Sơn La: Đối thoại gỡ vướng lĩnh vực đất đai, môi trường

Nguyễn Nga | 29/09/2022, 15:54

(TN&MT) - Ngày 29/9, Sở TN&MT tỉnh Sơn La đã tổ chức Hội nghị đối thoại với Doanh nghiệp Quý 3/2022 lĩnh vực Tài nguyên và Môi trường. Hội nghị đã ghi nhận 5 kiến nghị của 3 doanh nghiệp và các chi hội du lịch.

anh-1(1).jpg

Quang cảnh Hội nghị đối thoại.

Đại diện Công ty CP Đầu tư xây dựng Nam Thành kiến nghị, khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu xây dựng, phải có hợp đồng hoặc xác nhận của chính quyền địa phương, cam kết xử lý chất thải rắn xây dựng. Song hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị nào được cấp phép xử lý chất thải rắn xây dựng, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu các dự án xây dựng.

Về nội dung này, theo Sở TN&MT, tỉnh Sơn La đã quy hoạch 12 bãi chôn lấp rác thải tại 12 huyện, thành phố; tuy nhiên, tại các bãi chôn lấp chỉ thực hiện xử lý với rác thải sinh hoạt, còn chất thải rắn xây dựng được xử lý bằng phương pháp: Tái chế, tạo ra sản phẩm phụ VLXD, sử dụng lại để san nền, làm đường.

Cùng với đó, Sở TN&MT đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất các nội dung bảo vệ môi trường trong quy hoạch tỉnh, trong đó bao gồm nội dung quy hoạch khu vực xử lý chất thải rắn xây dựng. Đôn đốc, hướng dẫn UBND các huyện, thành phố rà soát các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch có liên quan, đảm bảo bố trí quỹ đất để xây dựng các điểm trung chuyển, tập kết, xử lý chất thải rắn phù hợp với phát triển KT-XH của huyện, thành phố.

Việc thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn xây dựng phải được thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020. Do đó, Sở TN&MT cũng đề nghị các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án, tổ chức thực hiện quản lý chất thải rắn xây dựng đảm bảo theo quy định của Luật BVMT và quy định của pháp luật khác có liên quan.

Về vấn đề tỉnh Sơn La hiện chưa có đơn vị nào có năng lực xử lý chất thải rắn công nghiệp nói riêng và chất thải rắn xây dựng nói chung, thời gian tới, Sở sẽ đề nghị các đơn vị xử lý chất thải rắn sinh hoạt có đủ năng lực xem xét, bổ sung ngành nghề xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường theo quy định.

anh-2(1).jpg

Đại diện Sở TN&MT báo cáo kết quả giải quyết khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường.

Các Chi hội du lịch cũng đề nghị UBND tỉnh, Sở TN&MT chỉ đạo, hướng dẫn các huyện đề xuất quy hoạch, tạo điều kiện giải quyết thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phục vụ hoạt động dịch vụ du lịch để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh hoàn thiện thủ tục giấy tờ liên quan đến đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt tại khu vực Quỳnh Nhai và Bắc Yên, Vân Hồ.

Về nội dung này, với các điểm du lịch trên lòng hồ thủy điện tại huyện Quỳnh Nhai, theo quy hoạch sử dụng đất thì khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai là đất công trình năng lượng, phần diện tích đất trên UBND tỉnh Sơn La đang giao cho Công ty thủy điện Sơn La - Chi nhánh tập đoàn điện lực Việt Nam quản lý.

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, không có quy định trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất sử dụng vào mục đích hỗn hợp (đất năng lượng kết hợp du lịch). Tại dự thảo Luật Đất đai sửa đổi có quy định về đất đa mục đích (đất hỗn hợp), tuy nhiên, về trình tự, thủ tục để triển khai thực hiện, sau khi Quốc hội thông qua Luật Đất đai sửa đổi và Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Sở TN&MT sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Đối với các Homestay trên địa bàn tỉnh Sơn La, đặc biệt là các huyện Bắc Yên, Mộc Châu, ngày 18/5/2022, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành Quyết định số 860/QĐ-UBND về việc thành lập Đoàn Kiểm tra liên ngành việc quản lý đất đai và trật tự xây dựng đối với UBND huyện Mộc Châu, Bắc Yên. Hiện nay, Đoàn kiểm tra liên ngành đang triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.

Đến ngày 26/9/2022, UBND tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 1988/QĐ-UBND về việc thanh tra việc quản lý đất đai và quản lý trật tự xây dựng với UBND huyện Bắc Yên và các đơn vị có liên quan. Sau khi có Kết luận của Đoàn Thanh tra, sẽ có giải pháp xử lý đối với việc sử dụng đất của các homestay.

anh-3.jpg

Đại diện Cục thuế tỉnh giải đáp một số kiến nghị của doanh nghiệp.

Hội nghị cũng ghi nhận ý kiến của đại diện Công ty CP xây dựng Dịch vụ Hoa Ban Sơn La, đề xuất kiến nghị xem xét thực hiện bồi thường tài sản trên đất khi Nhà nước thu hồi đất, đề nghị hỗ trợ khác theo Điều 25 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ; kiến nghị của Doanh nghiệp tư nhân Đoàn Lộc về việc đề nghị giải quyết vướng mắc liên quan đến đất đai…

Trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, đại diện Sở TN&MT Sơn La cùng các sở, ngành liên quan đã giải đáp cơ bản các kiến nghị, đề xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý. Đồng thời, tổng hợp trình cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết với những vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Việc tổ chức đối thoại doanh nghiệp lĩnh vực TN&MT là hoạt động được Sở TN&MT Sơn La duy trì thường xuyên hàng quý, nhằm đẩy mạnh công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Từ đó, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời nâng cao ý thức trách nhiệm tuân thủ pháp luật và phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực về TN&MT.

Bài liên quan
  • Sơn La: Nâng cao hiệu quả thanh, kiểm tra lĩnh vực TN&MT
    (TN&MT) - Từ đầu năm 2022 tới nay, Sở TN&MT Sơn La đã chủ trì triển khai 65 cuộc thanh, kiểm tra với 76 đơn vị, trên các lĩnh vực đất đai, môi trường, tài nguyên nước và khoáng sản. Song song công tác thanh, kiểm tra, Sở cũng quan tâm làm tốt công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái ở Quan Sơn
Đời sống văn hóa các dân tộc ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) phản ánh sinh động sâu sắc sự đoàn kết chung sống, hòa hợp giữa các dân tộc Thái, Kinh, Mường, Mông... Trong đó dân tộc Thái có lịch sử cư trú lâu đời và có số dân đông nhất huyện Quan Sơn mang nhiều dấu ấn đặc trưng, phản ánh nét văn hóa đặc sắc trải dài theo lịch sử. Để hiểu rõ hơn về những nét nổi bật trong văn hóa của đồng bào Thái, phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Lê Văn Thơ, Trưởng phòng Văn hóa thông tin huyện Quan Sơn.
Đừng bỏ lỡ
  • Quản lý đất đai ở Ba Tri: Vì mục tiêu phát triển bền vững
    (TN&MT) - Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Ba Tri (Bến Tre) đã tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn, nhất là tăng cường phát huy nguồn lực, quản lý, sử dụng đất hiệu quả nhằm phục vụ chiến lược phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. PV đã có cuộc trao đổi với ông Dương Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Tri xung quanh nội dung này.
  • Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho đồng bào dân tộc thiếu đất sản xuất
    Trong trường hợp chính quyền địa phương không bố trí được đất sản xuất, thì hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất được hỗ trợ 1 lần chuyển đổi nghề. Mức hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ để mua sắm nông cụ, máy móc làm dịch vụ sản xuất nông nghiệp, làm các ngành nghề khác hoặc được hỗ trợ học nghề để chuyển đổi nghề.
  • Phù Yên (Sơn La): Thu nộp ngân sách hơn 14 tỷ đồng từ đấu giá đất
    (TN&MT) - Sáng 18/9, tại Hội trường Chi cục thuế khu vực Phù Yên – Bắc Yên, UBND huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đã tổ chức cuộc đấu giá quyền sử dụng đất lần 2/2023 với 58 thửa đất tại 2 khu đô thị.
  • Sơn La: Xử lý nghiêm các dự án chậm đưa đất vào sử dụng
    (TN&MT) – Qua rà soát, kiểm tra, đến ngày 31/8/2023, toàn tỉnh Sơn La có khoảng 24 công trình, dự án chậm đưa đất vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai.
  • TP. Hạ Long: Rà soát tiến độ 10 dự án đầu tư trọng điểm
    (TN&MT) - UBND TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vừa tổ chức cuộc họp nhằm đánh giá về tiến độ triển khai các dự án đầu tư trọng điểm, động lực trên địa bàn.
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với địa phương về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia
    (TN&MT) - Sáng 15/9, tại tỉnh Quảng Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã làm việc với lãnh đạo 6 địa phương: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế về chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phân bổ và xin ý kiến góp ý Dự thảo sửa đổi, bổ sung Thông tư số 36/2014/TT-BTNMT.
  • Dự án “ôm” đất vàng ven biển ở Quảng Nam rồi bỏ hoang
    Tuyến đường ven biển nối thị xã Điện Bàn với thành phố Hội An được ví như "tuyến đường tỷ đô" của tỉnh Quảng Nam. Thế nhưng, hàng loạt dự án khu du lịch, nghỉ dưỡng bị bỏ hoang, chậm triển khai đang gây lãng phí đất và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
  • Tạo mặt bằng sạch cho các dự án trọng điểm: Lạng Sơn làm tốt công tác dân vận
    (TN&MT) - Là địa phương đang trong quá trình đô thị hoá với nhiều dự án thuộc diện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, những năm qua, huyện Cao Lộc (Lạng Sơn) đã đề ra nhiều nhiệm vụ trọng tâm để lãnh đạo, chỉ đạo, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án.
  • Phát huy nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội
    (TN&MT) - Ngày 9/9, tại Hà Nội, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học Quản lý đất đai toàn quốc lần thứ I với chủ đề: Nguồn lực đất đai để phát triển kinh tế - xã hội. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã tới dự và phát biểu tại Hội thảo.
  • Quảng Bình: Đẩy mạnh tăng thu tiền sử dụng đất các tháng cuối năm 2023
    UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành Công văn số 1763/UBND-TH yêu cầu các sở, ngành, đơn vị, địa phương khẩn trương đưa lượng quỹ đất của các dự án phát triển quỹ đất đã đủ điều kiện ra đấu giá ngay trong quý 3 và đầu quý 4/2023 nhằm kịp thời tạo nguồn thu trong năm 2023.
  • Khánh Hòa: Sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện
    Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; trung tâm dịch vụ, du lịch biển quốc tế; một cực tăng trưởng, trung tâm của khu vực duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và cả nước về kinh tế biển, công nghiệp công nghệ cao, khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực và dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng cao.
  • Đắk Nông: Giải quyết đất ở, đất sản xuất đồng bào dân tộc
    Trong những năm qua, công tác cấp đất ở, đất sản xuất cho người đông bào dân tộc thiểu số theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 luôn được tỉnh quan tâm và chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai vẫn còn gặp một số vướng mắc cần sớm có những biện pháp tháo gỡ nhằm giúp đời sống của người DTTS ngày một ổn định.
  • Bình Định đấu giá 228 lô đất trong tháng 9
    Vào các ngày 15 và 17/9, 166 lô đất ở thị xã An Nhơn và 62 lô đất ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định sẽ được tổ chức đấu giá quyền sử dụng. Giá khởi điểm cao nhất hơn 1 tỷ đồng/lô.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO