua, Sơn La luôn quan tâm chú trọng tuyên truyền, phổ biến chính sách mới về tài nguyên, môi trường, hướng tới thay đổi hành vi, ứng xử của các tổ chức, cá nhân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
  • Cùng đồng bào đứng vững trước thiên tai
    Cuộc sống của người dân Cần Thơ nói chung, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn Cần Thơ nói riêng ngày càng bền vững, an toàn trước thiên tai. Họ đã ứng phó ra sao, học cách sống chung với thiên tai thế nào, câu trả lời không phải ngày một ngày hai, mà là tổng kết một giai đoạn chính quyền, cơ quan chức năng và người dân, trong đó có đồng bào DTTS, đồng hành vượt khó, đứng vững trước thiên tai.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO